Kiểm tra an toàn khi làm việc: An toàn lao động khi sử dụng đèn cầm tay

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:07(GMT +7)

Đèn cầm tay: Là đèn điện cầm tay, có thể di chuyển, sử dụng nguồn điện bên ngoài và được dùng khi kiểm tra, giám sát trang thiết bị.

Yếu tố nguy hiểm và biện pháp phòng tránh:

– Nguy cơ điện giật:

   + Điện giật do rò rỉ điện từ bộ phận kim loại bị hở như lưới bảo hộ kim loại, tay nắm kim loại hoặc thanh chắn dùng để bảo vệ bóng đèn 

   + Điện giật do tiếp xúc trực tiếp với sợi đốt của bóng đèn dây tóc khi bóng đèn bị hư hỏng.

– Biện pháp phòng tránh điện giật:

   + Khi sử dụng dòng điện xoay chiều 220V, sử dụng thiết bị điện đã được cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.

   + Sử dụng đèn cầm tay có lưới bảo hộ và phích cắm được làm từ chất liệu cách điện chắc chắn.

   + Giảm nguy cơ điện giật do rò rỉ điện khi sử dụng điện áp cực thấp an toàn.

   + Khi sử dụng đèn làm việc cầm tay tại không gian kín, thiết lập điện áp sử dụng dưới 25V.

   + Ngoại trừ trường hợp điện áp cực thấp an toàn, thực hiện tiếp đất cho tất cả các đèn cầm tay để phòng tránh điện giật do đèn cầm tay.

   + Khi sử dụng đèn cầm tay ở ngoài trời, địa điểm phát sinh bụi, lựa chọn loại đèn chống thấm nước hoặc chống bụi tùy theo điều kiện môi trường.

   + Chuẩn bị biện pháp đề phòng đèn làm việc bị hư hỏng do các vật rơi rớt tại nơi làm việc.

• Biện pháp an toàn và nguyên tắckhi thao tác sử dụng đèn cầm tay

– Yếu tố nguy hiểm cháy nổ:

   + Nguy hiểm phát nổ khi sử dụng đèn cầm tay kiểu thường tại môi trường làm việc có khả năng phát nổ.

   + Khi có hơi dầu lưu lại bên trong khe rãnh (pit) của thiết bị tự động, có nguy cơ phát nổ do nhiệt bức xạ từ bóng đèn dây tóc.

– Ứng phó với nguy hiểm cháy nổ:

   + Đối với đèn cầm tay sử dụng tại địa điểm có khả năng phát nổ, cần phải sử dụng thiết bị điện chống nổ như đèn có cấu tạo chống nổ chịu áp, cấu tạo chống nổ an toàn, cấu tạo chống nổ áp lực, cấu tạo chống nổ đặc biệt…

   + Khi thực hiện công việc tại địa điểm có nguy cơ cháy nổ, tập huấn trước về tính nguy hiểm và các rủi ro liên quan.

– Biện pháp an toàn khi thay bóng đèn:

   + Trước khi bắt đầu công việc, ngắt nguồn điện cung cấp.

   + Lựa chọn đèn làm việc phù hợp với điện áp định mức hoặc giá trị dòng điện.

– Biện pháp an toàn khi sử dụng dây điện nối và phích cắm:

   + Trước khi thực hiện công việc, kiểm tra xem thiết bị tương ứng có điều gì bất thường không.

   + Cấm sử dụng cáp PVC xung quanh nơi làm việc có nhiệt độ cao.

   + Cấm sử dụng cáp PVC hoặc cáp cách điện cao su tại địa điểm có dầu hoặc mỡ.

   + Đảm bảo chiều dài để dây  tiếp đất nối với bên  trong phích cắm không bị hư hỏng do lực tác động bên ngoài.

– Biện pháp an toàn khi kiểm tra và bảo dưỡng:

   + Thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để phòng tránh rò rỉ điện.

   + Đối với trường hợp sử dụng thường xuyên đèn cầm tay trong môi trường khắc nghiệt, áp dụng chu kỳ kiểm tra và bảo dưỡng ngắn hơn.

   + Quản lý và ghi chép kết quả kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ.


(Nguồn tin: KOSHA)