Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than ở một số công ty khai thác than lộ thiên: Một nghiên cứu cắt ngang

Thứ Sáu, 01/12/2023, 09:49(GMT +7)

Tóm tắt:

Nghiên cứu được tiến hành tại một số công ty khai thác than lộ thiên nhằm xác định tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than ở người lao động. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang được áp dụng trên 2999 người lao động bằng phỏng vấn trực tiếp, khám lâm sàng và chụp phim Xquang phổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy 21,4% mắc bệnh bụi phổi than thể đơn thuần, 1,03% mắc bệnh thể biến chứng. Người lao động làm việc tại phân xưởng khai thác có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than cao gấp 1,82 lần người lao động làm việc tại phân xưởng sàng tuyển. Tuổi bắt đầu tiếp xúc với bụi than từ 20 đến 24 tuổi cao gấp 1,534 lần, tuổi từ 25 đến 29 và cao gấp 2,014 lần người tiếp xúc với bụi than khi dưới 20 tuổi. Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới, tuổi đời, tuổi nghề, năm bắt đầu tiếp xúc và tình trạng hút thuốc với tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ        

Bệnh bụi phổi than là bệnh nghề nghiệp do hít phải bụi than trong môi trường làm việc, bệnh đặc trưng bởi tình trạng xơ hóa phổi không hồi phục và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh bụi phổi than có thể dẫn đến các biến chứng như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tâm phế mạn, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng lao động và kinh tế [1]. Cùng với sự phát triển kinh tế, ngày càng có nhiều hoạt động khai thác than lộ thiên. Khai thác than lộ thiên khác với khai thác hầm lò về đường khai thác, cách tổ chức sản xuất và công nghệ vận chuyển dẫn đến nồng độ bụi cũng khác nhau. Mỏ lộ thiên là không gian mở, bụi có thể khuếch tán nhanh, không đều ở các vị trí làm ảnh hường đến nhiều người lao động hơn. Tại Mỹ, trong tổng số 2257 thợ mỏ khai thác than lộ thiên tại 16 bang, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than thể đơn thuần là 2,0%, thể xơ hóa mảng tiến triển là 0,5% [2]. Tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than tại công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả là 19,8% [3], tại mỏ than Núi Hồng, Thái Nguyên là 41,9% [4]. Người lao động khai thác than lộ thiên cũng có nguy cơ xơ hóa phổi thể tiến triển cao hơn khai thác hầm lò do tiếp xúc với bụi silic nhiều hơn [5].

Ngày nay bệnh bụi phổi than đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhiều hơn trước, tuy nhiên các nghiên cứu về bệnh bụi phổi than tại các mỏ than lộ thiên vẫn còn hạn chế vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than ở một số công ty khai thác than lộ thiên và phân tích một số yếu tố liên quan để tìm hiểu xu hướng mắc bệnh, đánh giá chính xác mức độ mắc bệnh của người lao động khai thác than lộ thiên, để từ đó có những biện pháp phòng ngừa và khám phát hiện sớm bệnh bụi phổi than.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Người lao động đang làm việc tại 4 công ty khai thác than lộ thiên: Cao Sơn, Khánh Hòa, Tây Nam Đá Mài và Đèo Nai.

Tiêu chuẩn lựa chọn: người lao động làm việc tại 4 công ty Cao Sơn, Khánh Hòa, Tây Nam Đá Mài, Đèo Nai thời gian từ 1 năm trở lên và đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: người lao động làm việc thời vụ, có phim chụp Xquang lồng ngực loại 4 và không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang.

Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu: tất cả người lao động tại 4 công ty khai thác than lộ thiên Cao Sơn, Khánh Hòa, Tây Nam Đá Mài, Đèo Nai thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn. Trên thực tế có 2999 chọn được người lao động đủ tiêu chuẩn tham gia vào nghiên cứu.

Biến số và chỉ số nghiên cứu: tuổi, giới, tuổi nghề, vị trí làm việc, tình trạng hút thuốc, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than, mối liên quan của một số yếu tố nhân khẩu học đến tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than.

Công cụ nghiên cứu: bộ câu hỏi nghiên cứu, phim Xquang và phiếu đọc phim theo hướng dẫn của ILO-2000 về phim Xquang các bệnh bụi phổi.

2.3. Quản lý và xử lý thông tin:

Số liệu sau khi thu thập xong được làm sạch ngay, loại đi các phiếu không đủ tiêu chuẩn, sau đó được nhập liệu bằng phần mềm EPIDATA 3.1 và chuyển sang phần mềm SPSS 20.0 để phân tích. Sử dụng kiểm định khi bình phương, hồi quy logistic đơn biến, đa biến để tìm mối liên quan.

