Khai thác mỏ an toàn và bền vững với tiêu chuẩn ISO

Thứ Hai, 25/12/2023, 11:42(GMT +7)

Khai thác mỏ là một hoạt động tạm thời. Khắp nơi trên thế giới, có thể thấy có rất nhiều các mỏ đang được vận hành trong khoảng thời gian từ một vài năm đến một vài thập kỷ. Càng ngày những gì xảy ra sau khi một khu mỏ ngừng hoạt động, và tác động của nó đến môi trường và cộng đồng địa phương càng có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cạnh tranh của hoạt động khai thác mỏ.

Mới đây, ISO đã thành lập một tiểu ban mới về quản lý cải tạo mỏ  (ISO/TC 82/SC 7) hướng tới xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế giúp giảm thiểu các tác hại về lâu dài gây ra do hoạt động khai mỏ, từ đó góp phần cải thiện chất lượng của sống của dân cư sống trong khu vực khai mỏ và giúp phát triển mối quan hệ giữa công nghiệp khai mỏ và dân cư địa phương.
Chuyên gia Sun Joon Kim, chủ tịch của ISO/TC 82/SC 7 Quản lý cải tạo mỏ, chia sẻ: “Mâu thuẫn giữa những nhà phát triển – những người đặt lợi nhuận lên vị trí ưu tiên và cư dân địa phương – đối tượng quan tâm đến tác hại đối với môi trường và cộng đồng đôi khi có thể phát triển thành một cuộc xung đột khó có thể hòa giải. Tiêu chuẩn quốc tế về quản lý cải tạo mỏ, với tư cách là các chỉ dẫn được cộng đồng quốc tế chấp nhận, có thể giúp điều hòa lợi ích giữa hai bên, giảm số lượng các khiếu nại cũng như tránh các tình trạng ham lợi quá mức.

Sun Joon Kim, Chủ tịch của ISO/TC 82/SC 7

Mặc dù hiện đã có khá nhiều tiêu chuẩn quốc gia xử lý rất tốt vấn đề này, tuy nhiên vẫn còn thiếu một tiếp cận mang tính toàn cầu. Quản lý các hoạt động cải tạo là một công tác rất phức tạp; nó cần phải được bắt đầu từ trước khi hoạt động khai mỏ thực sự đi vào vận hành và còn tiếp tục trong nhiều năm sau khi kết thúc khai thác mẻ cuối cùng.
Nhìn chung, các dự án khai mỏ mới được tiến hành đánh giá rất khắt khe và bắt buộc phải có kế hoạch cải tạo. Tuy nhiên tiêu chuẩn quốc tế về cách thức quản lý công tác này vẫn chưa được xây dựng. Bên cạnh đó, có thể thấy hầu hết các quốc gia đều đã từng phải trải qua sự cố với các mỏ đã không còn hoạt động. Các sự cố này thường liên quan đến vỡ đập hay tràn bùn.
Theo Reinhard Reinartz, chủ tịch của ISO/TC 82 Khai mỏ : “Cải tạo mỏ là một lĩnh vực rất rộng; nhìn chung, nó bao gồm sự tái nhập đang và sẽ diễn ra của các khu vực chịu ảnh hưởng của quá trình khai mỏ vào môi trường trong suốt quá trình diễn ra các hoạt động khai mỏ và cả sau khi các hoạt động này đã kết thúc. Có rất nhiều vấn đề cần phải cân nhắc dưới góc độ dài hạn, ví dụ như thủy văn, mức độ ô nhiễm nước, độ ổn định của đất,…”

Reinhard Reinartz, Chủ tịch của ISO/TC 82

Các tiêu chuẩn vì sự khác biệt và mạnh mẽ của công tác khai mỏ trong tương lai
Xây dựng các tiêu chuẩn về khai mỏ là một thách thức lớn. Các Tiêu chuẩn khu vực hiện có trong lĩnh vực này có thể coi như những khuôn mẫu tích cực và sẽ được dùng làm cơ sở để xây dựng lên một tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một trong các nhiệm vụ của ban kỹ thuật ISO trong tương lai.
Về vấn đề này, ông Sun Joon Kim nhấn mạnh, “Mục đích của việc tiêu chuẩn hóa hoạt động quản lý cải tạo mỏ không phải là nhằm chỉ ra các tiêu chí hay công nghệ đặc biệt, mà nhằm đề xuất một hướng dẫn chung có thể áp dụng trên toàn cầu. Dựa trên hướng dẫn này, có thể chia ra thành các lĩnh vực cụ thể, chi tiết và có thể xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh riêng; nếu cần thiết, các trường hợp đặc biệt sẽ được tiến hành tiêu chuẩn hóa một cách riêng rẽ.”
Reinhard Reinartz làm rõ thêm: “Bước đầu tiên và quan trọng nhất là ISO/TC 82 phải xác định và hiểu một cách chi tiết các nhu cầu khác nhau; sau đó chúng tôi sẽ có thể xác định một nền tảng chung với các chủ đề và lĩnh vực khác, đảm bảo chắc chắn rằng chúng tôi không đang cô lập các vấn đề. Vì lý do này, chúng tôi liên hệ với các ban kỹ thuật ISO có liên quan, đặc biệt là trong lĩnh vực máy móc từ đó thành lập ra các nhóm làm việc chung không chỉ để trao đổi những phát kiến mà còn nhằm thỏa thuận về các bước tiếp theo và cuối cùng, nếu có thể, sẽ đưa ra một tiêu chuẩn liên ngành chung. Điều này giúp đảm bảo khả năng chia sẻ các thực hành tốt phục vụ cho lợi ích của nền công nghiệp.”
Ngày nay, công nghiệp khai mỏ rất cần thiết để đáp ứng nhu cấu năng lượng và đóng vai trò quan trọng trong nhiều nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, nó cần thiết phải đáp ứng các yêu cầu đối với môi trường và việc khai thác một cách bừa bãi các nguồn tài nguyên có hạn là hành vi không thể chấp nhận vì lợi ích của các thế hệ tương lai. Đây là lí do vì sao công nghiệp khai mỏ có một vai trò lớn trong việc đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Các thực hành tốt nên áp dụng khi đóng cửa các mỏ
Mặc dù quản lý cải tạo mỏ là công việc được tiến hành trong suốt quá trình vận hành mỏ, có một đặc tính chung của công tác cải tạo mỏ đó là sự cần thiết phải theo dõi các tác hại tiềm ẩn trong một thời gian dài sau khi đã đóng mỏ. Có một thực tế thường thấy đó là các nền kinh tế khu vực phát triển mạnh nhờ vào công nghiệp khai mỏ thường tụt dốc rất nhanh sau khi các mỏ này bị đóng. Theo các chuyên gia:
– Quản lý cải tạo mỏ phải nhận được sự hỗ trợ từ cả hai phía chính phủ và nhà phát triển và quá trình này cần phải phản ánh một cách năng động các ý kiến của cư dân địa phương.
– Chính phủ và các đơn vị vận hành mỏ phải có các biện pháp quản lý và giám sát môi trường, việc tận dụng các mỏ đã đóng, sự kích hoạt nền kinh tế khu vực, và ngân quỹ cho dự án tại thời điểm đóng cửa phát triển.
– Chính phủ và các đơn vị vận hành mỏ phải có sự chuẩn bị cho các cư dân địa phương, những người có khả năng chịu tác động của việc đóng cửa các mỏ, một kênh trao đổi chính thức cho phép sự tương tác giữa các biên liên quan.


(Nguồn tin: Trung tâm Thông tin tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam)