Lời khuyên cho NLĐ bảo vệ sức khỏe của mình khi làm việc trong lĩnh vực nước thải

Thứ Sáu, 01/12/2023, 01:50(GMT +7)

Làm việc trong lĩnh vực xử lý nước thải là một nghề độc hại. Mới đây Cục bảo vệ môi trường của Bang Pennsylvania đã yêu cầu Viện quốc gia về an toàn và sức khỏe Mỹ (NIOSH) cung cấp thông tin liên quan đến an toàn và sức khỏe đối với những người lao động tiếp xúc với nước thải. NIOSH trả lời vắn tắt rằng chưa có nhiều nghiên cứu về sức khỏe của NLĐ làm việc trong lĩnh vực nước thải và NIOSH vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này. Bạn có thể tìm thấy trích đoạn tóm tắt các nghiên cứu đó kèm theo email gửi trả lời yêu cầu.

Sau đây là một số gợi ý có thể giúp NLĐ trong lĩnh vực này giữ gìn được sức khỏe khi làm việc. Đó thuần túy chỉ là những lời khuyên chứ không phải là chính sách và cũng không phải là các khuyến cáo một cách đầy đủ. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và nơi làm việc mà bạn có thể tuân thủ theo Luật, Quy chế hoặc các quy định liên quan đến an toàn và sức khỏe đối với NLĐ tiếp xúc với nước thải (gọi tắt là công nhân nước thải).  Các cơ sở xử lý nước thải và NLĐ phải có trách nhiệm xem xét điều kiện làm việc cụ thể và áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo môi trường làm việc là an toàn. Các biện pháp bổ sung có thể xem xét, cân nhắc thêm để áp dụng trong những trường hợp cần thiết. Xem xét lại và cập nhật các chính sách về an toàn cần phải liên tục.

– Các bệnh có nguồn gốc từ nước là mối quan tâm của các công nhân nước thải. NIOSH đã đưa ra khuyến cáo không chính thức liên quan đến việc tiêm vắc xin cho công nhân nước thải. NIOSH chỉ ra rằng công nhân nước thải cũng như mọi người lớn trưởng thành khác cần phải tiêm phòng dịch bạch cầu-uốn ván. Đồng thời dựa vào các nghiên cứu của mình NIOSH cũng tuyên bố công nhân nước thải cũng phải tiêm vắc xin ngừa viêm gan A. Cùng với các cơ quan chức năng khác, NIOSH thừa nhận rằng có nhiều nguy cơ về các bệnh có nguồn gốc từ nước và cách phòng bệnh tốt nhất đối với công nhân nước thải là thực hành vệ sinh lao động tốt và giữ gìn vệ sinh;

– Công nhân ở các cơ sở xử lý nước thải phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng chống vi khuẩn. Phải rửa tay thật kỹ và dùng bàn chải để cọ móng tay. Đặc biệt phải rửa tay thật sạch trước khi ăn, uống hoặc hút thuốc;

– Giữ gìn và chăm sóc tốt các vết thương; phải thay quần áo đã nhiễm bẩn;

– Tránh tiếp xúc trực tiếp với nước thải, luôn mang bao tay cao su và quần áo bảo hộ lao động khi tiếp xúc với nước thải;

– Không được mặc quần áo nhiễm bẩn hoặc dính đất; quần áo làm việc phải được giặt rũ phải thường xuyên để tẩy rửa chất bẩn. Quần áo của công nhân nước thải nên giặt tại chỗ làm việc, rất không nên mang quần áo nhiễm bẩn về nhà. Hãy để quần áo, giày ủng đã dùng ở lại nơi làm việc. Mang quần áo nhiễm bẩn về nhà là đặt các thành viên trong gia đình mình vào tình thế nguy hiểm, dễ nhiễm bệnh. Nên tắm sạch sau mỗi ca làm việc.

– Mặc dù đã rất cẩn thận nhưng đôi khi vẫn có rủi ro là nước bẩn, các chất bẩn từ nước thải bắn văng lên người. Khi bị như vậy, bạn hãy thay ngay quần áo và tắm rửa ngay.

