Viện An toàn Vệ sinh lao động Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH) và Cơ Quan Quản Lý An Toàn và Sức Khỏe Lao Động Hoa Kỳ (OSHA) xuất bản “Hướng dẫn về Độc tính đối với cơ quan thính giác”

26/06/2018
Hướng dẫn đưa ra cảnh báo một số hóa chất độc tính đối với cơ quan thính giác có thể làm tăng hiện tượng suy giảm thính lực gây ra bởi tiếng ồn cho dù mức ồn nằm dưới giới hạn PEL (Giới hạn tiếp xúc cho phép) của OSHA.

Một tài liệu được NIOSH đăng tải ngày 15/3/2018, đồng thời được cả NIOSH và OSHA công nhận đưa ra hướng dẫn phòng ngừa hiện tượng suy giảm thính lực gây ra do hóa chất độc tính với cơ quan thính giác và do tiếp xúc với tiếng ồn.

Ấn phẩm của Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ DHHS (NIOSH) Publication Number 2018-124, Bản tin về An toàn và Sức khỏe, liệt kê 05 ví dụ về các hợp chất của hóa chất độc tính đối với cơ quan thính giác:

       - Dược phẩm

       - Dung môi

       - Chất gây ngạt

       - Nitriles

       - Kim loại và hợp chất của chúng

Các hợp chất thủy ngân và chì là những hóa chất được liệt kê trong họ kim loại và các hợp chất. Dung môi được liệt kê bao gồm carbon monoxide, khói thuốc lá, hydrogen cyanide và các muối của nó.

Tài liệu chỉ rõ: “Ngày càng có nhiều sự quan tâm trong giới chuyên môn về lĩnh vực an toàn và sức khỏe nghề nghiệp liên quan đến hiện tượng suy giảm thính lực gây ra do tiếng ồn có thể chưa được công nhận do việc đo giảm thính lực không chỉ ra được nguyên nhân. Ví dụ các test kiểm tra thính lực là công cụ đóng vai trò chủ đạo trong việc cho thấy sự suy giảm thính lực (nghĩa là những sự dịch chuyển ngưỡng); tuy nhiên chúng không phân biệt được giữa tiếng ồn và nguyên nhân độc tính đối với cơ quan thính giác”.

Hướng dẫn chỉ ra rằng phơi nhiễm có hại và hóa chất độc tính với cơ quan thính giác có thể xuất hiện thông qua việc hít thở, ăn uống hoặc thẩm thấu qua da. Rủi ro của người lao động đối với hiện tượng suy giảm thính lực tăng lên khi phơi nhiễm với hóa chất trong lúc đang làm việc quanh các mức ồn cao, ngoài ra suy giảm thính lực có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào mực độ ồn, liều lượng hóa chất và quá trình phơi nhiễm, cũng như việc suy giảm này gây ảnh hưởng tới nhiều ngành công nghiệp và việc làm, từ thợ máy cho tới lính cứu hỏa.

Một vài nghiên cứu đã đề xuất một số hóa chất độc tính với cơ quan thính giác như những dung môi nhất định, có thể làm tăng chứng suy giảm thính lực gây ra bởi tiếng ồn cho dù mức ồn nằm dưới giới hạn PEL của OSHA.

Tài liệu căn cứ và trích dẫn một hồi cứu năm 2009 của Cơ quan Châu Âu về An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc “Phơi nhiễm kết hợp với tiếng ồn và các hợp chất độc tính đối với cơ quan thính giác”. Tài liệu dài 62 trang này bao gồm một bảng các tác nhân hóa học, được mô tả như những nguồn phơi nhiễm chính và việc sử dụng chủ yếu trong công nghiệp; các chất hóa học này bao gồm toluene, styrene, trichloroethylene, n-Hexane, mercury, manganese, arsenic, và cadmium.

Các ngành sản xuất công nghiệp nhiều khả năng có những chất độc tính đối với cơ quan thính giác hơn.

Những ngành công nghiệp sử dụng các chất tiềm ẩn độc tính với cơ quan thính giác bao gồm ngành chế tạo, khai thác mỏ, các ngành dịch vụ, xây dựng và nông nghiệp. Theo hướng dẫn này các ngành phụ của ngành công nghiệp chế tạo có thể bao gồm:

       - Kim loại đúc sẵn

       - Máy móc công cụ

       - Da giầy và các sản phẩm phụ liệu

       - Dệt may

       - Dầu mỏ

       - Giấy

       - Hóa chất (bao gồm cả sơn)

       - Nội thất và các sản phẩm liên quan

       - Trang thiết bị vận tải (ví dụ:đóng tầu thuyền)

       - Dụng cụ, thiết bị điện và linh kiện (ví dụ: pin)

       - Tế bào quang điện

Các hoạt động công việc thường gây ra phơi nhiễm tiếng ồn cao và có thể làm tăng thêm các hiệu ứng đồng vận – được định nghĩa trong tài liệu này như một “hiệu ứng lớn hơn là hiệu ứng thêm vào” – khi được kết hợp cùng việc phơi nhiễm chất tiềm ẩn độc tính với cơ quan thính giác có thể bao gồm:

       - In ấn

       - Sơn

       - Xây dựng

       - Chế tạo

       - Cứu hỏa

       - Vũ khí phóng hỏa

       - Xịt thuốc bảo vệ thực vật

Phòng ngừa thiệt hại

Tài liệu hướng dẫn khuyến nghị hồi cứu những SDS (Safety Data Sheets) nhằm nhận diện các chất độc tính với cơ quan thính giác hoặc chất hóa học – đặc biệt phần 11 về SDS đề cập tới thông tin về độc học. Tiêu chuẩn thông tin của OSHA về nguy hiểm yêu cầu người sử dụng lao động tổ chức tập huấn cho người lao động phơi nhiễm với các vật liệu nguy hại bao gồm các hóa chất độc tính với cơ quan thính giác.

Các bước tiếp theo được khuyến nghị trong tài liệu tuân theo thứ bậc kiểm soát phổ biến, bắt đầu bằng việc xóa bỏ hoặc thay thế trước khi chuyển đến các hoạt động kiểm soát hành chính (như xóa bỏ những nhiệm vụ không cần thiết và gây ồn hoặc phơi nhiễm độc tính với cơ quan thính giác…) và phương tiện bảo vệ cá nhân (như bảo vệ cơ quan hô hấp, găng tay bảo vệ chống hóa chất, bảo vệ thính giác…).

Biên dịch: Bích Hà

(Nguồn tin: OHS)