Họp hội đồng KH&CN tư vấn xác định danh mục đề tài KH&CN cấp TLĐ bắt đầu thực hiện từ năm 2024 thuộc lĩnh vực An toàn lao động

27/04/2023
Sáng ngày 25/04/2023, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã tổ chức họp Hội đồng KH&CN tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN cấp TLĐ bắt đầu thực hiện từ năm 2024 thuộc lĩnh vực An toàn lao động.

Sáng  ngày 25/04/2022, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã tổ chức họp Hội đồng KH&CN tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN cấp TLĐ bắt đầu thực hiện từ năm 2024 thuộc lĩnh vực An toàn lao động.

Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ gồm 7 thành viên do GS.TS Lê Vân Trình – Hội KHKT An toàn Vệ sinh Lao động Việt Nam làm Chủ tịch.


Hội đồng KH&CN tư vấn xác định nhiệm vụ lĩnh vực An toàn lao động

Sau khi nghe tóm tắt về mục tiêu và sản phẩm của các nhiệm vụ, Hội đồng đã thảo luận, đưa ra ý kiến góp ý với các đơn vị đề xuất nhiệm vụ và nhất trí đề nghị đề xuất với Tổng liên đoàn cho thực hiện một số nhiệm vụ thuộc lĩnh An toàn lao động như sau:

I. Nhiệm vụ: Nghiên cứu thực trạng an toàn vệ sinh lao động và đề xuất một số giải pháp cải thiện điều kiện lao động trong trồng và sơ chế hồ tiêu vùng Đông Nam Bộ do Phân viện KH ATVSLĐ và BVMT miền Nam đề xuất.

- Nhiệm vụ gồm hai mục tiêu:

  1. Đánh giá được thực trạng điều kiện lao động an toàn vệ sinh lao động trong trồng và sơ chế hồ tiêu vùng Đông Nam Bộ;
  2. Đề xuất xây dựng được mô hình cải thiện điều kiện lao động trong trồng và sơ chế hồ tiêu vùng Đông Nam Bộ.

Kết quả của nhiệm vụ cần có:

1. Báo cáo tổng quan về thực trạng an toàn vệ sinh lao động trong trong trồng và sơ chế hồ tiêu vùng Đông Nam Bộ;

2. Báo cáo phân tích và đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động trong trồng và sơ chế hồ tiêu vùng Đông Nam Bộ;

3. Tài liệu hướng dẫn công tác an toàn vệ sinh lao động  cho người lao động trồng và sơ chế hồ tiêu vùng Đông Nam Bộ;

4. 02 Bài báo công bố trên tạp chí chuyên ngành.

II. Nhiệm vụ: Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân hạng rủi ro ATVSLĐ PROMETHEE để đánh giá, phân hạng rủi ro an toàn vệ sinh lao động trong các cơ sở thủy sản khu vực miền Trung do Phân viện KH ATVSLĐ và BVMT miền Trung đề xuất.

- Nhiệm vụ gồm hai mục tiêu:

1. Đánh giá được rủi ro an toàn vệ sinh lao động bằng phương pháp PROMETHEE trong các cơ sở doanh nghiệp chế biến thuỷ sản khu vực miền Trung;

2. Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá rủi ro an toàn vệ sinh lao động cho các vị trí công việc trong chế biến thủy sản khu vực miền Trung và áp dụng thử nghiệm;

Kết quả của nhiệm vụ cần có:

1. Bộ số liệu về rủi ro ATVSLĐ của các vị trí công việc điển hình tại cơ sở sản xuất thuỷ sản khu vực miền Trung;

2. Báo cáo xếp hạng các vị trí theo kết quả đánh giá rủi ro;

3. Bộ công cụ hướng dẫn áp dụng phân hạng rủi ro ATVSLĐ cho cơ sở sản xuất thủy sản khu vực miền Trung bằng phương pháp PROMETHEE và đánh giá kết quả áp dụng;

4. 02 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.

III. Nhiệm vụ: Nghiên cứu thiết kế chế tạo Robot tự hành nhằm hỗ trợ người lao động trong các môi trường có nguy cơ rủi ro cao do Trung tâm An toàn lao động đề xuất.

