An toàn thi công chống thấm

Thứ Sáu, 01/12/2023, 04:06(GMT +7)

Khái quát công việc

  • Thi công chống thấm là thi công chống thấm nước mưa trên tường, mái nhà; chống thấm nước ngầm trên tường bên trong, bên ngoài phòng tầng hầm; phòng chống rò rỉ nước tại phòng tắm, bể chứa nước, hồ bơi… Nếu phân loại theo vật liệu sử dụng, thi công chống thấm bao gồm chống thấm chất lỏng xi măng, chống thấm bằng tấm lợp Asphalt, chống thấm bằng tấm lợp polymer tổng hợp…
  • Phát sinh các tai nạn như rơi ngã từ giàn giáo di dộng hoặc giàn giáo khi thi công chống thấm, rơi ngã từ thang đứng, rơi ngã xuống khe lỗ khi đang di chuyển, ngạt thở khi thao tác tại không gian kín…

Quy định liên quan đến Tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe lao động 

  •  Điều 67 (Thang đứng) Cần phải xử lý chống trơn trượt tại phần dưới giá đỡ của thang đứng. Chú ý không cho phép người lao động leo lên phần cuối giá đỡ để thực hiện thao tác. Cần phải đảm bảo độ nghiêng của giá đỡ dưới 75 độ.
  • Điều 68 (Giàn giáo di động) Cố định bằng phanh hãm, chêm để đề phòng bánh xe của giàn giáo di động dịch chuyển đột ngột. Cần phải lắp đặt tay với cần cẩu, thang lên xuống, hành lang an toàn trên cao và sàn thao tác…

Yếu tố nguy hiểm chính

1. Rơi ngã từ phần cuối của sàn thao tác trong quá trình thực hiện thao tác chống thấm trên giàn giáo di động có lắp đặt lan can an toàn.

2. Rơi ngã xuống các khe lỗ trên sàn khi đang di chuyển để chuẩn bị nguyên vật liệu thi công chống thấm do chưa lắp đặt nắp đậy trên các khe lỗ.

3. Người lao động rơi ngã do giàn giáo kiểu thang đứng đổ ngã khi đang thao tác trên thang đứng trong trạng thái lắp đặt thang đứng không ổn định.

4. Rơi ngã do trượt chân từ phần cuối của thanh dẹt bên cạnh lối lên xuống thang đứng khi đang vận chuyển xi măng, cát bằng xe kéo.

5. Ngạt thở do khí độc khi đang thi công sơn chống thấm Urethane trong bồn nước tầng hầm.

6.. Người lao động bị điện giật do tiếp xúc với hộp ngoài của đèn pha khi đang thực hiện lắp đặt và thi công chống thấm cho đèn pha bên trong bể phốt.

7. Tổn thương nhãn cầu do vật bắn ra trong quá trình sử dụng máy mài cầm tay để thực hiện thao tác xử lý bề mặt tường. 

8. Trượt chân trên thang và rơi xuống mặt sàn trong quá trình thi công chống thấm bên ngoài tầng hầm. 

9. Người lao động rơi ngã do bàn thao tác trên cao đổ sập khi đang di chuyển trong khi người lao động đã leo lên bàn thao tác. 

10. Trượt ngã do vấp phải vật lồi ra trên mặt sàn lối đi tạm khi người lao động đang di chuyển vật liệu chống thấm

Biện pháp an toàn và nguyên tắc thi công chống thấm

01. Nắm rõ yếu tố nguy hiểm

* Nhập và chất nguyên vật liệu

  •  Kiểm tra trước lối đi vào công trường của xe tải vận chuyển nguyên vật liệu chống thấm.
  • Kiểm tra xem bãi chất nguyên vật liệu chống thấm ngoài trời có bằng phẳng và chắc chắn không.
  • Kiểm tra xem có nguy cơ cháy do đám cháy tại khu vực chất nguyên vật liệu chống thấm không.
  • Nắm rõ nguy cơ đổ ngã nguyên vật liệu đã được chất.
  • Nắm rõ nguy cơ nguyên vật liệu bị rơi rớt hoặc đổ ngã khi sử dụng xe nâng để bốc xếp nguyên vật liệu chống thấm lên xe tải.
  • Khi sử dụng xe nâng để bốc xếp nguyên vật liệu, kiểm tra xem người lái xe nâng có chứng chỉ vận hành không.
  • Nắm rõ nguy cơ dây thừng bị đứt khi đang thực hiện thao tác nâng treo, bốc xếp do dây thừng hư hỏng khi bốc xếp nguyên vật liệu chống thấm bằng cần trục tháp.
  • Bố trí người hướng dẫn khi thực hiện bốc xếp nguyên vật liệu chống thấm và kiểm soát người lao động xung quanh khu vực thiết bị vận chuyển bốc dỡ.

