Stress và các yếu tố liên quan ở công nhân một công ty giày da thuộc tỉnh Bình Dương

Thứ Sáu, 01/12/2023, 09:46(GMT +7)

Tóm tắt: Nhằm mục đích mô tả tỷ lệ stress và các yếu tố liên quan ở công nhân giày da tại một công ty ở tỉnh Bình Dương năm 2017, một nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang, được tiến hành trên 394 công nhân.

Kết quả thu được: Có 26,9% trong số 394 công nhân bị stress nghề nghiệp, trong đó tỷ lệ stress ở công nhân sản xuất trực tiếp chiếm 30,6%, gián tiếp là 13,1%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa stress nghề nghiệp với nhu cầu công việc, vấn đề kiểm soát công việc, sự hỗ trợ trong công việc và môi trường làm việc (p<0,05).

Vì vậy, cần giảm bớt áp lực công việc bằng cách phân bố lại khối lượng công việc phù hợp, có thời gian nghỉ giữa các ca làm việc khoảng 5 đến 10 phút, cải thiện môi trường lao động.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đặc điểm của nhiều quá trình lao động đang thay đổi nhanh chóng khiến cho người lao động không kịp thích nghi và bị stress dưới nhiều dạng khác nhau. Nhiều trường hợp stress nặng, kéo dài có thể dẫn đến những vấn đề về tâm lý và rối loạn tâm thần [13]. Do đó, việc giảm hoặc loại bỏ stress nghề nghiệp tại nơi làm việc sẽ có lợi cho sức khỏe tinh thần của người công nhân [7,8]. Nghiên cứu tại Brazil cho thấy công nhân ngành giày da có 54,1% stress mức độ vừa phải và 28,6% stress mức độ cao [9]. Sản xuất giày da ở nước ta là một trong những ngành mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn với khoảng trên 500.000 người lao động [3]. Người lao động trong ngành da giày ở nước ta chịu nhiều áp lực về tinh thần và vật chất nên dễ mắc stress và cần được đặt vấn đề nghiên cứu.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả, thiết kế cắt ngang trên đối tượng là công nhân giày da tại công ty TNHH Shyang Hung Cheng tỉnh Bình Dương vào năm 2017.

Cỡ mẫu được tính theo công thức:

p được chọn là 0,207 dựa theo nghiên cứu tại Hải Phòng năm 2012 [5]. Sai số ước lượng mong muốn d =0,04. Như vậy n=394 người.

– Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.

– Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn cấu trúc đã được thiết kế sẵn. Đánh giá mức độ stress ở công nhân bằng thang đo “Workplace Stress Survey” của Viện Stress Mỹ (AIS) [11]. Đánh giá các yếu tố liên quan trong công việc gây ra stress ở công nhân bằng bộ câu hỏi “Stress at Work Survey” của Liên đoàn Lao động Anh (Unite the Union) [12].

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Bảng 3.1. Tỷ lệ stress nghề nghiệp của công nhân (394)

Trên Bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ stress ở công nhân giày da tại công ty là 26,9%.

Bảng 3.2. Tỷ lệ stress nghề nghiệp của công nhân theo đặc điểm công việc

Trên Bảng 3.1 ta thấy, tỷ lệ stress ở nhóm công nhân sản xuất trực tiếp (chiếm 30,7%), cao gấp 2,34 lần so với nhóm gián tiếp. Kết quả của nghiên cứu cao gần tương tự với kết quả của Nguyễn Thị Thùy Linh trên công nhân giày da tại Hải Phòng năm 2012  [2], tỷ lệ stress là 20,7%. Nghiên cứu tại khu vực phía Nam trên công nhân dệt may của Trịnh Hồng Lân cũng đã cho thấy công nhân các công ty nước ngoài có tỷ lệ stress cao hơn so với công ty trong nước [1]. Nghiên cứu về stress trên 17.727 công nhân giày da Brazil cho thấy kết quả tỷ lệ stress cao hơn nhiều. Có tới 31,7% công nhân có stress mức độ cao và 54,1% có stress mức độ vừa [9]. Kết quả của các nghiên cứu tuy có sự khác biệt do khác nhau về quốc gia, thời gian, đối tượng nghiên cứu nhưng cũng cho thấy tình trạng stress tương đối cao ở nhóm đối tượng công nhân hiện nay.

