Mối nguy hiểm cần được tính đến khi thiết kế máy

Thứ Sáu, 01/12/2023, 04:54(GMT +7)

Mối nguy hiểm cần được tính đến khi thiết kế máy nhằm mô tả các mối nguy hiểm cơ bản nhằm trợ giúp cho người thiết kế nhận biết các mối nguy hiểm lớn và quan trọng mà máy có thể gây ra và các mối nguy hiểm gắn liền với môi trường sử dụng máy.

1. Mối nguy hiểm cơ khí do máy, các chi tiết máy hoặc các bề mặt, dụng cụ, chi tiết gia công, tải hoặc các vật liệu rắn hoặc chất lỏng phóng ra có thể dẫn đến: kẹp dập; biến dạng; cắt đứt hoặc bẻ gãy; vướng mắc; kéo hoặc vướng quần áo; va chạm; đâm hoặc chọc thủng; trà sát và mài mòn; phun chất lỏng có áp suất cao (mối nguy hiểm do phun).

Mối nguy hiểm cơ khí có thể gây ra do máy, các bộ phận hoặc chi tiết của máy (bao gồm cả các cơ cấu giữ hoặc kẹp chặt vật liệu gia công), các chi tiết gia công hoặc tải có điều kiện dẫn đến nguy hiểm, do: hình dáng (các bộ phận cắt, các cạnh, mép sắc, các chi tiết nhọn, ngay cả khi chúng không chuyển động); vị trí tương đối có thể tạo ra vùng kẹp dập, vùng biến dạng hoặc bẻ gãy và vướng mắc; ổn định chống lật (động năng); khối lượng và tính ổn định (thế năng của các phần tử có thể chuyển động dưới tác dụng của trọng lực); khối lượng và vận tốc (động năng của các phần tử trong chuyển động được điều khiển hoặc không điều khiển); tăng tốc / giảm tốc; sự không tương ứng của độ bền cơ khí có thể gây ra nguy hiểm gẫy vỡ hoặc nổ; thế năng của các chi tiết, phần tử đàn hồi (lò xo) hoặc thế năng của các chất lỏng hoặc chất khí có áp suất hoặc chân không; môi trường làm việc.

2. Mối nguy hiểm điện

Mối nguy hiểm này có thể gây ra thương tích hoặc chết người do điện giật hoặc do cháy; các sự cố này có thể do nguyên nhân sự tiếp xúc của người với các bộ phận có dòng điện chạy qua, nghĩa là dây dẫn hoặc các bộ phận dẫn điện đã được tiếp điện để làm việc bình thường (tiếp xúc trực tiếp); các bộ phận sẽ có dòng điện chạy qua trong điều kiện có sai sót, đặc biệt là do cách điện bị hỏng (tiếp xúc gián tiếp);sự tiếp cận của người với các bộ phận có dòng điện chạy qua, đặc biệt là trong vùng điện áp cao; cách điện không thích hợp cho điều kiện sử dụng đã định trước; hiện tượng tích điện như sự tiếp xúc của con người với các bộ phận tích điện; sự bức xạ nhiệt; các hiện tượng như sự bắn của các mẩu kim loại hoặc tác động hóa học do sự ngắn mạch hoặc quá tải.

Mối nguy hiểm về điện cũng có thể làm cho người bị ngã rơi xuống (hoặc các vật rơi xuống người) do kinh ngạc bất ngờ vì chập điện.

3. Mối nguy hiểm nhiệt

Mối nguy hiểm nhiệt có thể dẫn đến: bỏng và vết cháy do tiếp xúc với các đối tượng hoặc vật liệu có nhiệt độ quá cao, ngọn lửa hoặc cháy nổ và sự bức xạ từ các nguồn nhiệt; tổn hại đến sức khỏe do môi trường làm việc nóng hoặc lạnh.

4 Mối nguy hiểm do tiếng ồn

Tiếng ồn có thể dẫn đến: mất vĩnh viễn khả năng nghe; ù tai; mệt mỏi, căng thẳng; các ảnh hưởng khác như mất thăng bằng, mất khả năng nhận biết; làm suy giảm khả năng truyền đạt bằng lời nói hoặc làm giảm khả năng nhận biết các tín hiệu bằng âm thanh.