02. Nắm rõ yếu tố nguy hiểm

* Thao tác xử lý bề mặt chống thấm 

  • Nắm rõ nguy cơ bắn tung tóe khi xử lý mặt nền bằng búa.
  • Nắm rõ nguy cơ rơi ngã từ phần cuối của thanh dẹt tại địa điểm thao tác xử lý bề mặt chống thấm.
  • Nắm rõ nguy cơ giàn giáo đổ ngã khi sử dụng giàn giáo di dộng để thực hiện thao tác xử lý bề mặt chống thấm.
  • Kiểm tra độ an toàn của các công cụ làm việc (đục, búa, chổi, máy mài cầm tay…) trước khi thực hiện thao tác để thực hiện xử lý bề mặt chống thấm.
  • Kiểm tra xem có nguy cơ ngạt thở do địa điểm thao tác xử lý bề mặt chống thấm bị đóng kín dưới hầm không.
  • Kiểm tra xem có nguy cơ rơi ngã khi đang sử dụng thang để xử lý bề mặt chống thấm và di chuyển về địa điểm làm việc không.
  • Nắm rõ nguy cơ người lao động rơi ngã do thang đứng bị đổ sập khi đang sử dụng thang đứng bằng gỗ.

03. Nắm rõ yếu tố nguy hiểm

* Thi công chống thấm

  • Kiểm tra lắp đặt thanh lan can an toàn tại phần cuối của thanh dẹt xung quanh nơi làm việc.
  • Kiểm tra yếu tố có nguy cơ gây cháy hoặc bỏng khi sử dụng lửa (ngọn đuốc…).
  • Kiểm tra việc bố trí bình chữa cháy khi sử dụng lửa để thi công dán tấm chống thấm.
  • Nắm rõ nguy cơ người lao động vướng vào và trượt ngã tại địa điểm thi công chống thấm.
  • Sử dụng giàn giáo di động khi thao tác trên cao và thực hiện thao tác an toàn.
  • Cấm thực hiện thao tác quá sức khi vận chuyển nguyên vật liệu.
  • Lắp đặt trang thiết bị thông gió, đo nồng độ ôxy và khí, kiểm tra tính an toàn khi thực hiện công việc tại không gian kín.
  • Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân (mũ bảo hộ…)

04. Nắm rõ yếu tố nguy hiểm

* Thi công bảo vệ bề mặt chống thấm

  • Nắm rõ nguy cơ rơi ngã từ phần cuối của lan can (parapet) khi thi công tường phòng hộ.
  • iêm cấm hành vi vận chuyển quá sức khi sử dụng nhân lực để vận chuyển gạch phòng hộ.
  •  Nắm rõ nguy hiểm rơi ngã do vấp phải gạch khi chất gạch phòng hộ và khi thực hiện trát vữa.
  • Nguy cơ va chạm với người lao động khi xe bồn trộn chở bê tông tươi đi vào công trường để đổ bê tông không cốt thép.
  • Trong trường hợp rút cần trục của xe bơm bê tông và lắp đặt trên sân thượng tòa nhà, xe bơm bê tông có nguy cơ trượt ngã do rút cần trục quá đà.
  • Kiểm tra xem xe bơm bê tông đã được đặt vững chắc, rút tay với cần trục vừa đủ trên mặt đất bằng phẳng và lắp đặt an toàn trên tấm đỡ chưa.
  • Bố trí người hướng dẫn khi sử dụng xe bơm bê tông để thực hiện thao tác phòng hộ bề mặt chống thấm bê tông không cốt thép. Kiểm soát người lao động xung quanh.


(Nguồn tin: kosha)