– Luôn cắt ngắn móng tay và KHÔNG ĐƯỢC cắn móng tay;

– KHÔNG ĐƯỢC đưa ngón tay vào miệng, mũi, mắt và tai;

– Một trong những hiểm nguy lớn nhất mà công nhân nước thải phải đối mặt là làm việc trong không gian kín. Rất nhiều mối nguy hiểm rình rập trong không gian kín trong đó cái đầu tiên là bầu không khí ô nhiễm. Công nhân nước thải phải có khả năng nhận diện và xử lý các nguy cơ trong không gian kín. Ví dụ về không gian kín trong hệ thống nước thải là (có thể chưa đầy đủ): miệng cống, cống thoát nước, đường ống dẫn nước,  bể chứa, giếng, bể phân hủy và trạm bơm nước thải. Ngoài ra bầu không khí ô nhiễm còn tồn tại ở những nơi như xử lý nước thải và cặn bùn. Khi làm việc tại các cơ sở xử lý nước thải nên sử dụng các loại mặt nạ phòng khí độc. Người ta khuyến cáo rằng công nhân nước thải nên tuân thủ các yêu cầu của Cục ATSK khi làm việc trong không gian kín. Cục bảo vệ môi trường cũng tài trợ các khóa huấn luyện về làm việc an toàn trong không gian kín.

– Như đã nói ở trên, ô nhiễm môi trường không khí có thể tồn tại khắp nơi trong cơ sở xử lý nước thải hoặc xử lý các chất bùn cặn của nước thải. Do sự phân hủy tự nhiên của nước thải hoặc bùn cặn đã sinh ra các chất khí. Ví dụ về các loại khí này như: Metan (CH4), Hydrogen lưu huỳnh (H2S) và Các bo nic (CO2). Ngoài ra, oxy có thể bị thay thế hoặc bị các thể hữu cơ tiêu thụ dẫn đến việc thiếu hụt oxy trong môi trường.  Ô nhiễm không khí cũng có thể do các nguồn thải công nghiệp hoặc thương mại liền kề. Cũng có nhiều trường hợp xăng lọt vào hệ thống nước thải. Việc sử dụng các thiết bị phát hiện khí rò (cùng thiết bị phát hiện khí cá nhân) có thể bảo vệ được tài sản và tính mạng. Do vậy phải luôn đảm bảo việc căn chỉnh và duy tu các thiết bị phát hiện khí rò theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Ô nhiễm không khí và nguy cơ cháy nổ luôn hiện hữu ở các cơ sở xử lý nước thải nếu dùng phương pháp yếm khí để xử lý nước thải. Đã ghi nhận một số trường hợp cơ sở xử lý nước thải bị nổ, công nhân bị chết do nổ metan vì các cơ sở đó sử dụng quy trình xử lý yếm khí.

– Đuối nước cũng là mối đe dọa nghiêm trọng tại các cơ sở xử lý nước thải. Đã có một số trường hợp NLĐ và nhân viên bị chết đuối tại các cơ sở này. Các dòng nước chảy xiết và các thiết bị xử lý biến các cơ sở xử lý nước thải thành nơi nguy hiểm chết người dưới góc độ gây đuối nước. Hãy đảm bảo rằng xung quanh tất cả các bể xử lý và bể chứa phải có rào chắn. Nếu bạn buộc phải làm việc bên trong rào chắn thì bạn phải mặc áo phao hoặc thiết bị nổi cá nhân. Thiết bị nổi cấp cứu và túi quăng cũng là ý tưởng tốt.  Hãy đảm bảo các thiết bị nổi cấp cứu ở vị trí dễ lấy. Hãy nhớ rằng việc sử dụng thiết bị nổi cá nhân luôn luôn quan trọng khi làm việc gần các dòng nước xiết.