5. Mối nguy hiểm do rung động

Rung động có thể truyền cho toàn bộ cơ thể (sử dụng thiết bị di động), đặc biệt là truyền cho các bàn tay và cánh tay (sử dụng các máy có tay nắm và tay điều khiển).

Rung động ác liệt nhất (hoặc rung động kém ác liệt trong khoảng thời gian dài) có thể tạo ra sự rối loạn nghiêm trọng (các bệnh làm đau lưng, khủng hoảng thần kinh, hoảng sợ), rất khó chịu do rung động toàn bộ cơ thể và các rối loạn về mạch, ví dụ, bệnh ngón tay trắng, rối loạn thần kinh và khớp xương do rung động của bàn tay – cánh tay.

6. Mối nguy hiểm do bức xạ

Các mối nguy hiểm này có thể có ảnh hưởng tức thời (ví dụ, gây bỏng) hoặc ảnh hưởng lâu dài (ví dụ, sự biến dị có tính di truyền), gây ra từ các đường khác nhau và có thể được tạo ra bởi sự bức xạ ion hóa và không ion hóa: trường điện từ (ví dụ các phạm vi tần số thấp, bức xạ tần số radio, vi sóng); ánh sáng hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy được và ánh sáng tia cực tím; bức xạ tia lade; tia X và tia g; tia a, ß, chùm điện tử hoặc chùm ion, nơtron.

7. Mối nguy hiểm gây ra do vật liệu và các chất liệu

Các vật liệu và các chất được gia công, sử dụng, sản xuất hoặc thải ra do máy và các vật liệu được sử dụng để chế tạo máy có thể tạo ra nhiều mối nguy hiểm khác nhau: mối nguy hiểm do sự an vào, tiếp xúc vào da, mắt và các màng nhầy hoặc hít vào các chất lỏng, chất khí, sương mù, khói, các chất sợi, bụi bẩn hoặc sợi khí có hiệu ứng có hại, gây độc hại, ăn mòn, sinh ra quái thai, ung thư, biến dị, gây kích thích và dị ứng; mối nguy hiểm về cháy và nổ; mối nguy hiểm về sinh vật (ví dụ, nấm mốc) và vi sinh vật (vi rút hoặc vi khuẩn).

8. Mối nguy hiểm gây ra do không chú ý đến các nguyên lý ecgônômi trong thiết kế máy.

Sự không tương hợp của máy với đặc tính và khả năng của con người có thể bộc lộ ra bởi: các hiệu ứng sinh lý (ví dụ, các rối loạn về cơ bắp, xương cốt) do tư thế có hại cho sức khỏe, sự cố gắng quá mức hoặc lặp đi lặp lại; các hiệu ứng tâm-sinh lý gây ra bởi sự quá tải hoặc chưa đủ tải về tinh thần hoặc sự căng thẳng phát sinh trong vận hành, giám sát hoặc bảo dưỡng máy trong các giới hạn sử dụng của máy; các sai sót của con người.

9. Mối nguy hiểm do trượt, vấp và rơi ngã

Bỏ qua tình trạng bề mặt của sàn và các phương tiện tiếp cận có thể gây ra thương tích do trượt, vấp ngã hoặc rơi ngã (từ trên cao xuống).

10. Tổ hợp các mối nguy hiểm

Một số mối nguy hiểm riêng biệt được xem là thứ yếu kết hợp với nhau để tương đương với một mối nguy hiểm lớn.

11. Mối nguy hiểm gắn liền với môi trường sử dụng máy

Khi máy được thiết kế để vận hành trong các điều kiện môi trường có thể dẫn đến các mối nguy hiểm (ví dụ nhiệt độ, gió, tuyết, sấm chớp) thì cần phải tính đến các mối nguy hiểm này).

——————–

Trích dẫn TCVN 7383-1:2004 về An toàn máy – Khái niệm cơ bản, nguyên tắc chung cho thiết kế – Phần 1: Thuật ngữ cơ bản, phương pháp luận


(Nguồn tin: Nilp.vn)