Công ước 186 – Công ước về Lao động Hàng hải, 2006

Thứ Ba, 26/12/2023, 02:39(GMT +7)

Ngày 7 tháng 2 năm 2006, tại Hội nghị toàn thể Tổ chức Lao động quốc tế, Cơ quan điều hành Tổ chức Lao động quốc tế đã được triệu tập họp, mong muốn xây dựng một văn kiện chặt chẽ và duy nhất bao gồm tất cả các tiêu chuẩn mới nhất của các Công ước quốc tế và các Khuyến nghị về lao động hàng hải hiện hành và các nguyên tắc cơ bản của các Công ước lao động quốc tế khác.

Dựa vào nhiệm vụ cơ bản của Tổ chức là nâng cao các điều kiện làm việc phù hợp, Căn cứ Tuyên bố ILO về các Nguyên tắc cơ bản và quyền lao động 1998;

Hội nghị đã đề cập đến vấn đề thuyền viên được bảo vệ theo các điều khoản của các văn kiện ILO khác và có các quyền khác đã quy định như các quyền cơ bản và tự do đối với tất cả mọi người, an toàn tàu, an ninh con người và quản lý tàu có chất lượng của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, các yêu cầu về khả năng chuyên môn và đào tạo thuyền viên của Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn Đào tạo, Chứng nhận và Trực ca cho thuyền viên,…. và một số công ước có liên quan cần được sửa đổi, bổ sung.

Ngày 23/2/2006 Công ước Lao động Hàng hải, 2006 được chính thức thông qua.

Trong Công ước Lao động hàng hải, 2006 có nêu

Các quyền và nguyên tắc cơ bản:

Mỗi Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng các điều khoản của luật và các quy định của mình, theo nội dung của Công ước này, phải tôn trọng các quyền cơ bản đối  với:

– Tự do của hiệp hội và công nhận quyền thương lượng giữa công đoàn và người sử dụng lao động;

– Bãi bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc;

– Thủ tiêu một cách hiệu quả việc sử dụng lao động trẻ em; và

– Bãi bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.

Việc làm và các quyền xã hội của thuyền viên

– Mọi thuyền viên có quyền được làm việc tại một vị trí đảm bảo an toàn và an ninh, thoả mãn các tiêu chuẩn an toàn.

– Mọi thuyền viên có quyền hưởng các điều khoản lao động công bằng.

– Mọi thuyền viên có quyền đối với các điều kiện sống và làm việc phù hợp trên tàu.

– Mọi thuyền viên có quyền được bảo vệ sức khoẻ, chăm sóc y tế, hưởng phúc lợi và các hình thức bảo vệ xã hội khác.

– Mỗi Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng, trong giới hạn chủ quyền của mình, các quyền về việc làm và quyền xã hội của thuyền viên nêu tại các mục trên của Điều này được thực hiện đầy đủ theo các yêu cầu của Công ước này. Trừ khi có quy định khác của Công ước, việc thực hiện đó có thể đạt được thông qua các luật hoặc các quy định quốc gia, thông qua các thương lượng giữa công đoàn và người sử dụng lao động hoặc thông qua các biện pháp khác hoặc trong thực tiễn.

Còn nhiều nội dung thông tin khác liên quan có trong nội dung chi tiết của Công ước lao động hàng hải, 2006.

– Nội dung Công ước số 186 – Bản tiếng Anh do ILO cung cấp có thể xem tại đây.

– Nội dung Công ước số 186 bản Tiếng Việt có thể tham khảo tại đây

Sưu tầm và tổng hợp: Kim Dung


(Nguồn tin: Nilp.vn)