Việc làm bền vững cho lao động giúp việc gia đình: Kinh nghiệm từ Châu Âu

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:23(GMT +7)

Tóm tắt: Lao động giúp việc gia đình đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam cũng như trên Thế giới, tuy nhiên những lao động này vẫn thuộc nhóm lao động yếu thế và không được bảo vệ. Bài viết đưa ra một cái nhìn tổng quan về lao động giúp việc ở châu Âu, bao gồm khái niệm, đặc điểm, những quy định pháp luật và thực trạng của lao động giúp việc gia đình tại các nước châu Âu. Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của công đoàn trong việc bảo vệ, giúp đỡ người lao động để giúp việc gia đình có thể trở thành một nghề chuyên nghiệp, được pháp luật bảo vệ và không bị phân biệt đối xử.

Giới thiệu

Theo các số liệu thống kê, hiện nay trên Thế giới có khoảng 400 triệu lao động giúp việc, con số này ở châu Âu là khoảng 26 triệu người, cụ thể ở Đức hiện có 1 triệu lao động giúp việc gia đình, trong đó 66% là người nhập cư; ở Ý, con số này là

triệu người: 870 nghìn lao độngchính thức và 650 nghìn lao động phi chính thức, trong đó có 87% là người nhập cư; ở Tây Ban Nha, số lao động giúp việc gia đình là 660 nghìn người, trong đó có 313 nghìn lao động chính thức và 346 nghìn lao động phi chính thức… Tuy nhiên, do có nhiều người nhập cư không có giấy tờ cũnglàmcôngviệcnàynênconsốthựctế cóthểlớnhơn.Đasốphụnữlàmlaođộng giúp việc, đàn ông có tham gia nhưng ít hơn nhiều so với phụ nữ, với các công việc chủ yếu như làm vườn hay lái xe.

Lao động giúp việc thường bị bóc lột và lạm dụng, nguyên nhân là do công việc của họ không được công nhận chính thức, do thiếu pháp luật bảo vệ và do họ phải làm việc trong các gia đình nên họ phụ thuộc nhiều vào người chủ. Thêm vào đó, nhiều người trong số họ là lao động nhập cư, họ sợ bị trục xuất nên thường không khai báo tình trạng của mình.

Tháng 9/2013, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã phê chuẩn Công ước số 189 về Lao động giúp việc gia đình và hiện đã có 17 quốc gia tham gia Công ước này (trong đó có 5 nước ở Châu Âu là Ý, Đức, Ailen, Thụy Sỹ và Phần Lan), kể từ đó lao động giúp việc gia đình mới có đầy đủ các quyền lao động và không phải là lao động “hạng hai”.

1.Khái niệm, đặc điểm của lao động giúp việc gia đình

* Khái niệm:

Về việc làm bền vững: theo ILO thì việc làm bền vững là việc làm hiệu quả với các biểu hiện cụ thể như sau:

+ Làm việc với đầy đủ quyền con người với đúng trình độ cá nhân.

+ Làm việc với các điều kiện chấp nhận được, bình đẳng, có cơ hội phát triển và hoàn thiện các kỹ năng cá nhân.

+ Làm việc có bảo trợ xã hội, an toàn tại nơi làm việc hướng tới chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa các rủi ro

+ Làm việc có đối thoại xã hội thông qua tự do hiệp hội, tự do phát ngôn, được tham gia đối thoại cởi mở giữa chính phủ, người sử dụng lao động và công nhân

Về lao động giúp việc gia đình

Theo Công ước 189 của ILO, lao động giúp việc gia đình là những người làm việc cho một hoặc nhiều hộ gia đình, bất kể tình trạng cư trú của họ (lao động bản địa hoặc nhập cư), bao gồm những công việc như: nấu ăn, quét dọn, làm vườn và chăm sóc trẻ em, người già, người tàn tật.

· Đặc điểm lao động giúp việc tại các nước châu Âu

Lao động giúp việc gia đình là một dạng của lao động yếu thế. Nguyên nhân là do: Công việc của họ ít được biết đến và có mức lương thấp.

