Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động dành cho các hệ thống quốc gia

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:45(GMT +7)

An toàn vệ sinh lao động là một lĩnh vực phức tạp đòi hỏi sự can thiệp của các quy tắc đan xen và sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Những thỏa thuận cấp cơ sở tương ứng nhằm thay thế chính sách quốc gia về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) thành hành động đã cho thấy mức độ phức tạp của lĩnh vực này.

Chưa có ảnh

Do vậy, cơ sở hạ tầng cung cấp thông tin cũng như cơ chế ra quyết định chậm hơn khá nhiều, từ đó tồn tại một khó khăn cố hữu trong việc hỗ trợ liên tục cho những thay đổi trong thế giới việc làm để có được bước đi thích hợp. Do cả hệ thống ATVSLĐ quốc gia điều chỉnh công tác ATVSLĐ và các doanh nghiệp, là nơi phải áp dụng những quy định đó, đều phải đối phó được bước thay đổi nhanh chóng và liên tục này. Áp dụng hướng tiếp cận hệ thống quản lý cho quá trình vận hành hệ thống ATVSLĐ quốc gia được xem là một bước đi logic. Nếu việc áp dụng có hệ thống, thì hướng tiếp cận này sẽ thu được nhiều sự đồng thuận, hợp tác, triển khai nhanh chóng và đơn  giản phục vụ cho quá trình chuyển đổi những yêu cầu điều chỉnh thành những biện pháp phòng ngừa và bảo vệ có hiệu quả cũng như đánh giá việc tuân thủ.

Mục đích của việc không ngừng cải thiện là nhằm đạt được và duy trì điều kiện cũng như môi trường làm việc ổn định, an toàn và lành mạnh đã được nêu ra trong Chiến lược toàn cầu về ATVSLĐ của ILO năm 2003. Ý tưởng áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ vào hệ thống ATVSLĐ quốc gia được đưa ra lần đầu tiên trong một tiêu chuẩn quốc tế năm 2006 khi Hội nghị Lao động quốc tế của ILO thông qua Công ước liên quan đến “Khuôn khổ tuyên truyền quảng bá về ATVSLĐ” (Số 187) và văn bản Khuyến nghị kèm theo (Số197). Mục đích chính của Công ước này là đảm bảo ưu tiên cao hơn dành cho công tác ATVSLĐ trong chương trình nghị sự quốc gia và đẩy mạnh các cam kết chính trị trong bối cảnh ba bên nhằm cải thiện công tác ATVSLĐ. Công ước này mang tính tuyên truyền quảng bá hơn là một quy tắc phải được áp dụng, nó được căn cứ trên hai khái niệm căn bản là phát triển và duy trì văn hóa phòng ngừa an toàn và sức khỏe và áp dụng ở cấp quốc gia hướng tiếp cận hệ thống quản lý đối với công tác ATVSLĐ. Công ước định nghĩa những thuật ngữ chung về các yếu tố và chức năng của chính sách quốc gia, hệ thống quốc gia và chương trình quốc gia.

Yếu tố vận hành chủ đạo là sự mở rộng của các chương trình quốc gia về ATVSLĐ, cần sự ủng hộ từ cấp lãnh đạo cao nhất, nhằm đảm bảo nhận thức sâu sắc cam kết mang tính quốc gia. Việc áp dụng hướng tiếp cận hệ thống quản lý ở cấp quốc gia để xuất một cơ chế vận hành kết hợp nhằm không ngừng cải thiện bao gồm:

-Một chính sách quốc gia được hình thành, triển khai và rà soát định kỳ bởi cơ quan có thẩm quyền có tham vấn các tổ chức đại diện cho NSDLĐ và NLĐ;

-Một hệ thống ATVSLĐ cấp quốc gia bao gồm cơ sở hạ tầng để triển khai chính sách và các chương trình quốc gia, đồng thời kết hợp các hành động điều chỉnh, kỹ thuật và quảng bá cấp quốc gia có liên quan đến lĩnh vực ATVSLĐ;

-Một chương trình ATVSLĐ quốc gia chỉ rõ các mục tiêu quốc gia liên quan đến ATVSLĐ theo một khung thời gian đã lập trước, thiết lập các ưu tiên và biện pháp hành động xây dựng thông qua việc phân tích hiện trạng ATVSLĐ quốc gia như đã tóm tắt trong Hồ sơ Quốc gia về ATVSLĐ;

-Một cơ chế rà soát xem xét tác động của chương trình quốc gia nhằm đánh giá tiến bộ và xác định mục tiêu, hành động mới cho chu trình tiếp theo.

Công ước số 187 nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại xã hội và sự tham gia đầy đủ của tất cả các bên trong lĩnh vực ATVSLĐ như là điều kiện tiên quyết cho việc quản lý thành công hệ thống ATVSLĐ quốc gia. Đào tạo và tập huấn ở mọi cấp cũng được coi là cần thiết cho sự vận hành của hệ thống này.

Hệ thống thanh tra lao động vẫn là mối liên kết chính giữa hệ thống ATVSLĐ quốc gia và các cơ sở về quan hệ lao động và công tác ATVSLĐ. Nếu được huấn luyện phù hợp, thanh tra lao động có thể đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo các chương trình hệ thống quản lý ATVSLĐ, bao gồm cả công tác kiểm tra và cơ chế, tuân thủ theo các quy đinh và luật pháp quốc gia.

Công cụ của ILO trực tiếp liên quan đến hoạt động quản lý ATVSLĐ tại doanh nghiệp, cụ thể là Công ước về ATVSLĐ Số 155 năm 1981 của ILO, Khuôn khổ quảng bá tuyên truyền về Công ước ATVSLĐ Số 187 năm 2006 và Hướng dẫn của ILO về ATVSLĐ năm 2001, xác định những yếu tố và chức năng cơ bản của một khuôn khổ quản lý ATVSLĐ, dành cho cả hệ thống quốc gia và cơ sở (doanh nghiệp). Tương lai của Hệ thống quản lý ATVSLĐ nằm ở việc thu hút sự quan tâm về sự cân bằng quyền lợi giữa các hướng tiếp cận tự nguyện và bắt buộc, phản ánh nhu cầu và thực tế tại địa phương.


(Nguồn tin: ILO)