Đánh giá an toàn sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:14(GMT +7)

An toàn và tai nạn lao động là hai mặt đối lập của quá trình sản xuất, chúng luôn luôn song song tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau, khi tai nạn lao động cao thì mức độ an toàn của sản xuất là thấp và ngược lại. Chính vì vậy để quản lý an toàn cho một đối tượng trong sản xuất (máy móc thiết bị và quá trình công nghệ), có thể hoặc là thông qua đánh giá, kiểm soát tình hình TNLĐ xảy ra ở đối tượng, hoặc đánh giá, kiểm soát mức độ an toàn của đối tượng.

Tuy nhiên việc đánh giá, kiểm soát tình hình TNLĐ xảy ra ở đối tượng thường có hạn chế lớn là những số liệu đánh giá chỉ thuần túy mang tính thống kê, không xét tới quá trình tích lũy tiềm tàng dẫn tới các tai nạn và đặc biệt khó khăn trong việc lượng hóa các nguyên nhân gây ra tai nạn.Từ những phân tích trên, cũng như dựa trên quan điểm hiện nay về an toàn, một phương pháp khác để đánh giá an toàn sản xuất phù hợp hơn đã được nghiên cứu đưa ra và đó là phương pháp “Đánh giá an toàn sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm“.

Trước hết cơ sở phương pháp luận của phương pháp “Đánh giá an toàn sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm” là dựa trên việc giám sát an toàn của đối tượng, thông qua đánh giá trực tiếp chỉ thị an toàn với nguyên tắc: Nguy cơ sự cố TNLĐ tối thiểu – An toàn sản xuất tối đa và như vậy là hoàn toàn phù hợp với quan điểm về an toàn hiện nay. Hơn nữa đây còn là một xu thế chung và khá phổ biến nhằm phát hiện sớm các trạng thái nguy hiểm gây TNLĐ và đặc biệt thực sự có ý nghĩa tích cực trong việc góp phần ngăn ngừa TNLĐ trong sản xuất ở nước ta hiện nay khi mà nền sản xuất ở nước ta còn ở trình độ thấp, máy móc thiết bị cũ mới đan xen.

1. Một số khái niệm và định nghĩa

a. Chỉ số an toàn nhóm (Ski)

Là chỉ số đánh giá mức độ an toàn theo nhóm yếu tố nguy hiểm của từng đối tượng khảo sát (thiết bị, máy móc, quy trình công nghệ hoặc công việc). Trong đó:

k – Chỉ số đặc trưng cho nhóm yếu tố nguy hiểm và được ký hiệu như sau:

+ k = 1 – Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học.

+ k = 2 – Nhóm yếu tố nguy hiểm về điện.

+ k = 3 – Nhóm yếu tố nguy hiểm về hoá chất.

+ k = 4 – Nhóm yếu tố nguy hiểm về nổ.

+ k = 5 – Nhóm yếu tố nguy hiểm về nhiệt.

i – Chỉ số thứ tự đối tượng khảo sát (i=1,2,3,…n).

Như vậy sẽ có 5 loại chỉ số an toàn nhóm Ski tương ứng:

+ Chỉ số an toàn cơ học: S1i

+ Chỉ số an toàn điện: S2i

+ Chỉ số an toàn hoá chất: S3i

+ Chỉ số an toàn nổ: S4i

+ Chỉ số an toàn nhiệt: S5i

b. Bậc điểm: Chỉ số an toàn nhóm Ski được cho theo thang điểm từ 1 đến 5 theo nguyên tắc “Nguy cơ tai nạn tối thiểu – An toàn tối đa” và được định nghĩa với các bậc điểm sau
(bảng 1)

Bảng 1. Bậc điểm chỉ số an toàn theo nguy cơ gây TNLĐ

Bậc điểm chỉ số AT

Nguy cơ xuất hiện và tác động của các yếu tố nguy hiểm

1

Rất nguy hiểm, nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao: Tồn tại vùng nguy hiểm với sự tác động thường xuyên, liên tục của các yếu tố nguy hiểm.

2

Không an toàn, có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động: Tồn tại vùng nguy hiểm và các yếu tố nguy hiểm có thể tác động một cách bất kỳ.

3

An toàn, song cần phải có biện pháp bổ sung, hoàn thiện: Có thể xuất hiện vùng và tác động của các yếu tố nguy hiểm nếu như không có các biện pháp an toàn bổ sung thích hợp.

4

Bảo đảm an toàn: Có thể xuất hiện yếu tố nguy hiểm nhưng không tồn tại vùng nguy hiểm. Ví dụ:

– Có thể xuất hiện yếu tố nguy hiểm về điện như: Chạm mát điện ra vỏ máy, thiết bị sản xuất, nhưng do đã xử lý nối đất, nối “0” thiết bị, nên không còn tồn tại vùng nguy hiểm.

– Có thể xuất hiện yếu tố nguy hiểm gây chấn thương cơ học như: Kẹp hay đứt ngón tay khi thao tác cấp phôi thủ công trên máy đột dập, nhưng do có lắp đặt cơ cấu bảo vệ (an toàn) như: Tay gạt, tế bào quang điện v.v… máy sẽ tự động dừng khi đưa tay vào và như vậy sẽ không còn vùng nguy hiểm.

5

Rất an toàn: Không xuất hiện những yếu tố nguy hiểm cũng như tồn tại vùng nguy hiểm. Ví dụ:

– Các thiết bị, máy móc hoặc quá trình công nghệ được khép kín và tự động hoàn toàn.

– Không tồn tại nhóm yếu tố nguy hiểm nào đó.

c. Chỉ số an toàn nhóm trung bình (Sk)

Là chỉ số đánh giá mức độ an toàn theo từng nhóm yếu tố nguy hiểm của toàn bộ các đối tượng khảo sát tại cơ sở sản xuất và được xác định bằng biểu thức sau:

                             (1)

Với: i = 1,2,3,…n; j = 1,2,3,4,5; k = 1,2,3,4,5

Trong đó aj – Trọng số điểm an toàn, với j là chỉ số tương ứng với bậc điểm từ 1 đến 5 như trong bảng 1 và có các giá trị được cho trong bảng 2.

Bảng 2. Giá trị trọng số điểm an toàn aj

Bậc điểm

aj

Pk

1

0,38

£ 1.10-4

2

0,58

£ 1.10-4

3

0,72

£ 1.10-4

4

0,92

£ 1.10-4

5

1,00

£ 1.10-4

Ghi chú:

– Pk là xác suất tác động của các yếu tố nguy hiểm ở đối tượng khảo sát.

– Khi tính toán theo biểu thức (1) giá trị aj được lấy tương ứng theo bậc điểm.

d. Mức an toàn của đối tượng đánh giá theo nhóm các yếu tố nguy hiểm (L)

Chỉ số an toàn nhóm trung bình Sk sau khi được xác định bằng biểu thức (1) sẽ được xếp theo 5 mức an toàn khác nhau tương ứng với các giá trị của Sk như trong bảng 3.

Bảng 3. Mức an toàn L theo Sk

Mức an toàn L

Giá trị Sk

I

£ 1,9

II

2.0 ¸ 2,9

II

3,0 ¸ 3,6

IV

3,7 ¸ 4,6

V

4,7 ¸ 5,0

Ghi chú: Các giá trị Sk tính theo biểu thức (1) chỉ lấy đến các chữ số thứ nhất sau dấu phẩy và không làm tròn chữ số thứ hai.

e. Phân loại tổng hợp mức an toàn của đối tượng đánh giá (G)

Đánh giá tổng hợp và phân loại an toàn sản xuất của cơ sở được dựa trên kết quả đánh giá các mức an toàn L và phân làm 5 loại như trong bảng 4

Bảng 4. Phân loại an toàn sản xuất (G) theo mức (L)

Loại an toàn sản xuất (G)

Yêu cầu mức AT (L)

