Công trường xây dựng trong mùa mưa

Thứ Ba, 26/12/2023, 03:53(GMT +7)

Mùa mưa là thời điểm dễ xảy ra tai nạn lao động do sạt lở đất, ngập nước… Vì vậy, cần nắm rõ nguyên nhân tai nạn và phương pháp phòng ngừa theo từng yếu tố nguy hiểm tại công trường xây dựng.

Các yếu tố có hại và nguy hiểm chính

– Đất đá trôi dạt hoặc sạt lở (đổ sập) do mưa tập trung.

– Tai nạn điện giật khi đang sử dụng máy móc, thiết bị điện trong mùa mưa.

– Nguy hiểm tai nạn điện giật do trang thiết bị điện bị ngập nước.

– Điện giật do cơ thể của người lao động tiếp xúc với bộ phận mang điện.

– Hư hỏng trang thiết bị, tòa nhà xung quanh hoặc hư hỏng trang thiết bị lắp đặt ngầm do vùng đất xung quanh bị suy yếu.

 – Dừng thi công và tổn thất vật chất do công trường bị ngập nước.

Kiểm tra an toàn trước khi thực hiện công việc là bảo vệ mạng sống của chính bạn.

Tập thói quen kiểm tra an toàn trước khi thực hiện công việc / Xây dựng văn hóa thực hiện

Chủ doanh nghiệp hỗ trợ và xây dựng văn hóa kiểm tra an toàn trước khi thực hiện công việc

Người lao động nắm rõ, báo cáo và ứng phó với các yếu tố nguy hiểm của công việc thực hiện

 • Người quản lý giám sát kiểm tra an toàn đối với công việc tương ứng và lập phương án cải thiện

Hãy ghi nhớ!

04 nguyên tắc an toàn bắt buộc tại hiện trường làm việc

1. Gắn biển báo an toàn, sức khỏe (như địa điểm nguy hiểm, trang thiết bị)

2. Thực hiện giáo dục an toàn và sức khỏe (nhận thức về yếu tố nguy hiểm, phương pháp làm việc an toàn)

 3. Tuân thủ quy trình làm việc an toàn (ban hành, tuân thủ quy trình)

4. Cấp phát và sử dụng dụng cụ bảo hộ (dụng cụ bảo hộ phù hợp với công việc)

Biện pháp an toàn chính thực hiện tại công trường thi công trong mùa mưa

Biện pháp an toàn liên quan đến mưa tập trung

  •  Đảm bảo và bố trí vật liệu, trang thiết bị khẩn cấp phòng chống thiệt hại do ngập lụt.
  •  Tổ chức và điều hành tổ trực ban để ứng phó với tình huống khẩn cấp.
  •  Thực hiện kiểm tra an toàn liên quan đến trang thiết bị dễ bị hư hỏng tại khu vực xung quanh công trường trong mùa mưa.
  •  Đảm bảo an toàn cho lối đi tạm thời dùng để thi công.

Phòng tránh sạt lở đất đá của vách đào nghiêng (mái dốc, taluy)

  • Thực hiện kiểm tra an toàn và xử lý an toàn trước để phòng tránh sạt lở vách nghiêng (mái dốc, taluy) chưa đào.
  • Cấm vận hành xe làm tăng trải trọng ở mặt trên của vách nghiêng (mái dốc, taluy).
  • Trong trường hợp có nguy cơ phát sinh nguy hiểm do sạt lở vách nghiêng (mái dốc, taluy) hoặc rơi rớt đất đá, lắp đặt kết cấu chống vách hoặc thực hiện các biện pháp như cấm người lao động ra vào
  • Kiểm tra tình trạng của kết cấu chống vách và thực hiện xử lý gia công nếu cần thiết.

Biện pháp an toàn phòng tránh điện giật

  • Sử dụng tất cả các trang thiết bị điện nối với cầu giao chống rò điện đất và sử dụng vỏ bọc ngoài tiếp đất.
  • Địa điểm lắp đặt thiết bị tiếp nhận điện tạm thời phải là địa điểm an toàn, không bị ngập nước.
  • Lắp đặt bảng điện tạm thời tại vị trí không ướt mưa.
  • Cấm dùng tay ướt để sử dụng trang thiết bị điện
  • Kiểm tra trạng thái cách điện trước khi sử dụng trang thiết bị điện kiểu di động.
  • Khi làm việc gần dây điện đang tích điện, xử lý phòng tránh tiếp xúc với dây điện, gia công và lắp đặt dụng cụ bảo hộ cách điện đối với mạch điện tích điện xung quanh người lao động.
  • Tránh sử dụng vật chất kim loại và nguyên vật liệu khi xảy ra sét đánh.

Phòng ngừa tai nạn ngạt thở khi làm việc trong không gian kín

  • Người ra vào không gian kín phải mang theo dụng cụ đo cá nhân cầm tay và thường xuyên đo nồng độ khí độc và ôxy khi đang làm việc.
  • Liên tục đo nồng độ ôxy và nồng độ khí độc đối với trường hợp có khả năng phát sinh khí độc liên tục trong quá trình thực hiện các công việc như sử dụng động cơ đốt trong của máy bơm nước, loại bỏ bùn, công việc bảo dưỡng bê tông… trong không gian kín
  • Người ra vào không gian kín phải rời khỏi không gian kín ngay khi dụng cụ đo cầm tay phát cảnh báo.
  • Người giám sát phải kiểm tra việc người ra vào rời khỏi hiện trường làm việc khi có chuông cảnh báo
  • Khi hiện trạng công việc trở nên nghiêm trọng đến mức cần phải yêu cầu cứu trợ, người lao động cần phải yêu cầu ngay người giám sát cứu trợ khẩn cấp.
  • Khi đã có người gặp nạn, tuyệt đối không bước vào không gian kín để thực hiện cứu hộ nếu chưa thực hiện các biện pháp an toàn như đeo mặc nạ dưỡng khí.


(Nguồn tin: Kosha)