2.4. Đạo đức nghiên cứu

Thuộc đề tài: “Nghiên cứu dịch tễ học bệnh bụi phổi nghề nghiệp ở Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam” do Bệnh viện Than – Khoáng sản thực hiện được chủ nhiệm đề tài cho phép tham gia nghiên cứu. Được Công ty than Kho Vận và cảng Cẩm Phả và Bệnh viện Than – Khoáng sản Việt Nam đồng ý. Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ mục đích và có quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào. Mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật và chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu.

3. KẾT QUẢ

Bảng 1: Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than của đối tượng nghiên cứu theo giới, tuổi đời và tuổi nghề

Đặc điểm đối tượng

Mắc bệnh bụi phổi than

Tổng

Giá trị p

Không

n

%

n

%

n

%

Giới

Nam

Nữ

600

74

23,4

16,9

1961

364

76,6

83,1

2561

439

85,4

14,6

= 0,003

Tuổi đời (tuổi)

< 30

30 – 39

40 – 49

≥ 50

37

239

240

158

14,0

19,0

24,9

31,0

227

1022

725

351

86,0

81,0

75,1

79,0

264

1261

965

509

8,8

42,0

32,2

17,0

= 0,000

Tuổi nghề (năm)

< 10

10 – 19

20 – 29

≥ 30

85

239

271

79

15,5

20,2

27,0

30,0

465

942

734

184

84,5

79,8

73,0

70,0

550

1181

1005

263

18,3

39,4

33,5

8,8

= 0,000

Tổng

674

22,5

2325

77,5

2999

100,0

Kết quả Bảng 1 chỉ ra rằng nam có tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than (23,4%) cao hơn nữ (16,9%). Tuổi đời, tuổi nghề càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than càng tăng. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than ở nhóm ≥ 50 tuổi là cao nhất (31%), nhóm 40-49 tuổi là 1/4, tiếp theo là nhóm 30-39 tuổi (19%) và dưới 30 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than thấp nhất (14%). Những người có tuổi nghề từ 20 năm trở lên có tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than lên đến gần 30%, tỷ lệ này ở nhóm tuổi 10-19 năm là 1/5 và ở nhóm dưới 10 năm là 15,5%. Sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than giữa giới, tuổi đời và tuổi nghề là có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Tuổi trung bình mắc bệnh bụi phổi than là 42,2 ± 8,1; nam là 42,4 ± 8,4; nữ 41,4 ± 5,8 tuổi.

Tuổi nghề trung bình mắc bệnh bụi phổi than là 19,8 ± 8,1; nam 19,8 ± 8,3; nữ 19,2 ± 6,0 năm.

Biểu đồ 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thể bệnh bụi phổi than

Kết quả Biểu đồ 1 cho thấy hơn 3/4 đối tượng nghiên cứu (77,5%) không mắc bệnh bụi phổi than, hơn 1/5 mắc bệnh bụi phổi than thể đơn thuần (21,4%) và chỉ có 1,03 % mắc bệnh bụi phổi than thể biến chứng.

Bảng 2. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than của đối tượng nghiên cứu theo phân xưởng làm việc, thời gian tiếp xúc với bụi than và tình trạng hút thuốc lá.