Rất kém

Có 1 trong 5 nhóm yếu tố nguy hiểm ở mức an toàn I

Kém

Có 1 trong 5 nhóm yếu tố nguy hiểm ở mức an toàn II

Đạt

Tối thiểu 3/5 nhóm yếu tố nguy hiểm ở mức an toàn III và không có nhóm nào ở mức II hoặc I

Tốt

Tối thiểu 3/5 nhóm yếu tố nguy hiểm ở mức an toàn IV và hoặc V và không có nhóm nào ở mức II hoặc I

Rất tốt

4/5 nhóm yếu tố nguy hiểm ở mức an toàn V và không có nhóm nào ở mức III, II hoặc I

2. Quy trình áp dụng phương pháp

a. Nhận dạng các mối nguy hại của đối tượng đánh giá an toàn theo 5 nhóm các yếu các tố nguy hiểm, có hại: Cơ, điện, hóa, nổ và nhiệt. Qua đó thiết lập các phiếu khảo sát đánh giá an toàn đối tượng (theo các mẫu phiếu được ký hiệu là: PKS.1-M1; PKS.2-M1; PKS.3-M1; PKS.4-M1và PKS.5-M1) tương ứng với 5 nhóm yếu tố nguy hiểm, có hại: cơ, điện, hóa, nổ và nhiệt

b. Tiến hành khảo sát, đánh giá đối tượng dựa trên quan trắc, xác định nguy cơ xuất hiện và tác động của các yếu tố nguy hiểm theo 5 loại chỉ thị an toàn sau:

– Thiết bị, cơ cấu, dụng cụ an toàn, viết tắt là CCDCAT;

– PTBVCN được trang bị;

– Quy trình biện pháp làm việc an toàn (nội quy an toàn); (QPAT)

– Mức độ huấn luyện kỹ thuật an toàn; (HLAT)

– Các chỉ thị khác (tự động hoá v. v…); (TĐH)

Kết quả đánh giá an toàn đối tượng theo 5 loại chỉ thị an toàn được mã hoá dưới dạng chỉ số “0” và “1” với ý nghĩa sau: “0” – Không đảm bảo an toàn (chỉ thị là không hoặc có nhưng không đảm bảo an toàn); “1” – Đảm bảo an toàn (chỉ thị là có và đảm bảo an toàn). Tương quan giữa bậc điểm và mã chỉ thị an toàn được cho trong bảng 5

Bảng 5. Bậc điểm và mã chỉ thị an toàn

Bậc điểm

Mã chỉ thị an toàn

Ghi chú

CC.DCAT

PTBVCN

QPAT

HLAT

TĐH

5

1

1

1

1

1

Tất cả 5 chỉ thị đều là “1”

4

1

1

1

1

Tất cả 4 chỉ thị đều là “1”

3

1

1

1

0

Tối thiểu 2/4 chỉ thị là “1” và trong đó có ít nhất chỉ thị (1) và (2) phải là “1”

1

1

0

1

1

1

0

0

2

1

0

1

1

Chỉ thị (1) và (2) đều là “0” và một trong hai chỉ thị còn lại phải là “1”. Hoặc một trong hai chỉ thị (1) và (2) là “1”, các chỉ thị khác còn lại đều là “0”.

1

0

1

0

1

0

0

1

0

1

1

1

0

1

1

0

0

1

0

1

0

0

1

1

0

0

0

1

0

0

1

0

1

0

0

0

1

0

0

0

1

0

0

0

0

Tất cả 4 chỉ thị đều là “0”

c. Xử lý kết quả, số liệu đánh giá bằng Bộ chương trình phần mềm “Quản lý kiểm soát ATVSLĐ&MT – OSHEP – MM.01/06” do trung tâm An toàn lao động, Viện nghiên cứu BHLĐ nghiên cứu phát triển (xem minh họa tại hình 1)

Hình 1. Giao diện chính chương trình OSHEP-MM.01/06

TS. Triệu Quốc Lộc


(Nguồn tin: Trích dẫn cuốn Bảo hộ lao động, chủ biên PGS.TS Nguyễn An Lương, NXB Lao động, 2012)