– Thời giờ làm việc không cố định, nhiều người làm việc cả ngày trong một hộ gia đình và nhiều người chỉ làm vài giờ một tuần cho nhiều hộ gia đình. Thậm chí, nhiều người phải làm việc mà không được trả lương làm thêm giờ

– Lao động giúp việc chủ yếu là lao động phi chính thức, không được tiếp cận quyền về người lao động và an sinh xã hội (mức lương tối thiểu, giờ làm việc tối thiểu, trợ cấp ốm đau, thai sản và các quyền khác). Và nếu như họ là lao động chính thức (được ký kết hợp đồng bằng văn bản) thì quyền lợi và sự bảo vệ của họ cũng kém hơn so với những lao động trong các lĩnh vực trên.

– Việc thanh tra lao động cũng khó có thể thực hiện, do họ không thể tự ý vào các hộ gia đình để kiểm tra.

– Giúp việc gia đình có đặc điểm là nơi làm việc rất không tập trung, vì vậy rất khó để hoạt động công đoàn được thực hiện. Thêm vào đó, người lao động cũng có ít kiến thức về công đoàn và các hệ thống việc làm trên cả nước.

– Rất nhiều lao động giúp việc gia đình là những người nhập cư không giấy tờ. Họ luôn sống trong nỗi sợ bị trục xuất, nên họ cũng không dám đòi hỏi những quyền về lao động và tiếp cận an sinh xã hội.

– Không giống như nhiều công việc “tay nghề thấp” (low-skill job) khác, công việc của họ có tính cá nhân hóa cao, bị cô lập và thường được gọi là “công việc của phụ nữ” do có đa số phụ nữ làm công việc này.

2.Những quy định của luật pháp về lao động giúp việc gia đình

a.Quy định tại Công ước 189 và Khuyến nghị 201

Tháng 9/2013, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã phê chuẩn Công ước số 189 về Việc làm bền vững cho lao động giúp việc gia đình. Công ước 189 khẳng định lao động giúp việc gia đình có quyền cơ bản như những người lao động khác, bao gồm:

– Thời giờ làm việc tương tự như các loại lao động khác

– Hạn chế việc trả công bằng hiện vật

– Thông tin rõ ràng về quyền và điều kiện làm việc

Quyền được thương lượng tập thể Cùng  với  việc  ban  hành  Công ước 189 là khuyến nghị 201 về những việc mà các Chính phủ nên làm để cải thiện các tiêu chuẩn cho lao động giúp việc, ví dụ như:

  • Xác định và loại bỏ bất kỳ hạn chế lập pháp hoặc hành chính hoặc những trở ngại khác cho quyền của người lao động giúp việc để thành lập tổ chức riêng của họ.
  • Đưa ra xem xét để tham gia hoặc hỗ trợ các biện pháp để tăng cường năng lực của người lao động và sử dụng lao động, các tổ chức đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động để thúc đẩy hiệu quả các lợi ích của các thành viên của mình, với điều kiện tại mọi thời điểm, các tổ chức này có quyền tự chủ và được pháp luật bảo vệ. Đưa ra các quy định cụ thể phù hợp với từng nước của Điều 7 trong Công ước 189 về: điều kiện làm việc, giờ làm việc, tiền công, nghỉ ốm…

b.Quy định tại luật pháp của các nước Châu Âu

Tại hầu hết các nước Châu Âu, lao động giúp việc gia đình được quy định tại các văn bản Luật hoặc thông qua thương lượng tập thể hoặc là sự kết hợp của cả hai. Tại Áo, Bỉ, Pháp, Ý, lao động giúp việc được quy định tại các văn bản luật kết hợp với thoả ước lao động tập thể. Tại Đức và Thụy Điển là thỏa ước lao động tập thể. Tại Hà Lan và Tây Ban Nha, tuy không có thỏa ước lao động tập thể dành cho lao động giúp việc, họ vẫn được bao phủ bởi thỏa ước lao động tập thể liên quan đến nơi làm việc (Tây Ban Nha) hoặc lĩnh vực vệ sinh (Hà Lan). Tại Ai len, tuy không có thỏa ước lao động tập thể nhưng lại có bản cam kết chung do các đối tác xã hội thực hiện, quy định cụ thể các điều kiện về lao động và bảo hiểm xã hội.

