Ánh sáng chỗ làm việc

Thứ Sáu, 01/12/2023, 01:49(GMT +7)

Môi trường làm việc tốt phải có ánh sáng thích hợp cho con người và công việc. Chiếu sáng không hợp lý sẽ làm mệt mỏi thị giác, kéo dài gây bệnh cho mắt, làm giảm năng suất lao động, giảm chất lượng sản phẩm và tăng nguy cơ gây tai nạn lao động.

Ánh sáng là một dạng năng lượng bức xạ điện từ. ánh sáng tự nhiên là ánh sáng ban ngày do mặt trời và bầu trời sinh ra, thích hợp và có tác dụng tốt với sinh lý con người. Ánh sáng mặt trời là bức xạ của các bước sóng ánh sáng với các bước sóng có độ dài khác nhau. Ánh sáng nhìn thấy là những chùm bức xạ, gây cho mắt người cảm giác về ánh sáng, có bước sóng trong khoảng 380nm đến 760nm (nanômét).

Bên cạnh nguồn sáng tự nhiên, chúng ta có nguồn sáng nhân tạo từ các bóng điện (đèn nung sáng, đèn huỳnh quang). Trong kỹ thuật chiếu sáng, tuỳ từng mục đích người ta thiết kế chiếu sáng chung, chiếu sáng cục bộ và chiếu sáng hỗn hợp.

1.  Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chiếu sáng

– Độ rọi: Lượng ánh sáng cần thiết cho một công việc được xác định theo đơn vị là lux (đo bằng luxmeter). Độ rọi là đại lượng để đánh giá mức độ được chiếu sáng của một bề mặt, nghĩa là mật độ quang thông của luồng ánh sáng tại một điểm trên bề mặt được chiếu sáng. Ví dụ, độ rọi tối thiểu cần để đọc, viết và làm công việc thủ công vào khoảng 10 lux. Nhưng để công việc được thực hiện dễ dàng và hiệu quả thì nhu cầu phải gấp 30 lần nghĩa là từ 300- 500 lux.

– Khả năng phân giải của mắt: kích thước góc nhìn vật tối thiểu là một chức năng quan trọng của mắt để phân biệt những vật nhìn hay những chi tiết có kích thước nhỏ.. Khả năng phân giải được đánh giá bằng kích thước góc nhìn tối thiểu ang = 1′ (phút) trong điều kiện chiếu sáng tốt. Do đó đối với những công việc thường xuyên phải phân biệt những vật có kích thước nhỏ (a xấp xỉ ang) thì phải đảm bảo điều kiện chiếu sáng tốt, đầy đủ và không có hiện tượng chói loá, khi cần phải phân biệt những chi tiết quá nhỏ (a < a ng) cần có kính phóng đại.

– Chói loá: gây khó chịu cho mắt người và làm giảm khả năng nhìn của mắt. Chói loá xảy ra khi trong phạm vi của trường nhìn xuất hiện một vật hoặc nguồn sáng có độ chói quá lớn. Khi mắt bị chói loá thì không thể làm việc được bình thường, không nhìn rõ các vật, thần kinh căng thẳng, giảm khả năng làm việc và dễ xảy ra tai nạn lao động. Mặt khác chói loá còn gây lãng phí năng lượng chiếu sáng. Nguồn sáng gây chói loá càng gần trường nhìn, có kích thước càng lớn thì gây hiện tượng chói loá càng mạnh. Vì vậy cần hết sức tránh hiện tượng này khi bố trí các nguồn sáng cũng như hưóng nhìn của người lao động đến các vật có bề mặt phản xạ lớn.

– Tốc độ phân giải của mắt: Quá trình nhận thức khi nhìn vật của mắt được tiến hành sau một thời gian cần thiết để phân giải được một chi tiết. Tốc độ phân giải là nghịch số của thời gian cần thiết để nhận biết chi tiết của mắt, được đo bằng 1/sec (giây).

+ Tốc độ phân giải của mắt phụ thuộc chủ yếu vào độ rọi sáng trên vật tăng từ 0 đến 1000 – 2000 lux, sau đó tăng không đáng kể.

+ Tốc độ phân giải còn chịu ảnh hưởng của thời gian thích ứng của mắt. Mắt chuyển từ trường nhìn sáng đến trường nhìn tối phải mất 15- 20 phút. Ngược lại, từ trường nhìn tối sang trường nhìn sáng phải mất 8- 10 phút. Vì vậy phải đảm bảo độ sáng đủ lớn trong trường nhìn và ánh sáng phải được phân bố đều trên bề mặt làm việc.

2. Tiêu chuẩn giá trị độ rọi chiếu sáng làm việc  (TCVN 3743-83, Quyết định 3733/2002/QĐ- BYT), xem bảng

Bảng Tiêu chuẩn giá trị độ rọi chiếu sáng làm việc
Tính chất công việc Kích thư­ớc nhỏ nhất cần phân biệt (mm)

Sự t­ương phản giữa vật và nền

Đặc điểm của nền

Độ rọi nhỏ nhất (lux)

Đèn huỳnh quang

Đèn nung sáng

Chiếu sáng hỗn hợp

Chiếu sáng chung

Chiếu sáng hỗn hợp

Chiếu sáng chung

Rất chính xác

Nhỏ hơn
0,15

Nhỏ

Tối

1.500

500

750

200

Trg bình

Trg bình

750

300

400

150

Lớn

Sáng

500

200

300

100

Chính xác cao

0,15- 0,3

Nhỏ

Tối

1.000

400

500

200

Trg bình

Trg bình

500

150

300

100

Lớn

Sáng

400

200

200

75

Chính xác

0,3-0,5

Nhỏ

Tối

500

100

300

100

Trg bình

Trg bình

300

100

150

50

Lớn

Sáng

200

100

100

50

Chính xác trung bình

0,5-1

Nhỏ

Tối

300

100

150

50

Trg bình

Trg bình

150

100

100

50

Lớn

Sáng

100

100

100

50

Ít chính xác

1-5

Nhỏ

Tối

 

75

 

30

Tr.g bình

Trg bình

Lớn

Sáng

Thô sơ

Lớn hơn 5

Không phụ thuộc vào hệ số phản xạ

75

30

Các biện pháp kiểm soát chói loá
– Để giảm độ bóng của các bề mặt có thể dùng các loại sơn màu hoặc thay đổi hướng chiếu sáng.
– Có thể dùng màn gió để hạn chế ánh sáng tự nhiên chiếu qua cửa sổ
– Để hạn chế độ chói loá của đèn điện cần lắp chao chụp đèn có góc bảo vệ > 150 đối với đèn huỳnh quang và >100 đối với đèn nung sáng.
– Đảm bảo độ cao treo đèn (so với nền nhà) để vừa nâng cao được hiệu quả chiếu sáng vừa đồng thời hạn chế được chói loá.
– Đối với chiếu sáng cục bộ (bóng huỳnh quang hoặc nung sáng) cần phải có chao chụp làm bằng vật liệu không xuyên sáng, có góc bảo vệ >300.
– Đối với công việc hàn điện hoặc hàn hơi, người thợ hàn phải sử dụng kính hàn đúng số để tránh cho mắt khỏi bị tổn thương do các tia cực tím trong ngọn lửa hàn tác động trực tiếp gây nên.


(Nguồn tin: Nilp.vn)