Bức xạ ion hoá

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:26(GMT +7)

Các nguyên tố phóng xạ tự nhiên và đồng vị phóng xạ nhân tạo là những chất mà hạt nhân nguyên tử có khả năng i ôn hoá vật chất và phát ra các tia phóng xạ. Ví dụ: Côban phát ra tia g, Uran và Radi phát ra các tia a, b,g, Cacbon phát ra tia b, Bari phát ra các tia b, g ngoài ra còn có các bức xạ tia X (Rơnghen), bức xạ nơtron.

Ảnh hưởng của bức xạ ion hoá tới cơ thể

Các tia phóng xạ khi chiếu bên ngoài vào bề mặt cơ thể thì gọi là tác dụng chiếu ngoài.

Các chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể (qua đường hô hấp, đường tiêu hoá) gây tác dụng chiếu trong. Chiếu xạ ngoài và chiếu xạ trong đều gây nguy hiểm cho cơ thể. Nhưng chiếu xạ trong thường nguy hiểm hơn do thời gian bị chiếu xạ lâu hơn, diện chiếu xạ rộng hơn và đào thải chất phóng xạ ra khỏi cơ thể khó hơn.

a. Những ảnh hưởng sớm – bệnh nhiễm xạ cấp tính
Nhiễm xạ cấp tính có thể xảy ra rất sớm sau vài giờ hoặc vài ngày khi cơ thể người bị nhiễm xạ một liều (300 Rem một lần), với các triệu chứng:
– Rối loạn chức phận hệ thần kinh trung ương: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, hồi hộp, cáu kỉnh, khó ngủ, chán ăn, mệt mỏi.
– Da bị bỏng hoặc tấy đỏ chỗ tia phóng xạ chiếu qua.
– Cơ quan tạo máu bị tổn thương nặng nề, bệnh nhân bị thiếu máu nặng, giảm khả năng chống bệnh nhiễm trùng…
– Gầy, sút cân dẫn đến chết trong tình trạng suy nhược toàn thân hay bệnh nhiễm trùng nặng.

Bệnh nhiễm xạ cấp tính thường gặp trong những vụ nổ hạt  nhân, sự cố lò phản ứng hạt nhân.

b. Những ảnh hưởng muộn –  bệnh nhiễm xạ mãn tính

Nhiễm xạ mãn tính thường gây các triệu chứng bệnh muộn, lâu tới hàng năm hoặc hàng chục năm kể từ lúc bị chiếu tia hoặc nhiễm xạ. Bệnh xảy ra khi cơ thể bị nhiễm một liều 200 Rem một lần hoặc những liều nhỏ tia, chất phóng xạ trong một khoảng thời gian dài.

Triệu chứng sớm nhất trong bệnh nhiễm xạ mãn tính là hội chứng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, rối loạn chức phận cơ quan tạo máu, rối loạn chuyển hoá đường, lipid, protit, muối khoáng và sau cùng là thoái hoá, suy sụp chức phận ở các cơ quan, hệ thống. Bệnh nhân có thể bị đục nhân mắt, ung thư da, ung thư xương….

Bệnh nhiễm xạ còn phụ thuộc vào các yếu tố:
– Tổng liều chiếu xạ và liều chiếu xạ mỗi lần;
– Diện tích cơ thể bị chiếu xạ.
– Tế bào thai nhi, tế bào tổ chức ung thư mẫn cảm hơn khi bị chiếu xạ.
– Trong cơ thể mệt mỏi, đói, nhiễm độc, nhiễm trùng tăng thêm nhạy cảm với tia phóng xạ.
– Bản chất vật lý của tia phóng xạ và độc tính lý hoá của chất phóng xạ.

Liều lượng cho phép của các chất và các tia phóng xạ tại các vị trí làm việc (TCVN 4397-87, Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT)

Suất liều tương đương tại các vị trí làm việc của cơ sở  bức xạ không vượt quá các giá trị nêu trong bảng 1.

Bảng 1. Suất liều tương đương cho phép

Đối tư­ợng bị chiếu xạ

Nơi làm việc

P (mrem/h)
với t = 40 h/tuần

Đối t­ượng A
(Nhân viên bức xạ)

– Nơi làm việc thư­ờng xuyên
– Nơi chỉ làm việc dư­ới 20 h/ tuần

1,2
2,4

Đối t­ượng B
(Ng­ười lân cận)

– Các phòng làm việc khác của cơ sở trong vùng kiểm soát
– Trong vùng giám sát

0,12

 0,03

Liều giới hạn trong 1 năm (của cả chiếu ngoài lẫn chiếu trong) cho các đối tượng tiếp xúc và các nhóm cơ quan xung yếu được quy định ở bảng 2

Bảng 2. Liều giới hạn trong 1 năm

Đối t­ượng

Liều giới hạn cho nhóm cơ quan xung yếu (rem/năm)

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

A

B

5

0,5

15

1,5

30

3

Ghi chú: Nhóm I: Toàn thân, tuyến sinh dục, tuỷ đỏ của xương

Nhóm II: Các cơ quan không thuộc nhóm I và III

Nhóm III: da, mô xương, bàn tay, cẳng tay, bàn chân, mắt cá

– Nồng độ giới hạn của các chất phóng xạ hay gặp trong không khí nơi làm việc được qui định riêng.