– Nguy cơ tai nạn giao thông cũng có thể xảy ra đối với NLĐ. Hãy đảm bảo rằng đã bố trí cảnh giới và kiểm soát khu vực làm việc có xe cộ qua lại. Cần thiết cũng nên có thêm các quy định nếu NLĐ làm việc gần đường cao tốc.

– Sụt lở đất cũng có thể gây ra các chấn thương nghiêm trọng và chết người do đó khi NLĐ đào mương, rãnh nhất thiết phải có các thiết bị để chống sụt lở ví dụ: kè chắn.

– Hãy gọi điện thoại thông báo trước khi bạn đào đất. Đào lên hoặc khoét đất sửa chữa đường ống dẫn ga hoặc cáp điện luôn là công việc nguy hiểm, chết người. Hãy định vị tất cả các nơi làm việc dưới đất trước khi đào. Ở Pennsylvania có một đường dây nóng chuyên dành cho thông báo về đào đất để theo dõi và giám sát hoạt động này. Luật của Pennsylvania cũng quy định rằng trước khi tiến hành công việc đào đất 3 ngày (ngày làm việc) phải thông báo cho hệ thống đường dây này biết.

– Nguy cơ hóa chất cũng hiện hữu tại các cơ sở xử lý nước thải. Trong một vài trường hợp, hóa chất sử dụng ở đây có thể gây chết người, ví dụ khí clo. Hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất (MSDS) khi bạn sử dụng nó. Tờ hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất (MSDS) phải có sẵn cho cả người sử dụng và cho người cấp cứu. Hãy tuân thủ mọi hướng dẫn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc với hóa chất. Hãy làm sạch hóa chất nếu có bị làm đổ, vãi. Tùy thuộc vào dạng và lượng hóa chất bị đổ, vãi mà bạn có thể phải báo cáo với trung tâm ứng cứu địa phương. Ví dụ, nếu bạn lưu giữ từ 50 kg clo trở lên tại cơ sở xử lý nước thải thì phải nghĩ ngay đến việc xây dựng kế hoạch cấp cứu và thông báo khi có sự cố. Nguy cơ hóa chất cũng có thể đến từ các cơ sở công nghiệp liền kề. Sắc lệnh về nước thải cũng cần có các điều khoản quy định cấm các hóa chất nguy hiểm chảy vào hệ thống nước thải; Lên kế hoạch phòng ngừa và quây, gom hóa chất lại khi đổ, vãi có thể tránh được tai họa nếu chẳng may xảy ra. Hãy đảm bảo rằng bạn đã làm quen với hướng dẫn sử dụng đúng cách và bảo dưỡng phương tiện bảo vệ cá nhân. Sử dụng và bảo dưỡng thiết bị hô hấp đòi hỏi phải được tập huấn và thực hành. Sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ này trong môi trường làm việc nguy hiểm phải được coi như phản xạ bẩm sinh, bất kỳ một sai sót hoặc hoảng loạn nào cũng có thể dẫn đến thảm họa.

– Trượt, ngã trong cơ sở xử lý nước thải cũng là mối nguy lớn; Việc sử dụng các phương tiện chống ngã có thể tránh được tai nạn nghiêm trọng. Hãy làm vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc và thu dọn mọi thứ có thể gây ra trượt, ngã.

– Cháy nổ tại các cơ sở xử lý nước thải cũng là những nguy cơ cao. Bạn có thể tìm thêm các thông tin liên quan trên mạng;

– Có nhiều tai nạn lao động đã được ghi nhận khi nâng nhấc vật nặng tại các cơ sở xử lý nước thải. Phần nhiều các trang thiết bị sử dụng ở các cơ sở này đều rất nặng. Do vậy khi nâng, nhấc các trang thiết bị này phải thực hiện đúng cách để phòng ngừa chấn thương. Các chấn thương do bị nghiến, đè cũng cần phải đề phòng;

– Cần phải xây dựng và lồng ghép chương trình an toàn vào công việc chuyên môn. Các cán bộ an toàn hay ban an toàn có thể giúp bạn chú trọng vào các vấn đề an toàn. Mặc dù công tác phòng ngừa tai nạn luôn được chú trọng nhưng tai nạn vẫn cứ xảy ra. Sẽ là rất tốt nếu sau mỗi tai nạn hoặc sự cố cần phải tìm xem nguyên nhân do đâu để tránh việc lặp lại sự việc trong tương lai. Hãy cập nhật những quy định/tiêu chuẩn mới nhất về an toàn lao động để thay đổi kiến thức/kỹ thuật về an toàn tại cơ sở của bạn. 

