Kính chống bức xạ hồng ngoại, tử ngoại

Thứ Sáu, 01/12/2023, 04:47(GMT +7)

Kính chống bức xạ hồng ngoại và tử ngoại, trong sản xuất được gọi là kính hàn (hàn điện và hàn hơi) và kính nhìn lò.

– Kính hàn hơi và kính nhìn lò, có cấu tạo gồm 2 phần chính: gọng và mắt kính (cái lọc sáng).

– Kính hàn điện (mặt nạ hàn) có cấu tạo gồm mắt kính, phần che mặt và tay cầm. Bộ phận quan trọng nhất của kính là cái lọc sáng. Cái lọc sáng được làm bằng 2 loại thuỷ tinh: thuỷ tinh màu tối để làm cái lọc sáng trong kính hàn và thuỷ tinh màu xanh để làm cái lọc sáng dùng trong kính nhìn lò. Thông thường cái lọc sáng có số thứ tự phân loại càng lớn, mức độ xẫm màu (đặc trưng bằng mật độ quang học D) càng lớn, và vì thế nó được dùng ở những nơi có bức xạ lớn. Dưới đây là bảng phân loại cái lọc sáng bảo vệ mắt chống bức xạ hồng ngoại, tử ngoại và công dụng của nó (TCVN3580-81):

Yêu cầu chất lượng của cái lọc sáng

a. Cái lọc sáng bảo vệ mắt không được có vân, bọt tro, bụi, rạn nứt. Cho phép có các bọt khí, vết xước ít, nhỏ. Cụ thể đối với bọt khí, cho phép không quá 8 hạt và bọt lấm tấm với kích thước không quá 2 mm ở vùng cách rìa mép 10 mm. Khoảng cách giữa các bọt không nhỏ hơn 5 mm.

b. Độ dày của cái lọc sáng bảo vệ mắt không quá 1,5 ¸ 3,5mm đối với mắt kính tròn;
1,5 ¸ 4 mm đối với tấm phẳng. Độ dày này được quy định dựa vào đặc tính quang phổ của thuỷ tinh làm cái lọc sáng.

c. Cái lọc sáng phải có độ dày đồng đều. Chênh lệch về độ dày ở 2 điểm bất kỳ trong mắt kính không được lớn hơn 0,1 mm đối với các lọc sáng dùng cho hàn hơi và nhìn lò.

d. Cái lọc sáng không được có rìa mép sắc nhọn.

Kiểm tra chất lượng đối với cái lọc sáng

a. Kiểm tra chất lượng khi xuất xưởng được tiến hành theo tiêu chuẩn: TCVN 3580-81 và do người sản xuất đảm nhận. Việc đánh giá được tiến hành đối với tất cả các chỉ tiêu:

– Chỉ tiêu quang học: Số thứ tự phân loại của cái lọc sáng (mật độ quang học) được xác định bằng cách so sánh với cái lọc chuẩn.

– Chỉ tiêu phi quang học (chỉ tiêu cơ lý): Độ bền va đập được xác định bằng cách cho viên bi có khối lượng 20-40g rơi từ độ cao 1m.

– Chỉ tiêu khác: Kích thước, độ đồng đều và độ dày được kiểm tra bằng dụng cụ đo lường với độ chính xác 0,1 mm.

– Các chỉ tiêu khuyết tật được xác định bằng cách xem xét qua ánh sáng

b. Kiểm tra trước và trong quá trình sử dụng: Bằng cảm quan, người lao động cần xem xét cái lọc sáng có bị vỡ nứt gì không, mức độ tối đã phù hợp với công việc hay chưa, bằng cách soi kính lên bóng điện có công suất 300W. Nếu hư hỏng hoặc không phù hợp phải đổi lại.

Lưu ý khi lựa chọn, sử dụng và bảo quản

– Lựa chọn loại kính có màu tối cho việc hàn, kính màu xanh để nhìn lò.

– Căn cứ vào số thứ tự phân loại của cái lọc sáng mà lựa chọn kính cho phù hợp với cường độ ánh sáng trong từng công việc. Không nên dùng lẫn loại đã định, vì mắt dễ bị chấn thương do các tia hồng ngoại, tử ngoại.

————————


(Nguồn tin: Theo tài liệu: Bảo hộ lao động, NXB Lao động, 2012)