Tại hầu hết các nước, phạm vi điều chỉnh của Luật lao động có bao gồm lao động giúp việc. Tuy nhiên, sự bảo vệ dành cho lao động giúp việc khá yếu và chỉ dành cho những lao động có hợp đồng chính thức. Nhưng ngay cả khi có hợp đồng chính thức, họ cũng bị loại khỏi nhiều quy định bảo vệ, ví dụ như quy định về an toàn lao động do thanh tra lao động không thể vào các hộ gia đình để kiểm tra. Ở Anh và Ý vẫn còn có sự phản đối việc thanh  tra  lao  động  được  phép  vào nhà riêng. Tuy nhiên, ở Áo, Phần Lan, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, thanh tra lao động được phép vào nhà riêng ở một mức độ nào đó. Ví dụ như tại Tây Ban Nha, trong năm 2012, thanh tra lao động đã thực hiện một chiến dịch để chống lại làm việc bất hợp pháp trong lao động giúp việc: trong 8 tháng họ tiến hành 550 cuộc thanh tra, trong đó có 160 trường hợp người sử dụng lao động bị phạt và những người làm việc trên 6 tháng mà ko có hợp đồng lao động thì được xem xét cấp giấy phép lao động.

·Quy định pháp luật về lao động giúp việc tại một số nước cụ thể:

Tại Áo: Luật về lao động giúp việc ra đời từ năm 1962, nó quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ lễ, bảo hiểm và an sinh xã hội, an toàn lao động và chống lạm dụng.

Tại Ý: Luật về lao động giúp việc ra đời từ năm 1958, nó quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi… Tuy nhiên, Luật này đã không coi lao động giúp việc ngang bằng với những lao động khác về chế độ thai sản, an toàn lao động và bảo vệ khỏi bị sa thải.

Tại Tây Ban Nha: Phải đến năm 2011, Nghị định về lao động giúp việc mới được ban hành, nó bao gồm quy định về hợp đồng, tiền lương, thời gian làm việc và điều kiện làm việc cũng giống như các loại lao động khác. Tuy nhiên, nó lại không có quy định về quyền chống bị sa thải (tức là người sử dụng lao động phải giải thích rõ tại sao lại sa thải). Cùng năm đó, Luật lao động cũng đưa lao động giúp việc vào hệ thống an sinh xã hội. Để người lao động được tham gia thì người sử dụng lao động phải đăng ký thuê lao động giúp việc với hệ thống an sinh xã hội. Tuy nhiên, hệ thống an sinh xã hội chỉ có chế độ thai sản và tai nạn lao động, không có bảo hiểm thất nghiệp cho lao động giúp việc.

Thụy Điển: tại Thụy Điển chưa có Luật về lao động giúp việc mà chỉ có thỏa ước lao động tập thể giữa công đoàn và giới chủ. Trong đó, nó quy định về tiền lương tối thiểu, giờ làm thêm, ngày nghỉ và các chế độ an sinh xã hội như: lương hưu, thai sản, tai nạn lao động.

Những điểm còn hạn chế

Pháp luật hiện hành chỉ bao phủ đến lao động chính thức (có hợp đồng lao động), còn lao động giúp việc là người nhập cư thì không được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, pháp luật về người nhập cư là một vấn đề quan trọng đối với lao động giúp việc gia đình. Tại hầu hết các quốc gia EU, giấy phép lao động được gắn chặt với chủ sử dụng lao động và công việc cụ thể, tức là người lao động chỉ có được giấy phép lao động do người chủ sử dụng lao động nào đó đăng ký với chính quyền. Quy định như vậy khiến người lao động là người nhập cư rất khó có thể chuyển việc nếu điều kiện lao động hay mức lương không được đáp ứng. Ngoại lệ duy nhất là Tây Ban Nha, Ai len và gần đây là Anh. Ở Tây Ban Nha, người nhập cư ngoài được phép thay đổi chủ sử dụng lao động còn được cấp giấy cư trú trong một năm để tìm việc.

Tuy nhiên, không chỉ lao động nhập cư mà ngay cả lao động chính thức cũng khó thiếu các quyền và sự bảo vệ. Phân tích các quy định hiện hành về lao động giúp việc tại các nước, những thiếu hụt về quyền của lao động bao gồm:

– Thiếu hoặc giảm quyền bảo vệ khỏi sự sa thải. Ở các nước như Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha, việc sa thải lao động thường không bắt buộc có thông báo bằng văn bản và không cần có những lý do cụ thể.