– Mức nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt nơi làm việc và dụng cụ phòng hộ được quy định riêng

– Tổng liều tích luỹ của đối tượng A ở bất kỳ độ tuổi nào trên 18 được tính theo công thức:

D = 5 (N-18)

D: Liều tính bằng Rem; N: Tuổi tính bằng năm

Trong trường hợp cần thiết liều tích luỹ có thể lên tới 12 rem/năm, nhưng sau đó phải bù trừ lại trong vòng 5 năm để tổng liều không quá D

Liều giới hạn đối với các nhân viên bức xạ thuộc các cơ sở X quang y tế (TCVN 6501- 1999) được quy định ở bảng 3 và 4

Bảng 3. Liều giới hạn trong một năm áp dụng cho các đối tượng khác nhau

Loại liều và đối t­ượng đ­ược áp dụng

Nhân viên bức xạ

Thực tập, học nghề (16-18 tuổi)

Nhân dân

Liều hiệu dụng toàn thân

20 mSv

6mSv

1mSv

Liều t­ương đư­ơng đối với thuỷ tinh thể của mắt

150mSv

50mSv

15mSv

Liều t­ương đ­ương đối với tay chân hoặc da

500mSv

150mSv

50mSv

Tại mọi điểm trong phòng chờ và nơi chờ

 

 

1mSv

Bảng 4. Giới hạn suất liều tức thời tại các vị trí phòng X quang

Vị trí

Suất liều (µSv/h)

Nhân viên trực tiếp với bức xạ

10

Buồng rửa phim:

0,5

Nơi chờ của bệnh nhân

0,5

Phòng làm việc của nhân viên

0,5

Các điểm bên ngoài phòng máy X.Quang

0,5

3.  Các biện pháp kiểm soát tia phóng xạ

a. Phơi nhiễm với nguồn phóng xạ kín

– Bảo quản các chất phóng xạ trong hộp chì kín, bọc bớt bóng phát tia Rơnghen bằng vỏ chì.

– Bảo đảm thời gian chiếu và khoảng cách từ nguồn đến cơ thể để phòng chống nguy hại cho cơ thể.

– Buồng sử dụng tia phóng xạ, buồng rơn ghen cần có kích thước đủ rộng, không để nhiều đồ đạc.

– Nhân viên bức xạ khi làm việc phải đeo tạp dề cao su chì, mang găng tay, ủng cao su và đeo kính.

b. Phơi nhiễm với nguồn phóng xạ hở.

– Các phòng thí nghiệm phóng xạ phải bố trí riêng biệt, có chu vi bảo vệ 50-300m.

– Cấu trúc trang thiết bị, của phòng thí nghiệm phóng xạ cần giảm bớt tính hấp thụ phóng xạ, dễ cọ rửa và tẩy xạ.

– Khu vực phòng thí nghiệm phóng xạ cần trang bị các phương tiện : phòng chứa chất phóng xạ an toàn, vòi rửa nóng – lạnh, thùng rác đóng mở đạp chân, phòng tẩy xạ có thiết bị đo liều nhiễm…

– Nhân viên phòng thí nghiệm được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dụng cần thiết như : găng tay cao su, tạp dề, giầy tất, khẩu trang, tấm che mặt.

– Khi làm thí nghiệm các nhân viên phải mặc đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dụng; thực hiện các thao tác chuẩn xác với thời gian tối ưu, không được ăn uống khi làm việc; thay quần áo, tắm rửa và kiểm tra nhiễm xạ trước khi ra về.

– Có kế hoạch tẩy xạ hàng ngày, hàng tuần cho người, quần áo, dụng cụ, thiết bị, bàn làm việc, tường, sàn, trần, cửa phòng thí nghiệm và kiểm tra kết quả bằng máy đếm.

– Đối với công tác khai thác, chế biến, vận chuyển quặng phóng xạ, cần phải tuân thủ các yêu cầu AT-VSLĐ nghiêm ngặt. Đặc biệt là công tác thông gió, công tác chống bụi, cũng như các nguyên tắc vệ sinh, sử dụng PTBVCN…. để phòng chống có hiệu quả nguy cơ chiếu xạ trong do bụi quặng phóng xạ thâm nhập vào đường hô hấp và tiêu hoá.

– Để bảo vệ được sức khoẻ NLĐ tiếp xúc với phóng xạ cần tuân thủ nghiêm ngặt công tác khám tuyển và khám sức khoẻ định kỳ để loại những người không đủ sức khoẻ và những người mắc các bệnh chống chỉ định làm việc với bức xạ ion hoá (theo TCVN 4397-87 gồm 28 nhóm bệnh).


(Nguồn tin: Nilp.vn)