Bảng 3.3. Mối liên quan giữa stress với nhu cầu công việc (n=394)

Trên Bảng 3.3 ta thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa stress với khối lượng công việc, thời gian làm việc, công việc đơn điệu/ lặp đi lặp lại, phân phối công việc (p<0,05), theo đó những người thường xuyên và luôn luôn làm việc với khối lượng công việc nhiều lần lượt có tỷ lệ stress bằng 9,2 lần và 16,5 lần so với những người hiếm khi làm việc với khối lượng công việc nhiều, những người thường xuyên và luôn luôn làm việc trong thời gian kéo dài liên tục có tỷ lệ stress bằng khoảng 6lần so với những người hiếm khi làm việc trong thời gian kéo dài liên tục. Trong số những vấn đề về nhu cầu công việc thì khối lượng công việc, thời gian làm việc là những vấn đề quan trọng cần được quan tâm nhất, là vấn đề quan trọng gây ra stress tại nơi làm việc cần phải được đặc biệt quan tâm. Các nghiên cứu trên nhân viên y tế tại Nhơn Trạch, Đồng Nai của Đỗ Nguyễn Nhựt Trần [6] và trên giáo viên mầm non tại Lagi Bình Thuận của Vũ Thị Thúy [5] cũng cho thấy khả năng stress có liên quan đến khối lượng công việc và thời gian nghỉ ngơi.

Bảng 3.4. Mối liên quan giữa stress với vấn đề kiểm soát công việc (n=394)

Trên Bảng 3.4 ta thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa stress với áp lực công việc, sự giám sát trong công việc (p<0,05), theo đó những người thường xuyên/luôn luôn bị áp lực công việc lần lượt có tỷ lệ stress bằng 19,89 lần so với những người hiếm khi bị áp lực trong công việc, những người thường xuyên/ luôn luôn bị giám sát trong công việc có tỷ lệ stress bằng 3,63 lần so với những người hiếm khi bị giám sát trong công việc, những người thường xuyên/luôn luôn làm việc với kỷ luật khắt khe của công ty có tỷ lệ stress bằng 3,54 lần so với những người hiếm khi phải làm việc với kỷ luật khắt khe.

Bảng 3.5. Mối liên quan giữa stress với sự hỗ trợ trong công việc (n=394)

Trên Bảng 3.5 ta thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa stress với (p<0,05), theo đó những người làm việc thường xuyên không được người quản lý hỗ trợ có tỷ lệ stress bằng 6,74 lần những người được quản lý hỗ trợ, những người thường xuyên nhận được mức lương chưa thỏa đáng có tỷ lệ stress bằng 5,06 lần những người nhận được mức lương thỏa đáng. Kết quả cũng tương tự với nghiên cứu của tác giả Sheldon Cohen về “Tình trạng kinh tế xã hội liên quan đến stress” cho thấy có mối liên quan giữa stress với sự quan tâm hỗ trợ từ cấp trên và những người có thu nhập càng thấp thì có khả năng stress cao hơn [10].

Bảng 3.6. Mối liên quan giữa stress với mối quan hệ tại nơi làm việc (n=394)

Trên Bảng 3.6 ta thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa stress và mối quan hệ với cấp trên (p<0,05), theo đó những người có mối quan hệ không tốt với cấp trên có tỷ lệ stress bằng 5,37 lần những người có mối quan hệ tốt với cấp trên. Kết quả cũng tương tự nghiên cứu stress trên nhân viên điều dưỡng ở ba tuyến bệnh viện Cần Thơ, Hậu Giang cho thấy mâu thuẫn với cấp trên là một trong những yếu tố gây ra stress tại nơi làm việcờng xuyên không được tôn trọng tại nơi làm việc có tỷ lệ stress bằng 5,88 lần so với những người được tôn trọng. Kết quả cũng tương tự nghiên cứu stress trên nhân viên điều dưỡng ở ba tuyến bệnh viện Cần Thơ, Hậu Giang cho thấy mâu thuẫn với cấp trên là một trong những yếu tố gây ra stress tại nơi làm việc [4].

