Quản lý môi trường làm việc hàn xì và bảo vệ sức khỏe

Thứ Sáu, 01/12/2023, 04:27(GMT +7)

Ví dụ minh họa: Khi đang thực hiện công việc hàn xì, tia lửa hàn bắn và dính vào hơi dầu của chất tẩy rửa, gây phát sinh chảy nổ.

Khi đang  thực hiện  thao  tác sơn  tại khu vực  thực hiện gia công khối động cơ tàu thuyền, sau khi 05 công nhân dùng chất tẩy rửa (chất pha loãng) để  loại bỏ cặn dầu dính  trên máy gia công  thép  lăn (máy nạp phôi) được lắp bên trong hố (Pit) thì 01 công nhân thực hiện gia công hàn để lắp đặt nắp đậy trên khe hở xung quanh máy gia công thép lăn. Lúc này, tia lửa bắn và bám vào hơi dầu của chất tẩy rửa ở hố ngầm, gây phát sinh cháy nổ. (02 người tử vong, 04 người bị bỏng).

Tổng hợp thuật ngữ hàn xì:

   – Hàn (Welding): Gia công kim loại để nối hai hoặc nhiều kim loại thành một

   – Khói hàn (Welding fume): Hạt dạng rắn được hình thành từ phản ứng hóa học do hơi kim loại phát sinh khi gia công hàn ngưng tụ và bị ôxy hóa.

   – Bụi hàn: Tất cả các hạt phân tử li ti thể rắn có trong không khí xung quanh nơi gia công hàn.

Triệu chứng chính và những ảnh hưởng đến sức khỏe:

   – Khói kim loại và bụi kim loại:

     + Cadimi: Kích ứng phổi, gây phù phổi, gây tổn thương thận và khí phế thũng do ảnh hưởng mãn tính.

     + Crom: Tăng nguy cơ phát sinh ung thư phổi và kích ứng da do tiếp xúc nhiều trong thời gian dài.

     + Sắt: Phản ứng mẫn cảm với mũi, cổ họng, phổi (ảnh hưởng cấp tính) và gây ra bệnh phổi ứ sắt (ảnh hưởng mãn tính).

     + Mangan: Khi tiếp xúc trong thời gian dài, gây ra bất thường tại hệ thần kinh trung ương.

     + Chì: Khi tiếp xúc với nồng độ cao, gây tổn thương dạ dày, tổn thương cơ thần kinh, bệnh về não…

   – Khí độc:

     + Ôzôn (O3): Gây ảnh hưởng cấp tính rất độc hại như sung huyết phổi, khí phế thũng…

     + Oxit nitơ (NOX): (Nồng độ thấp) Gây kích ứng đến cơ quan hô hấp, mũi, mắt; (nồng độ cao) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi như phù phổi.

     + Cacbon monoxit (CO): Gây đau đầu, chóng mặt, rối loạn tâm thần…   

     + Photgen (COCl2), photphin (PH3): Suy hô hấp do ngộ độc cấp tính và gây suy tim.   

   – Tiếng ồn và các nguyên nhân khác:

     + Tiếng ồn: Phát sinh tiếng ồn với tiêu chuẩn cường độ mạnh khi gia công hàn và mài nghiền   

     + Bỏng do nhiệt độ cao, bỏng do điện giật, phát sinh cháy nổ.

Biện pháp thông khí để loại bỏ khói hàn:

   –  Thiết bị thông gió toàn bộ:

     + Đáp ứng đầy đủ lượng thông khí cần thiết (Số lần thông khí tại nơi làm việc: 15 – 20 lần/giờ). 

     + Không khí đi vào có thể thông qua địa điểm ô nhiễm. Tuy nhiên, lựa chọn địa điểm phù hợp để luồng khí đi vào không di chuyển về phía người lao động. 

     + Cung cấp không khí sạch.    

     + Cấp khí để luồng khí không di chuyển sang một bên.

     + Nếu có công đoạn khác xung quanh nguồn ô nhiễm, lượng xả khí phải lớn hơn lượng cấp khí. Nếu không có công đoạn khác, cung cấp lượng khí sạch nhiều hơn lượng xả ra.  

     + Lựa chọn vị trí lỗ xả khí để không khí được xả ra không đi ngược vào bên trong.  

     + Xem xét kỹ yếu tố ảnh hưởng (như hệ thống sưởi và làm lạnh, cửa sổ…) để lắp đặt.

Biện pháp quản lý môi trường làm việc theo loại hình công việc:

   – Công việc hàn xì trong nhà  

     + Lắp đặt chụp hút đối với thiết bị xả khí cục bộ dạng buồng hàn bao quanh điểm làm việc. 

     + Khi lắp đặt chụp hút bên ngoài, đặt chụp hút tiếp xúc với góc cạnh điểm làm việc và chú ý để khói không rò rỉ.   

     + Lắp đặt tấm chắn sáng để bảo vệ thị lực của người lao động xung quanh.   

     + Đeo mặt nạ chống khói hoặc mặt nạ dưỡng khí, kính chắn sáng.  

     + Sử dụng dụng cụ bảo hộ (bịt tai) khi tiềng ồn trên 85dB. 

   – Công việc hàn xì ngoài trời  

     + Quay lưng chắn gió và thực hiện công việc. Lắp đặt tấm chắn sáng để bảo vệ thị lực của người lao động xung quanh.   

     + Đeo mặt nạ chống khói hoặc mặt nạ dưỡng khí, kính chắn sáng.

     + Sử dụng dụng cụ bảo hộ (bịt tai) khi tiềng ồn trên 85dB.  

   – Công việc hàn xì trong không gian kín:

     + Bật quạt cấp khí và xả khí để làm việc.  

     + Tính toán nồng độ ôxy trước khi làm việc và chỉ thực hiện trong trường hợp nồng độ ôxy trên 18%. Kiểm tra thường xuyên nồng độ ôxy.   

     + Đeo mặt nạ chống khói hoặc mặt nạ dưỡng khí để làm việc.  

     + Sử dụng dụng cụ bảo hộ (bịt tai) khi tiềng ồn trên 85dB.  

     + Khi làm việc tại địa điểm không đủ thông gió (như thùng chứa, lỗ cống, hố…), xử lý để có thể ứng phó trong tình huống khẩn cấp. Thực hiện công việc sau khi chuẩn bị (thiết bị liên lạc với bên ngoài, thang dùng trong tình huống khẩn cấp, dây thừng…)    


(Nguồn tin: KOSHA)