Quy định các khu vực làm việc có không gian kín cần phải có giấy phép ra vào và áp dụng các biện pháp kiểm soát để đảm bảo an toàn cho việc đi vào và làm việc

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:27(GMT +7)

Khu vực làm việc có không gian kín là các điểm hay tái phát tai nạn nghiêm trọng và gây tử vong. Kiểm tra việc ra, vào một cách nghiêm ngặt để có biện pháp an toàn tối ưu đối với các rủi ro do thiếu ô-xi và nhiều rủi ro tiềm năng khác.

TẠI SAO

Các khu vực làm việc có không gian kín là các điểm tái diễn các tai nạn nghiêm trọng và gây tử vong. Các kết cấu hạn hẹp như là thùng chứa, bể chứa, hố, cống, phễu đổ liệu có thể rất nguy hiểm vì công nhân vào những khu vực này bị phơi nhiễm với các độc hại khí quyển, vật lý và an toàn.

Trong ngành công nghiệp, không thể tránh được các không gian kín do phải có quy định để chỉ cho phép các công nhân có giấy phép làm việc mới được vào các khu vực này làm việc. Nhiều công nhân cũng vào các khu vực này trong quá trình xây dựng, kiểm tra, bảo trì và tu bổ. Bởi vì công việc này gần như không thường lệ, phải có biện pháp an toàn đặc biệt.

Môi trường bên trong các không gian kín phải được kiểm tra trước khi vào để tránh các tác động nguy hiểm do thiếu ô-xi, hóa chất độc hại và chất nổ. Phải có các biện pháp phòng ngừa đối với các rủi ro an toàn, điện và cơ cũng như nóng, lạnh, ồn, bức xạ, hỏa hoạn cũng như các hạn chế cá nhân. Những điều kiện này cần được một người có chuyên môn đánh giá và chỉ có công nhân lành nghề mới được phép vào các khu vực này.

RỦI RO / TỔN HẠI

•           Thiếu ô-xy.

•           Phơi nhiễm với các hóa chất độc hại.

•           Các tác động vật lý gây trầm trọng thêm.

•           Hạn chế cá nhân.

•           Căng cơ.

•           Rối loạn do căng thẳng.

BIỆN PHÁP

1. Xác định khu vực làm việc có không gian kín yêu cầu có giấy phép trước khi vào và đảm bảo người có chuyên môn đánh giá rủi ro liên quan và chỉ cấp giấy phép đi vào cho công nhân đã qua đào tạo.

2. Giám sát nồng độ ô-xi và sự hiện diện của các hóa chất độc hại và gây nổ bên trong vùng hạn hẹp và chỉ cho phép đi vào khi nồng độ ô xi đạt từ 18 % trở nên và các giới hạn phơi nhiễm ở trong mức cho phép. Đảm bảo đủ sự thông gió tự nhiên hoặc cơ học trong khi làm việc.

3. Tại những nơi mà các điều kiện nói trên không được đáp ứng, chỉ cho phép các công nhân có bình thở như là bình thở ống khí hoặc thiết bị bảo hộ khác được đi vào.

4. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt đối với các rủi ro tiềm năng bao gồm các rủi ro vật lý, hóa học, sinh học, cơ học, an toàn và các rủi ro sức khỏe khác. Các giám sát viên và công nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp thực hành tốt khi làm việc trong các vùng hạn hẹp.

5. Có quy định nghiêm ngặt về sử dụng các loại thiết bị bảo hộ khi làm việc bên trong vùng này.

Cung cấp đủ không khí tới các khu vực làm việc hạn hẹp nơi có thể xảy ra tình trạng thiếu ô-xi trước khi vào đó.

Trước khi vào không gian kín, đảm bảo kiểm tra tình trạng thiếu ô-xi và các khí độc, các biện pháp kiểm soát cho công nhân làm việc an toàn bên trong không gian. Cần đảm bảo thông gió đầy đủ cho không khí trong phòng. Người giám sát và công nhân cần giữ liên lạc trong khi làm việc. Các nội quy về sử dụng các kiểu thiết bị bảo vệ cá nhân chỉ định phải được tuân thủ một cách chặt chẽ khi làm việc bên trong không gian kín.

GỢI Ý THÊM

– Đào tạo lại các giám sát viên và công nhân về các biện pháp an toàn cần thiết theo định kỳ.

– Chỉ áp dụng các thử nghiệm đã được phê chuẩn trong giám sát nồng độ ô-xi, hóa chất độc hại và chất nổ bên trong vùng này. Khi sử dụng các thiết bị tiêu thụ ô-xi, đảm bảo các khí phát thải được thải hoàn toàn và cung cấp đủ không khí.

– Luôn luôn cung cấp đủ ánh sáng để làm việc bên trong khu vực.

– Kiểm tra và di dời rác thải công nghiệp có chứa hóa chất độc hại.

ĐIỂM CẦN NHỚ

Khu vực làm việc có không gian kín là các điểm hay tái phát tai nạn nghiêm trọng và gây tử vong. Kiểm tra việc ra, vào một cách nghiêm ngặt để có biện pháp an toàn tối ưu đối với các rủi ro do thiếu ô-xi và nhiều rủi ro tiềm năng khác.


(Nguồn tin: Ergonomic checkpoints, ILO)