– Thường xuyên tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ, nhất là cho những người phải tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, độc hại.

– Điện giật và các nguy cơ cơ khí do sử dụng các thiết bị có vận tốc quay cao khi sửa chữa cũng là những nguy cơ tiềm ẩn. Nên có quy trình khóa máy/treo thẻ khi tiến hành sửa chữa thiết bị, máy móc để tránh có ai đó khởi động máy một cách tình cờ. Phải khóa cầu dao điện và thiết bị khởi động để tránh các tai nạn do vô ý đóng điện. Tương tự, các van nước cũng phải khóa lại để tránh mở van làm nước chảy bất thình lình, gây đuối nước hoặc cuốn trôi người đang sửa máy.

– Các phòng thí nghiệm của cơ sở xử lý nước thải cũng tàng chứa nguy cơ cho công nhân nước thải. Trong mọi trường hợp axit và các hóa chất độc phải sử dụng và bảo quản một cách cẩn trọng. Các thiết bị mà cơ sở của bạn cần phải có, ví dụ: cabin lưu giữ axit, các vòi xối nước khẩn cấp, trạm rửa mắt, thiết bị dập lửa, mền trùm dập lửa, tủ hốt và bộ thiết bị dọn sạch hóa chất đổ vãi. Phải luôn đeo kính an toàn, khẩu trang chống khí độc và găng tay khi làm việc trong phòng thí nghiệm. Rất KHÔNG NÊN ăn, uống, hút thuốc trong khi làm việc. KHÔNG NÊN đặt thức ăn, đồ uống vào tủ lạnh bảo quản hóa chất và mẫu. Phải lau sạch nhanh hóa chất khi đổ vãi bằng vật liệu phù hợp. Mọi hóa chất và các sản phẩm trong phòng thí nghiệm phải được gắn thẻ.

– Mọi cơ sở xử lý nước thải phải xây dựng kế hoạch đối phó với tình trạng khẩn cấp. Xây dựng kế hoạch tốt sẽ cứu được tài sản và tính mạng con người. Chủ đề các sự cố có thể xảy ra như: cháy, nổ, ngập lụt, hóa chất bị đổ vào hệ thống nước thải, rò rỉ hóa chất, thời tiết xấu, cấp cứu, các thảm họa thiên nhiên và con người gây ra. Sẽ là rất tốt nếu thỉnh thoảng tổ chức diễn tập và nâng cấp kế hoạch phòng ngừa, đặc biệt có sự tham gia của một vài cơ quan hoặc các đội cứu hộ. Các tờ thông tin  cá nhân của NLĐ tình nguyện có thể giúp nhân viên cứu hộ y tế những thông tin bổ ích về các nạn nhân (nhất là khi họ bất tỉnh). Các thông tin y tế này là thông tin cá nhân và phải được giữ kín. Phải phối hợp tốt giữa người giữ thông tin cá nhân của NLĐ và nhân viên y tế cấp cứu. Hỗn loạn, nhầm lẫn, hoảng loạn là những yếu tố  hay đi cùng với sự cố cho nên xây dựng kế hoạch hành động ứng phó tốt có thể giảm thiểu hoặc loại trừ được thảm họa. Xây dựng kế hoạch ứng phó phải làm trước khi biến cố xảy ra. Dự báo và mong đợi chính là sự kỳ vọng của Liên hợp quốc

Biên dịch: Phạm Hải


(Nguồn tin: Nilp.vn)