– Tính linh hoạt (khả năng thay đổi) các điều kiện trong hợp đồng cao

– Thời gian làm việc kéo dài

– Người lao động hoàn toàn bị loại trừ khỏi các chương trình an sinh xã hội. Ví dụ như tại Bỉ và Ý, lao động giúp việc làm việc dưới 4 tiếng/ ngày không có quyền tham gia vào các chương trình an sinh xã hội. Vấn đề này với Hà Lan là lao động làm việc dưới 4 tiếng/ngày, tương tự cũng xảy ra với lao động bán thời gian ở Ba Lan. Tuy nhiên, đã có sự thay đổi gần đây tại Ba Lan, khi lao động giúp việc được tham gia vào các chế độ như hưu trí và thai sản. Lao động giúp việc tại Rumani và Ai len cũng được hưởng chế độ hưu trí.

3.Vai trò của Công đoàn các nước trong việc hỗ trợ cho lao động giúp việc gia đình

Hiện nay có 11 nước có tổ chức công đoàn cho lao động giúp việc, đó là: Bỉ, Pháp, Đan  Mạch, Đức,  Ai len, Tây  Ban Nha, Anh, Ý và Hà Lan, Bồ Đào Nha và Bulgari. Đa số các nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động công đoàn và nâng cao nhận thức của cộng đồng khi giải quyết vấn đề về lao động giúp việc gia đình.

Hoạt động của họ là tuyên truyền nâng cao nhận thức, hỗ trợ trực tiếp cho người lao động và thực hiện thương lượng tập thể. Cụ thể:

·Thương lượng tập thể:

Thương lượng tập thể đối với lao động giúp việc, cho dù là người lao động và người sử dụng lao động, đều rất quan trọng. Bất kỳ thỏa thuận nào giữa hai bên đều trở thành văn bản pháp luật. Điều khó khăn nhất vẫn là khiến các bên tham gia tôn trọng thỏa ước lao động tập thể.

Về thành phần các bên tham gia: Ở hiều nước thỏa ước lao động tập thể là hai bên còn ở nhiều nước là ba bên (có sự tham gia của Chính phủ). Nhiều nước có thỏa ước lao động tập thể giữa công đoàn và người đại diện cho các hộ gia đình thuê lao động giúp việc như: Đức, Ý và Pháp. Còn tại Phần Lan, Bỉ và Anh là thỏa ước lao động tập thể giữa công đoàn và các công ty cung ứng lao động giúp việc. Bên cạnh đó, ở nhiều nước, các công ty là thành viên của công đoàn, ví dụ như: Bỉ, Pháp Đức thụy Điển và Ý. Hầu hết các thỏa ước là cấp nhà nước, còn một vài nước là cấp địa phương.

Trích Thỏa ước lao động tập thể về lao động giúp việc gia đình giữa Công đoàn và người sử dụng lao động tại Đức:

  1. Thời giờ làm việc: Thời gian làm việc là 5 ngày một tuần, từ thứ 2 đến thứ sáu. Thời gian làm việc tối đa là 8 giờ một ngày, trung bình 38 giờ mỗi tuần và 167 giờ mỗi tháng.
  2. Trợ cấp làm thêm giờ: thời gian làm thêm phải được bù bằng thời gian nghỉ trong 1 tháng, nếu không thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp làm thêm giờ bằng 25% lương đối với mỗi giờ làm thêm.

 

·Vận động hành lang cho Công ước 189

Việc vận động bao gồm các hoạt động như tuyền truyền thông tin, thúc đẩy Chính phủ phê chuẩn công ước và khuyến nghị 201 đi kèm, tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật. Việc vận động được cho là rất quan trọng, Công ước 189 được Hội nghị ILO phê chuẩn tháng 6/2011 tuy nhiên đến mùa thu năm 2012 vẫn không nước nào phê chuẩn. Nguyên nhân là do mỗi nước đều còn những điểm tranh cãi về Công ước 189. Ví dụ như tại Bỉ và Ý là quyền của người lao động trong việc tham gia các chế độ thai sản và hưu trí; tại Pháp là vấn đề về lao động di cư; tại Rumani là vấn đề về quyền tự do thành lập hội và công đoàn của lao động giúp việc; tại Áo và Anh là vấn đề về giờ làm việc và khả năng thanh tra vào các hộ gia đình; tại một vài nước như Hà Lan, Tây Ban Nha, Lithuana, Anh, Chính phủ có vẻ không hào hứng trong việc phê chuẩn Công ước 189.

·Tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng và người lao động về lao động giúp việc là hết sức cần thiết, thông qua việc xuất bản  ấn   phẩm, phát tờ rơi và qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Hỗ trợ pháp cho người lao động Việc hỗ trợ trực tiếp cho người lao động là rất quan trọng, do họ không hiểu về quyền lợi mà mình được hưởng. Việc tìm kiếm và hỗ trợ trực tiếp cho người lao động tại các địa điểm công cộng mà họ có thể lui tới (như công viên, siêu thị) có ở hầu hết các nước có công đoàn, ngoại trừ Bỉ, Ý, Bungary và Bồ Đào Nha.

Hỗ trợ pháp lý bao gồm những thông tin về luật lao động, luật di cư, quyền mà người lao động được hưởng và các thông tin về giáo dục, đào tạo. Hoạt động hỗ trợ pháp lý dành cho cả lao động trong nước và lao động nhập cư.

Ở một vài nước thậm chí còn tổ chức các khóa đào tạo cho người lao động như Đức, Hà Lan, Pháp, Ý và Rumani. Ở Tây Ban Nha đã thành lập các trung tâm hỗ trợ người lao động di cư trên khắp cả nước, cung cấp thông tin về lao động di cư và pháp luật lao động, gia hạn giấy phép cư trú.

4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Cùng với sự mở rộng của tầng lớp trung lưu, nhu cầu về lao động giúp  việc gia đình ngày càng tăng ở nước ta trong khoảng chục năm trở lại đây. Những quy định về lao động giúp việc có trong Bộ Luật lao động 2012 đã giúp nó được cộng nhận là một nghề, giúp cải thiện điều kiện và chế độ làm việc đồng thời bảo vệ quyền của họ và cả người sử dụng lao động, mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế và xã hội cho các gia đình thuê người giúp việc, cho bản thân người giúp việc và cả xã hội. Tuy nhiên, việc những quy định này phù hợp với thực tế vẫn cần có thời gian và nhiều lần điều chỉnh. Những kinh nghiệm từ các nước châu Âu trong vấn đề này rất đáng để xem xét, bao gồm:

Quyền bảo vệ khỏi sự sa thải: trong hợp đồng lao động cần phải có quy định là người lao động cần phải giải thích rõ (thậm chí ở nhiều nước là bằng văn bản) về lý do sa thải người lao động

Thanh tra lao động: không nhiều nước ở châu Âu cho phép thanh tra lao động được phép vào nhà riêng để kiểm tra, tuy nhiên quy định này bắt đầu được nới lỏng và sẽ giúp người lao động được bảo vệ hơn. Vì vậy, nước ta cũng nên cho phép thanh tra lao động có quyền này.

Hỗ trợ pháp lý cho người lao động: tại Tây Ban Nha và Ý thành lập các trung tâm tư vấn cho người di cư, trong đó có tư vấn về lao động giúp việc. Ở Việt Nam có các trung tâm giới thiệu việc làm để tư vấn các vấn đề về việc làm, chúng ta có thể tận dụng các trung tâm này để tư vấn thêm về giúp việc gia đình.

Vai trò của công đoàn: công đoàn sẽ tổ chức các cuộc thương lượng tập thể với người sử dụng lao động, bắt buộc họ phải tuân theo và công đoàn sẽ bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Ngoài ra, công đoàn còn có thêm nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến chính sách và tư vấn cho người lao động.

Kết luận

Trong những năm qua, lao động giúp việc ngày càng trở nên phổ biến ở các nước châu Âu. Vì vậy nên không chỉ lao động bản địa làm công việc này mà còn có làn sống lao động nhập cư cũng làm công việc này. Tuy nhiên, những quy định vẫn còn mới mẻ, chưa được phổ biến rộng rãi và được thực thi một cách ngiêm chỉnh. Để đưa lao động giúp việc trở thành một nghề chính thức, được thừa nhận và pháp luật bảo vệ thì cần có sự chung tay của cộng đồng. Trong đó, nổi bật lên là vai trò của công đoàn với những hoạt động hỗ trợ như tổ chức thương lượng tập thể, vận động chính phủ các nước thông qua các văn bản luật hay hỗ trợ pháp lý cho người lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. EFFA, Domestic worker in Europe- Getting Organised, 2015

2. EFFA-ILO-ITUC, The Decent work for domestic work: The state of labour right, social protection and trade union initiatives in Europe, 2012

3. United Nation Human Right, Right of migrant domestic worker in Europe, 2012

CN. Đỗ Minh Hải- Viện Khoa học Lao động và Xã hội


(Nguồn tin: Theo Bản tin Khoa học lao động và xã hội, Quí III,2015)