- Nhiệm vụ gồm hai mục tiêu:

  1. Nghiên cứu cơ sở khoa học để tính toán thiết kế, chế tạo robot tự hành nhằm hỗ trợ người lao động trong các môi trường có nguy cơ rủi ro cao ở Việt Nam;
  2. Chế tạo hoàn chỉnh được mô hình Robot tự hành hỗ trợ người lao động trong các môi trường có nguy cơ rủi ro cao ở Việt Nam.

Kết quả của nhiệm vụ cần có:

  1. Báo cáo cơ sở khoa học để tính toán thiết kế chế tạo robot tự hành nhằm hỗ trợ người lao động trong các môi trường có nguy cơ rủi ro cao ở Việt Nam;
  2. Mô hình robot tự hành đáp ứng được các yêu cầu nhằm hỗ trợ người lao động trong các môi trường có nguy cơ rủi ro cao ở Việt Nam;
  3. Bộ tài liệu: bản vẽ thiết kế chi tiết 2D và mô phỏng số 3D hoạt động; phần mềm điều khiển; tài liệu hướng dẫn vận hành; báo cáo kết quả thử nghiệm và thực nghiệm hiện trường của Robot tự hành;
  4. 02 bài báo công bố trên tạp chí chuyên ngành;
  5. Hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh.

IV. Nhiệm vụ: Xây dựng và số hóa danh mục các nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động và các giải pháp giảm thiểu nhằm bảo vệ tính mạng và sức khỏe người lao động làm việc trong các khu công nghiệp tập trung do Trung tâm An toàn lao động đề xuất.

-  Nhiệm vụ gồm ba mục tiêu:

1. Đánh giá được thực trạng công tác an toàn và bảo vệ môi trường cho một số  KCN đặc trưng ở Việt Nam;

2. Xây dựng được danh mục số các nguy cơ có khả năng gây sự cố mất an toàn, vệ sinh lao động cho các khu công nghiệp ở Việt Nam;

3. Thử nghiệm áp dụng giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu sự cố mất an toàn, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho người lao động ở một khu công nghiệp điển hình.

Kết quả của nhiệm vụ cần có:

1. Danh mục số các nguy cơ có khả năng gây sự cố an toàn, vệ sinh lao động và các giải pháp phòng ngừa cho các ngành nghề sản xuất phổ biến trong các khu công nghiệp ở Việt Nam;

2. Báo cáo đánh giá kết quả áp dụng giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu sự cố mất an toàn, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho người lao động ở một khu công nghiệp điển hình;

3. 03 bài báo liên quan đến nội dung nghiên cứu trên các tạp chí khoa học chuyên ngành;

4. Hỗ trợ đào tạo 1 học viên cao học.

IV. Nhiệm vụ: Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động và đề xuất giải pháp quản lý ATVSLĐ trong các đơn vị công nghệ sinh học tại Việt Nam, đơn vị đề xuất: Viện KH An toàn và vệ sinh lao động.

-  Nhiệm vụ gồm ba mục tiêu:

      1. Đánh giá được thực trạng các hoạt động an toàn, vệ sinh lao động trong một số đơn vị công nghệ sinh học tại Việt Nam;

      2. Đề xuất được các giải pháp, chế độ chính sách, quy phạm phạm luật, quy trình, hướng dẫn về an toàn vệ sinh lao động trong cở sở công nghệ sinh học tại Việt Nam;

      3. Xây dựng được bộ quy trình quản lý và kiểm soát quy trình ATVSLĐ trong cở sở công nghệ sinh học tại Việt Nam.

Kết quả của nhiệm vụ cần có:

1. Báo cáo đánh giá thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động trong một số đơn vị công nghệ sinh học tại Việt Nam;

2. Báo cáo giải pháp, chế độ chính sách, quy phạm phạm luật, quy trình, hướng dẫn về an toàn vệ sinh lao động trong cở sở công nghệ sinh học tại Việt Nam;

3. Bộ quy trình quản lý và kiểm soát quy trình ATVSLĐ trong cở sở công nghệ sinh học tại Việt Nam và áp dụng thử nghiệm tại một đơn vị;

4. 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành;

5. Hỗ trợ đào tạo sau đại học.

HT



(Nguồn tin: Vnniosh.vn)