Hành động phòng ngừa và khắc phục

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:47(GMT +7)

Trên cơ sở đánh giá hàng ngày và đánh giá triển khai kế hoạch, doanh nghiệp cần có các quy trình hiệu quả cho hành động phòng ngừa và khắc phục.

Hành động khắc phục là một hành động tiến hành ứng phó với tác hại của việc làm chưa đúng quy định, đồng thời cố gắng loại trừ việc này tái diễn thông qua xác định và triệt tiêu tận gốc nguyên nhân của việc làm chưa đúng quy định. Trong khi đó hành động phòng ngừa là phương pháp tiếp cận chủ động ngay từ ban đầu trên cơ sở xác định nguyên nhân có khả năng cao nhất gây ra những việc làm chưa đúng quy định, đây là nội dung để khởi đầu một sự cải tiến Hệ thống quản lý ATVSLĐ.

*  Hành động khắc phục

Hành động khắc phục được chia làm hai nhóm hành động. Nhóm hành động thứ nhất, có thể gọi là những hành động mang tính giải pháp nhằm khắc phục các vấn đề tức thời, chẳng hạn như dụng cụ chưa được định cỡ, cần xác định kích cỡ hoặc hồ sơ các thành viên của khóa đào tạo nhân viên đã lỗi thời, cần được cập nhật. Nhóm hành động thứ hai được được hiểu như những hành động phân tích nguyên nhân. Hành động này yêu cầu trả lời các câu hỏi “Tại sao việc đó sai?” thay vì “Việc gì đã sai?”. Quy trình bao gồm:

–  Rà soát, xác định các vấn đề hoặc việc làm sai quy định.

– Tìm kiếm nguyên nhân của vấn đề.

– Xây dựng một kế hoạch nhằm khắc phục vấn đề và ngăn chặn sự tái diễn.

– Triển khai kế hoạch được duyệt.

– Đánh giá hiệu quả của hành động khắc phục. Những hành động khắc phục có thể được xác định từ:

             + Các điều tra, kiểm tra và giám sát nơi làm việc.

             +  Sự tư vấn ATVSLĐ.

             +  Kiểm toán ATVSLĐ.

             + Tai nạn, sự cố, báo cáo và điều tra các mối nguy hiểm.

             + Các quy trình làm việc an toàn.

             + Sản phẩm sai quy cách ưu tiên mua và sử dụng trước.

             + Những khiếu nại về ATVSLĐ và những tồn tại của hệ thống.

* Hành động phòng ngừa

Đối với hành động phòng ngừa cũng bao gồm hai hoạt động chính. Đầu tiên là đánh giá rủi ro và thứ hai là cải tiến không ngừng. Quy trình bao gồm:

             – Xác định các vấn đề tiềm tàng hoặc việc làm sai quy định.

             – Tìm kiếm nguyên nhân của rủi ro tiềm ẩn.

             – Xây dựng một kế hoạch nhằm ngăn chặn vấn đề xảy ra.

             – Thực hiện kế hoạch đã được duyệt.

             – Rà soát những hành động đã thực hiện và hiệu quả trong việc ngăn ngừa rủi ro, nguy cơ.

Nguyên nhân gốc rễ là nhân tố rủi ro mà khi doanh nghiệp khắc phục nó thì rủi ro sẽ mất đi và không bao giờ lặp lại nữa. Mục đích cơ bản của hành động khắc phục và các quy trình phòng ngừa là nhằm phòng tránh sự tái diễn vấn đề bằng việc xác định và giải quyết vấn đề tận gốc. Quy trình để phát hiện, phân tích và loại trừ những nguyên nhân tiềm tàng của những hành động sai quy định, được sử dụng cho các hành động khắc phục và hành động phòng ngừa. Tuy nhiên, điều quan trọng để nắm bắt được sự khác biệt và nhận thức các tác động có liên quan trong mỗi công việc triển khai.

Một hành động khắc phục là một hành động hồi đáp đối với một vấn đề đã xảy ra. Dựa trên giả định rằng việc làm sai quy định được chính nội bộ hoặc do bên ngoài báo cáo. Những hành động này bắt nguồn từ mục đích khắc phục vấn đề và điều chỉnh hệ thống nhằm ngăn chặn sự tái diễn. Những tài liệu ghi lại các hành động khắc phục sẽ chứng tỏ rằng tồn tại đã được thừa nhận, khắc phục và kiểm soát phù hợp nhằm bảo đảm rằng tồn tại đó không tái diễn nữa. Ví dụ về quy trình khắc phục như sau:

Một hành động phòng ngừa được bắt đầu để ngăn chặn một rủi ro tiềm tàng có khả năng xảy ra. Hành động đó được giả định để theo dõi và kiểm soát nhằm đảm bảo rằng các rủi ro tiềm tàng được xác định và loại bỏ trước khi chúng xảy ra. Việc ghi chép bằng văn bản hành động phòng ngừa sẽ chứng tỏ rằng một hệ thống hiệu quả đã được thực hiện, có thể dự đoán, xác định và loại bỏ các rủi ro tiềm tàng. Tiến độ hoàn thành các hành động khắc phục và các hành động phòng ngừa phải được kiểm soát và kiểm tra lại tính hiệu quả.

——


(Nguồn tin: Trích tài liệu Hướng dẫn xây dựng Hệ thống quản lý ATVSLĐ trong các DNVVN, Cục An toàn lao động, Bộ LĐ – TB&XH, 2012)