Nguy cơ an toàn: Các bước tắt/ngắt nguồn năng lượng

Thứ Sáu, 01/12/2023, 04:48(GMT +7)

Mỗi năm, có hàng trăm người lao động bị chấn thương và chết trong khi cố gắng làm việc trên thiết bị có điện. Quá trình khóa năng lượng được hiểu như việc “tắt” và “ngắt” tất cả các nguồn năng lượng cung cấp cho thiết bị và máy móc trước khi điều chỉnh, sửa chữa, bảo trì, hoặc tháo kẹt.

Mục tiêu của các quy trình “tắt và ngắt” (LO/TO) là phòng tránh chấn thương và tử vong bằng cách đảm bảo rằng máy móc sẽ không vô tình chạy và vận hành khi người lao động đang bảo dưỡng chúng. 

Mục đích của thủ tục LO/TO là ngắt năng luợng TẤT CẢ các nguồn cung cấp điện và tích điện trong máy móc và thiết bị trước khi vận hành. Các nguồn cung cấp điện và tích điện trong máy và thiết bị bao gồm:

  • điện
  • thủy lực
  • hơi (áp lực không khí)
  • cơ học
  • hơi nước
  • Lò xo kim loại

Thông thường việc khóa nguồn điện chưa đủ bởi vì xy lanh thủy lực và hơi có thể tích điện, pin và tụ điện còn đang nối mạch và còn điện, các hệ thống cơ học, và lò xo cũng có thể tích điện. 

Tiến hành tắt/ngắt (Lockout/Tagout) như thế nào

Để “tắt” được một nguồn điện, mỗi người lao động đang làm việc trên máy, thiết bị hay hệ thống đều phải đặt một cái khóa móc trên điểm “không đấu nối” hay “cắt điện” của nguồn điện.  Mỗi người lao động chỉ có một chìa duy nhất cho chiếc khóa do mình đặt trên nguồn điện. Trong một số trường hợp, một thành viên của đội công nhân sẽ đặt một khóa cho toàn bộ đội. Nhưng hết sức cẩn thận không được di rời chiếc khóa đó trước khi tất cả mọi thành viên của đội chưa được kiểm đếm. 

Để “ngắt” một nguồn điện, mỗi người lao động người sẽ làm việc trên máy thiết bị hoặc hệ thống đặt một chiếc đeo chìa khóa lên trên máy, thiết bị hay hệ thống, bên cạnh chiếc khóa móc tại điểm ngắt của nguồn điện, ghi rõ ai là người đặt khóa và thời gian ngắt là bao lâu.

Trong một số trường hợp, tại nơi không thể ngắt được hệ thống điện, một chiếc đeo chìa khóa sẽ được đặt lên trên nguồn điện được ngắt, chỉ rõ ai đặt nó ở đó và hệ thống sẽ không được cung cấp điện trong bao lâu. Hết sức cẩn thận không được tiếp tục cung cấp nguồn điện cho hệ thống đã bị “ngắt” năng lượng, cho tới khi nào tất cả mọi người lao động được kiểm đếm.  

Trừ khi công việc không thể được tiến hành bằng cách khác, thì không được làm việc trên máy trong khi nó có bất cứ nguồn điện nào hoặc bất cứ năng luợng nào được tàng trữ. Nếu công việc buộc phải tiến hành trên máy có điện, thì phải hết sức cẩn thận để tránh cho người lao động khỏi bị điện giật, gãy chân tay hoặc bị máy nghiền.  

Người lao động phải được đào tạo ban đầu và đào tạo hàng năm về các thủ tục tắt/ngắt điện và tầm quan trọng của việc tuân thủ những thực hành an toàn này. Nhà sử dụng lao động phải cung cấp khóa móc và đuôi khóa cần thiết cho chương trình LO/TO và đảm bảo rằng các giám sát viên sẽ tuân thủ những thủ tục này mỗi khi cần thiết. 

Những điểm chính:

  1. Hàng nghìn người lao động đã bị tử vong và chấn thuơng khi các thủ tục tắt/ngắt điện không được tuân thủ trong khi đang bảo trì, sửa chữa, bảo dưỡng và tháo kẹt trong máy. 
  2. Có các phương tiện đơn giản và hiệu quả nhằm phòng tránh những chấn thương và tử vong, đó là các  thủ  tục “tắt điện”, “ngắt điện” ( “lockout” and “tagout” procedures).
  3. Người lao động phải được giao thiết bị và phải được đào tạo cần thiết đẻ thực thi những thủ tục này và phải từ chối các cố gắng của giám sát viên và nhà quản lý nhằm “đi tắt” và bỏ qua các thủ tục này.  

Bảng kiểm đơn giản về các thủ tục tắt/ngắt điện

  • Nhà sử dụng lao động có các thủ tục bằng văn bản nhằm thực thi thủ tục tắt/ngắt điện cho tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết không?
  • Tất cả người lao động được quyền tắt điện đã được đào tạo về những thủ tục bằng văn bản này chưa, và họ có hiểu được chúng hay không?
  • Tất cả người lao động “bị tác động” bởi các nguồn điện, máy móc và thiết bị có quen thuộc với mục đích và tầm quan trọng của các thủ tục này không?
  • Tất cả người vận hành máy và công nhân bảo trì máy có được cung cấp khóa móc trong các họat động bảo dưỡng hay không?
  • Mỗi người lao động có chiếc chìa khóa duy nhất cho chiếc khóa móc hay không?
  • Người lao động có kiểm tra xem có ai đang làm việc trên máy trước khi ngắt điện hay không (một cú ngắt điện đột ngột có thể gây tai nạn)?
  • Các mụn khí, thủy lực, hay hơi nươc có được chùi sạch sau khi điện được ngắt hay trước khi công việc bảo dưỡng bắt đầu để tiến hành bảo dưỡng hay không?
  • Người lao động có kiểm tra xem liệu có áp suất hay năng lượng tồn lại trong các tuyến hơi nước, thủy lực hay khí nén trước khi công việc bảo dưỡng bắt đầu hay không?
  • Tất cả các hệ thống cơ học chịu sức căng hoặc áp suất (như lò so) có được giải thoát trước khi tiến hành bảo dưỡng hay không?
  • Các hệ thống điện, kể cả mạch điện, pin và tụ điện, có được kiểm tra bằng máy xem có chập mạch mà có thể cung cấp năng lượng cho máy cho dù đang ở vị trí “off” không?
  • Máy móc như máy ép, thường có thanh ram có thể dễ rơi, có khúc gỗ hoặc thanh kim loại nào đỡ cho thanh ram đó khỏi rơi hay không?
  • Tất cả nguồn năng lượng có thể kích hoạt máy móc thiết bị, có được tắt và ngắt điện trước khi công việc bảo dưỡng bắt đầu hay không?
  • Người lao động có kiểm tra xem mọi người đã rõ ràng về máy móc và thiết bị trước khi đóng lại điện hay không?
  • Người lao động có thu lại các khóa móc và dây chìa khóa từ các vị trí ngắt điện sau khi đóng lại điện cho máy móc và thiết bị hay không?


(Nguồn tin: Nguồn: Trích dẫn tài liệu Dự án NILP-OSB)