Đặc điểm đối tượng

Mắc bệnh bụi phổi than

Tổng

Giá trị p

Không

n

%

n

%

n

%

Phân xưởng làm việc

Khai thác

Tuyển than

Vận tải

Hỗ trợ khai thác

378

48

159

89

23,3

13,3

23,3

26,6

1244

313

523

245

76,7

86,7

76,7

73,4

1622

361

682

334

54,1

12,0

22,7

11,1

= 0,000

Năm bắt đầu tiếp xúc với bụi than

Trước 1990

1990-1999

2000-2009

≤2010

80

275

253

66

30,0

27,0

20,2

14,3

187

743

1000

395

70,0

73,0

79,8

85,7

267

1018

1253

461

8,9

33,9

41,8

15,4

= 0,000

Tuổi bắt đầu tiếp xúc với bụi than

< 20 tuổi

20 – 24 tuổi

25 – 29 tuổi

≥ 30 tuổi

44

523

94

13

17,3

22,2

27,6

25,5

210

1830

247

38

82,7

77,8

72,4

74,5

254

2353

341

51

8,5

78,5

11,4

1,7

= 0,026**

Hút thuốc lá

Đang hút

Đã bỏ thuốc

Không

333

30

311

25,8

24,6

19,6

960

92

1273

74,2

75,4

80,4

1293

122

1584

43,1

4,1

52,8

= 0,000

Tổng

674

22,5

2325

77,5

2999

100,0

Kết quả Bảng 2 cho thấy đối tượng làm việc tại phân xưởng hỗ trợ khai thác có tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than cao nhất (26,6%), tiếp theo là phân xưởng khai thác và vận tải (cùng là 23,3%) và thấp nhất là phân xưởng tuyển than (13,3%). Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than ở những người bắt đầu tiếp xúc với bụi than trước năm 2000 là gần 30%, từ năm 2000 đến 2009 là khoảng 1/5 và từ năm 2010 đến nay là 14,3%. Về tuổi bắt đầu tiếp xúc với bụi than, khoảng 1/4 người tiếp xúc ở tuổi 25 trở đi là mắc bệnh bụi phổi than, tỷ lệ này là 22,2% ở tuổi 20 đến 24 và 17,3% ở tuổi dưới 20. Khoảng 1/4 người đã và đang hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than, tỷ lệ này ở người không hút thuốc là 1/5 (19,6%). Sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than giữa các phân xưởng làm việc, tình trạng hút huốc lá, năm và tuổi bắt đầu tiếp xúc với bụi là có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 3: Phân tích hồi quy logistic đa biến về một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm đối tượng

Mắc bệnh bụi phổi than

OR

Khoảng tin cậy 95%

Không

n

%

n

%

Giới

Nam

Nữ

599

75

23,4

17,1

1961

364

76,6

82,1

1

0,905

0,640 – 1,281

Tuổi

< 30

30 – 39

40 – 49

≥ 50

37

239

240

158

14,0

19,0

24,9

31,0

227

1022

725

351

86,0

81,0

75,1

79,0

1

0,952

1,085

1,169

0,568 – 1,594

0,558 – 2,112

0,539 – 2,537

Tuổi nghề

< 10

10 – 19

20 – 29

≥ 30

85

239

271

79

15,5

20,2

27,0

30,0

465

942

734

184

84,5

79,8

73,0

70,0

1

0,902

0,796

1,361

0,528 – 1,541

0,198 – 3,193

0,119 – 15,664

Phân xưởng

Khai thác

Tuyển than

Vận tải

Hỗ trợ khai thác

378

48

159

89

23,3

13,3

23,3

26,6

1244

313

523

245

76,7

86,7

76,7

73,4

1

0,550

1,008

1,167

0,369 – 0,821

0,810 – 1,254

0,880 – 1,546

Năm đầu tiên tiếp xúc với bụi than

Trước 1990

1990

2000

2010

80

275

253

66

30,0

27,0

20,2

14,3

187

743

1000

395

70,0

73,0

79,8

85,7

1

1,525

0, 992

0,586

0,111 – 21,023

0,096 – 10,203

0,052 – 6,554

Tuổi đầu tiên tiếp xúc với bụi than

< 20 tuổi

20 – 24 tuổi

25 – 29 tuổi

≥ 30 tuổi

44

523

94

13

17,3

22,2

27,6

25,5

210

1830

247

38

82,7

77,8

72,4

74,5

1

1,534

2,014

1,809

1,071 – 2.198

1.284 – 3,159

0,809 – 4,044

Hút thuốc lá

Đang hút

Đã bỏ thuốc

Không

333

30

311

25,8

24,6

19,6

960

92

1273

74,2

75,4

80,4

1

0,970

989

0,626 – 1,502

0,805 – 1,217

Kết quả Bảng 3: phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy người làm việc tại phân xưởng tuyển than chỉ bằng 0,55 lần (95%CI: 0,369-0,821) so với những người làm việc tại phân xưởng khai thác. Những người có tuổi đầu tiên 20 – 24 tuổi tiếp xúc với bụi than có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than cao gấp 1,534 lần (95%CI: 1,071-2,198) và 25-29 tuổi cao gấp 2,014 lần (95%CI: 1,284-3,159) so với những người bắt đầu tiếp xúc với bụi than dưới 20 tuổi. Kết quả cũng chỉ ra rằng không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới, tuổi đời, tuổi nghề, phân xưởng làm việc, năm bắt đầu tiếp xúc với bụi than và tình trạng hút huốc đến tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than (p>0,05).

