Máy trộn: Máy sử dụng để trộn nguyên liệu mực ở tốc độ chậm, có ghim cố định để cố định trục quay với lưỡi cắt xoay, nhô ra khoảng 12,5mm mỗi bên từ trục quay.
• Nguyên nhân tai nạn:
- Ghim cố định trục quay với máy cắt quay bị trồi ra.
- Người công nhân tiến gần máy trộn đang hoạt động, dùng dao bay cạo nguyên liệu trào ra lên trên thùng trộn thì bị ghim cố định kéo quần áo vào.
• Các biện pháp phòng ngừa do mắc kẹt và bị cắt gây ra:
- Biện pháp phòng ngừa nguy hiểm của ghim cố định nối với lưỡi cắt xoay (hình 1).
+ Khi lắp ghim cố định nên điều chỉnh độ dài ghim để không bị trồi ra.
+ Nếu chiều dài ghim khó điều chỉnh thì nên đặt nắp phủ lên ghim.
- Cải tiến phương pháp tác nghiệp an toàn tùy theo việc pha trộng.
+ Hoạt động khi cần thao tác ở quanh khu vực phần quay bị trồi ra.
+ Đóng nắp thùng trộn trước khi bắt đầu vận hành máy trộn.
- Lắp đặt thiết bị dừng khẩn cấp (trên máy trộn) tại nơi người lao động dễ tiếp cận khi làm việc (hình 2).
Các loại thiết bị máy chính thường gây ra tai nạn mắc kẹt hoặc bị cắt:
- Tai nạn mắc kẹt và bị cắt thường do máy móc dưới đây gây ra:
① Máy ép cơ khí
| ⑤ Máy cuốn
| ⑨ Máy thái thịt
|
② Máy uốn động lực
| ⑥ Máy cắt
| ⑩ Máy khoan
|
③ Băng tải
| ⑦ Máy chế biến nguyên liệu thực phẩm
| ⑪ Máy xay
|
④ Máy in
| ⑧ Máy xay thịt
| ⑫ Máy nghiền
|
Các hạng mục cần quản lý:
- Dọn dẹp và sắp xếp gọn gàng xung quanh khu vực làm việc để tránh tai nạn nguy hiểm như trơn trượt, vướng ngã…
- Khi sử dụng dầu nhờn thì phải lắp khay đựng dầu thừa, thường xuyên kiểm tra để lấy dầu ra.
- Đảm bảo đủ không gian cho việc vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị. Dừng hoạt động máy trong quá trình bảo dưỡng.
- Không đeo đồ trang sức, để tóc dài, quần áo rườm rà khi làm việc để tránh tai nạn nguy hiểm.
- Đào tạo, huấn luyện cho người lao động về mối nguy hiểm tiềm tàng của máy móc, các biện pháp làm việc an toàn và quy trình vận hành an toàn, hướng dẫn về chức năng, cách sử dụng cũng như việc ngay lập tức phải báo nếu thiết bị an toàn bị hỏng hoặc ngừng hoạt động.
Nội dung cần kiểm tra:
① Công tác chuẩn bị, vận hành, điều chỉnh và hoạt động bình ổn
② Vận hành ổn định
③ Loại bỏ sản phẩm gia công hoặc dị vật mắc kẹt trong máy
④ Điều chỉnh
⑤ Làm sạch
⑥ Đổ dầu
⑦ Kiểm tra đột xuất và bảo dưỡng…

Các nguyên tắc chung về lắp đặt thiết bị bảo vệ
- Nên sử dụng thiết bị bảo vệ riêng cho máy móc trên cơ sở phải phù hợp với kích thước và hình dạng của sản phẩm gia công, phương pháp cung cấp vật liệu, các điều kiện nơi làm việc cũng như thuận lợi để công nhân thao tác.
+ Ở công đoạn sản xuất mà vật gia công dễ bị mắc kẹt thì thiết bị khóa liên động hay thiết bị cảm biến hiện diện có thể hữu dụng hơn thiết bị bảo vệ cố định.
- Thiết bị bảo vệ nên được lắp đặt để ngăn ngừa người lao động tiếp cận khu vực nguy hiểm trong khi máy móc đang hoạt động.
- Thiết bị bảo vệ cần phải kiên cố và chắc chắn để người lao động không thể dễ dàng tháo ra khi không có công cụ hỗ trợ và cũng không thể chuyển sang công đoạn làm việc tiếp theo khi chưa dùng đến thiết bị bảo vệ.
- Trường hợp bố trí lỗ mở trên thiết bị bảo vệ thì kích thước của lỗ mở nên càng nhỏ càng tốt để phòng ngừa người lao động tiếp cận nguy hiểm.
- Trường hợp không đủ bảo đảm an toàn chỉ với thiết bị bảo vệ thì phải lắp đặt và sử dụng thiết bị dừng khẩn cấp, thảm an toàn, thiết bị khóa liên động, hệ thống cung ứng vật liệu bán tự động hoặc tự động, thiết bị làm sạch…
(Nguồn tin: KOSHA)