Quản lý sức khỏe đối với người lao động tiếp xúc với bụi ngũ cốc

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:47(GMT +7)

Ví dụ minh họa tai nạn: Phát sinh bệnh hen phế quản nghề nghiệp đối với người lao động tiếp xúc với bột mỳ tại công đoạn pha trộn và định dạng tại cơ sở sản xuất bánh.

Công đoạn hoặc công việc tiếp xúc:

    – Bụi ngũ cốc thường phát sinh nhiều trong công đoạn bốc dỡ, vận chuyển, nghiền, lựa chọn, đóng gói ngũ cốc…

    – Đối với người lao động tham gia vào công việc trồng trọt, đặc biệt khi vệ sinh silo (thùng chứa) hoặc kho chứa, có nguy cơ tiếp xúc với bụi ngũ cốc bị mối mọt hoặc bị mốc.

    – Đối với người lao động chế biến ngũ cốc, có nguy cơ tiếp xúc với bụi có nồng độ cao  trong công đoạn xay bột ngũ cốc.

Triệu chứng chính và ảnh hưởng sức khỏe:

    – Gây triệu chứng liên quan đến cơ quan hô hấp, hen phế quản do bột ngũ cốc và tinh bột.

    – Suy giảm chức năng của phổi sau khi làm việc và tiếp xúc với nồng độ 6.6mg/m3.

    – Gây viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng do ảnh hưởng cấp  tính, hen phế quản dị ứng và dị ứng, hội chứng bụi hữu cơ độc hại (Organic Toxic Dust Syndrome, OTDS)…

    – Trong trường hợp tiếp xúc mãn tính, có thể phát triển trở thành bệnh viêm phế quản mãn tính hoặc tắc ống dẫn khí không thể phục hồi.

    – Nguy cơ mắc phải các bệnh như hen phế quản nghề nghiệp, viêm phổi quá mẫn, hội chứng sốt cấp tính (Acute Febrile Syndromes), tắc nghẽn ống dẫn khí không rõ nguyên nhân, viêm phế quản mãn tính và viêm mũi…

Biện pháp an toàn và nguyên tắc dành cho người lao động tiếp xúc với bụi ngũ cốc

Quản lý công việc thông thường:

    – Không đổ ngũ cốc bằng cách đổ bao ngũ cốc trực tiếp mà sử dụng dụng cụ như xẻng nhỏ để giảm thiếu tối đa phát tán bụi.

    – Khi sử dụng dụng cụ để trộn, thực hiện với tốc độ chậm để giảm thiểu tối đa phát tán bụi.

    – Khi vệ sinh sàn nhà, thực hiện vệ sinh bằng cách làm ướt và sử dụng máy hút bụi để giảm thiểu tối đa phát tán bụi.

    – Không bố trí nơi thực hiện công đoạn sản xuất phân tán cách xa với các khu vực làm việc khác.

    – Đóng kín đến mức có thể hoặc lắp đặt thiết bị thông gió cục bộ để giảm thiểu tối đa việc người lao động tiếp xúc với bụi.

Thiết bị thông gió toàn bộ:

    – Lắp đặt quạt thông gió hoặc lỗ cấp khí để hút không khí bên ngoài vào. Nếu cần, lắp đặt bộ lọc và trang thiết bị làm sạch để ngăn chặn sự

xâm nhập của chất độc hại từ bên ngoài.

    – Thực hiện xử lý phòng ngừa tình trạng không khí đã xả ra ngoài nơi làm việc xâm nhập lại vào bên trong.

Lắp đặt thiết bị thông gió cục bộ:

    – Xem xét phương pháp làm việc, tình trạng phân tán bụi… để lựa chọn hình dạng và kích thước của chụp hút thích hợp. 

    – Có thể lắp đặt chụp hút tại các điểm phân tán. Thực hiện lắp đặt theo nguyên tắc lắp đặt chụp hút kiểu hộp hoặc chụp hút kiểu bao kín.

    – Trong trường hợp khó lắp đặt chụp hút kiểu hộp hoặc chụp hút kiểu bao kín, có thể lắp đặt chụp hút bên ngoài hoặc chụp hút kiểu thu nhận (receiving hood). Tuy nhiên, cần phải lắp đặt tại vị trí gần nguồn khuếch tán bụi và lắp đặt để hướng khí đi vào chụp hút không thông qua bộ phận hô hấp của người lao động.

    – Nếu có thể, lắp đặt ống dẫn có chiều dài ngắn, giảm số lượng phần uốn cong và giảm thiểu tối đa tổn thất áp suất.

    – Trong trường hợp lắp đặt thiết bị làm sạch không khí, lắp đặt thiết bị làm sạch không khí có tính năng tương đương hoặc hơn phương thức đốt, phương thức hút chất rắn…

    – Lắp đặt thiết bị thông gió chức năng kiểm soát tốc độ gió theo quy định tại Quy định liên quan đến Tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe lao động.


(Nguồn tin: KOSHA)