4. BÀN LUẬN

Tại Việt Nam, bệnh bụi phổi than vẫn là một bệnh nghề nghiệp cần được quan tâm ở cả người lao động khai thác than lộ thiên và hầm lò,tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than ở người lao động khai thác than lộ thiên vẫn chưa được thống kê cụ thể để có những can thiệp phù hợp. Nghiên cứu của chúng tôi đã giải quyết một phần vấn đề này bằng một nghiên cứu cắt ngang.

Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng gần 1/4 người lao động khai thác than lộ thiên mắc bệnh bụi phổi than và có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than giữa một số phân xưởng và độ tuổi bắt đầu tiếp xúc với bụi than.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than thể đơn thuần là 21,4%; thể biến chứng là 1,03%. Kết quả này của chúng tôi cao hơn khảo sát tại những công nhân khai thác than lộ thiên tại Mỹ (thể đơn thuần 2%, thể biến chứng 0,5%) [2] do điều kiện bảo hộ tại Việt Nam kém hơn Mỹ, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm cả những công nhân trước đó đã từng khai thác dưới hầm lò. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều tỷ lệ tại mỏ than Núi Hồng Thái Nguyên năm 2018 (41,9%) [4] là do sự khác nhau về mô hình khai thác lộ thiên và hầm lò. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than ở nam (23,4%) cao hơn ở nữ (16,9%), nguyên nhân do nam giới thường đảm nhiệm những công việc vất vả hơn, nhiều bụi hơn như khai thác, vận tải nên tiếp xúc với nồng độ bụi cao hơn nữ giới. Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng tuổi đời, tuổi nghề càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than càng cao. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Macela và cộng sự, những người có tuổi nghề trên 24 năm có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than cao hơn [6], cũng giống với kết quả nghiên cứu của C.H. Torres Rey và cộng sự [7]. Điều này có thể giải thích do những người lao động tuổi càng cao chức năng phổi sẽ kém hơn người trẻ, người làm việc càng lâu thì nồng độ bụi tích lũy càng nhiều nên nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than sẽ cao hơn. Vì vậy, các nhà quản lí cần có những kế hoạch bố trí công việc hợp lí cho những người cao tuổi hơn, làm lâu năm hơn, đồng thời cần cung cấp trang thiết bị bảo hộ cá nhân đầy đủ và chất lượng cho người lao động. Về phía người lao động có tuổi nghề, tuổi đời càng cao thì cần chú ý tuân thủ chặt chẽ các biện pháp bảo hộ lao động, khám sức khỏe nghề nghiệp định kỳ, ít nhất 1 năm/1 lần. Trong tương lai cũng cần có những nghiên cứu bệnh chứng, hoặc thuần tập trên những nhóm bệnh nhân bệnh bụi phổi than thuộc các độ tuổi khác nhau để tìm mối liên quan.

Về phân xưởng làm việc, kết quả của chúng tôi cho thấy, những vị trí tiếp xúc nhiều với bụi than như phân xưởng khai thác và vận tải (cùng là 23,3%) sẽ có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than cao hơn phân xưởng tuyển than. Tuy nhiên một nghiên cứu bệnh chứng giữa các vị trí làm việc là cần thiết để xác định nguyên nhân tại sao có sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than giữa các phân xưởng để từ đó có những biện pháp bảo vệ người lao động hợp lý. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng năm bắt đầu tiếp xúc với bụi càng gần đây thì tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than càng giảm. Điều này có thể giải thích do càng ngày công nghệ càng phát triển, ngành khai thác than đã sử dụng một số công cụ thay cho con người ở những công đoạn tiếp xúc với bụi nhiều. Hơn nữa, các biện pháp bảo hộ, vệ sinh ngày càng hiệu quả kết hợp với sự quan tâm của lãnh đạo ngày càng cao thì tỷ lệ bệnh bụi phổi than sẽ giảm dần theo thời gian. Ngoài ra khi tuổi bắt đầu tiếp xúc với bụi than càng tăng thì tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than ngày càng tăng do tuổi càng cao, chức năng phổi càng yếu hơn so với người trẻ nên nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Về tình trạng hút thuốc, kết quả chỉ ra rằng những người đã và đang hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi cao hơn người không hút thuốc.Vì khi hút thuốc lá lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, viêm đường dẫn khí nên nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than sẽ cao hơn [8]. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp cần có những quy định nghiêm ngặt về hút thuốc để bảo vệ người lao động và nâng cao năng suất lao động.