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa stress với các yếu tố trong công việc (n=394)

Trên Bảng 3.7 ta thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhu cầu công việc với stress ở công nhân, vấn đề kiểm soát công việc, sự hỗ trợ trong công việc, mối quan hệ nơi làm việc, những thay đổi nơi làm việc, môi trường làm việc (p<0,05), theo đó công nhân càng khó thích nghi với nhu cầu công việc, vấn đề kiểm soát công việc, sự hỗ trợ trong công việc, mối quan hệ nơi làm việc và môi trường làm việc thì có tỷ lệ stress càng tăng. Khi điểm của yếu tố nhu cầu công việc tăng thêm một đơn vị thì tỷ lệ stress ở công nhân tăng 1,37 lần với KTC =1,37 – 1,46.

IV. KHUYẾN NGHỊ

4.1. Đối với Ban lãnh đạo công ty

Công ty cần giảm bớt áp lực công việc bằng cách phân bố lại khối lượng công việc phù hợp hoặc người quản lý cần linh động hỗ trợ, điều động thêm công nhân phụ giúp lẫn nhau nhằm thực hiện tốt công việc và cần phân phối công việc một cách công bằng, nhất là đối với nhóm công việc chuẩn bị và quét keo/ thành hình. Cần bố trí thời gian nghỉ giữa các ca làm việc có thể khoảng 5 đến 10 phút để công nhân nghỉ ngơi.

Công đoàn công ty cần có sự quan tâm đến đời sống tinh thần, vật chất cho công nhân, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc hằng ngày.

Người quản lý, cấp trên nên khích lệ, khen thưởng nhằm tạo tinh thần hăng hái trong công việc, đồng thời cũng nên tạo mối quan hệ tốt với cán bộ công nhân viên.

4.2. Đối với cá nhân mỗi người công nhân

Khi cần thiết hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ người sử dung lao động hoặc đồng nghiệp để có thể thích nghi tốt hơn với môi trường làm việc. Rèn luyện lối suy nghĩ tích cực và khả năng chịu áp lực trong các tình huống công việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trịnh Hồng Lân, và cộng sự (2010), “Các yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp ở công nhân ngành may công nghiệp tại một số tỉnh phía Nam”. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 14 (1), 217 – 221.
  2. Nguyễn Thị Thùy Linh, và cộng sự (2014), “Căng thẳng nghề nghiệp trên công nhân nhà máy da giày Lê Lai 2 Hải Phòng năm 2012”. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV (số 9 (158))
  3. Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh (2008), “Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng”. Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, Tập 12 (4), 216 – 220.
  4. Vũ Thị Thúy (2012), Mức độ stress nghề nghiệp và các yếu tố liên quan của giáo viên mầm non tại thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng, Đại học Y dược TP.HCM, 38-57.
  5. Đỗ Nguyễn Nhựt Trần, Nguyễn Hồng Hoa, Trần Thiện Thuần (2008), “Stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai năm 2008”. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 12 (4), 211 – 215.
  6. Larissa de Almelda (2017), “Musculoskeletal disorders and stress among footwear industry workers”. 56, 67-73.
  7. Sheldon Cohen, William J.Doyle, Baum Andrew (2006) “Socioeconomic Status Is Associated With Stress Hormones”. Psychosomatic Medicine, 68 (3), p.414-420
  8. Unite the Union Stress at Work Survey, http://www.unitetheunion.org/uploaded/documents/StressSurvey11-8353.pdf,
  9. World Health Organization (2004), Work Organization and Stress, 8, 18,19.

BS. Nguyễn Thị Thùy Dương, BS. Vương Thuận An, BS. Lê Thị Xuân Quỳnh

Viện Y tế công cộng TP.HCM

Chịu trách nhiệm: Nguyễn Thị Thùy Dương/ Email: nguyenduong8989@gmail.com


(Nguồn tin: Theo Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 3/2018)