Khi phân tích hồi quy logistic đa biến một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than, nghiên cứu của chúng tôi phát hiện ra rằng những người làm việc tại phân xưởng sàng tuyển than có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than chỉ bằng 0,55 lần so với những người làm việc tại phân xưởng khai thác. Kết quả cũng chỉ ra rằng những người lao động tiếp xúc với bụi than lần đầu tiên ở độ tuổi từ 20 đến 24, có nguy cơ cao gấp 1,534 lần, ở độ tuổi 25 đến 29 cao gấp 2,014 lần những người lao động có tuổi tiếp xúc với bụi than lần đầu tiên khi nhỏ hơn 20 tuổi. Đối với tuổi đời, tuổi nghề, năm đầu tiên tiếp xúc với bụi than và tình trạng hút thuốc lá và nguy cơ mắc bệnh bụi phổi than trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy sự kết hợp (p>0,05).

Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu cắt ngang nên có một vài điểm hạn chế. Một là, nghiên cứu chỉ đánh giá được tình trạng bệnh chứ không đánh giá được nguy cơ mắc bệnh. Hai là, nghiên cứu không xác định được mối quan hệ thời gian giữa yếu tố phơi nhiễm và bệnh. Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi chưa loại trừ được những người lao động đã từng khai thác than dưới hầm lò trước đó nên kết quả sẽ có sai số. Cần có những nghiên cứu sâu hơn trong tương lai để xác định được các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than để từ đó có những biện pháp hợp lý, hiệu quả, tập trung ngăn chặn hiệu quả các yếu tố nguy cơ cao. Việc khám sức khỏe nghề nghiệp định kì cho người lao động ngành than cũng rất cần thiết.

5. KẾT LUẬN

Để giảm tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than, cần phải có những biện pháp cụ thể, chủ động bao gồm các biện pháp phòng hộ cá nhân, các biện pháp kỹ thuật sản xuất để cải thiện điều kiện lao động và giảm thiểu phơi nhiễm với bụi than cho người lao động. Cần có những nghiên cứu sâu hơn xác định được các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1.  Bộ Y tế (2017), Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp, truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2021 từ https://moh.gov.vn/web/phong-chong-benh-nghe-nghiep/thong-tin-hoat-dong/-/asset_publisher/xjpQsFUZRw4q/content/benh-bui-phoi-than-nghe-nghi-1?inheritRedirect=false
  2.  Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (2012), Bệnh bụi phổi và bệnh phổi nghề nghiệp tiên tiến trong các công nhân khai thác than bề mặt – 16 tiểu bang, 2010-2011. MMWR. Báo cáo hàng tuần về bệnh tật và tử vong. 61 (23): tr. 431-434.
  3.  Nguyễn Thị Quỳnh, Khương Văn Duy và Phan Thị Mai Hương (2019), “Thực hiện bệnh bụi phổi của người lao động tại công ty Kho vận và tạp chí Cẩm Phả, Quảng Ninh, 2019”. Y học Việt Nam. 487 (2 ): p. 85-89.
  4.  Khương Văn Duy, và cộng sự (2018), “Thực hiện mắc bệnh bụi phổi tại Núi Hồng”, Thái Nguyên, năm 2018. Y học Việt Nam. 29 (5): p. 102-105.
  5.  Cara N Halldin và cộng sự (2015), “Bệnh phổi suy giảm ở những người khai thác than trên bề mặt không có thời hạn khai thác hầm lò”. Tạp chí y học nghề nghiệp và môi trường / American College of Occupational and Environmental Medicine. 57 (1): p. 62.
  6.  M Varona, và các cộng sự (2018), “Đánh giá mức độ phơi nhiễm với bụi than và tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi trong khai thác hầm lò tại ba cơ quan của Colombia”. Biomedica. 38 (4): tr. 467-478.
  7.  C. H. Torres Rey, et al. (2015), “Khai thác than dưới lòng đất: Mối quan hệ giữa mức độ bụi than và bệnh bụi phổi, ở Hai khu vực của Colombia, 2014”. Biomed Res Int. 2015: p. 647878.
  8.  L. Kurth và A. S. Laney (2020), “Tỷ lệ tắc nghẽn luồng không khí được xác định bằng phương pháp đo phế dung ở những công nhân khai thác than ở Mỹ làm việc không bao giờ hút thuốc do tình trạng bệnh bụi phổi.”. 77 (4): tr. 265-267.

PGS.TS. Khương Văn Duy­1, Nguyễn Thị Quỳnh1, Khương Phương Thủy2

1Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, trường Đại học Y Hà Nội

2Trường đại học RMIT, Australia


(Nguồn tin: Vnniosh.vn)