Xe nâng hàng – Các yếu tố phổ biến gây tai nạn

Thứ Sáu, 01/12/2023, 04:47(GMT +7)

Các yếu tố nào dẫn tới tai nạn cho xe nâng? Có nhiều yếu tố liên quan đến công việc có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn. Tập hợp chúng lại thành các nhóm cụ thể có thể giúp dễ dàng phân tích tai nạn và cuối cùng, có thể ngăn chặn chúng hiệu quả.

Nhóm yếu tố về tổ chức công việc:
• Thiếu đào tạo hoặc đào tạo không đúng những người vận hành xe nâng hàng.
• Áp lực sản xuất như tốc độ hoặc căng thẳng công việc.
• Thiếu công cụ làm việc phù hợp, thiếu phụ tùng, phụ kiện kèm theo.
• Phân công không đúng người vận hành hoặc không đúng xe.
• Không bảo trì xe nâng thường xuyên, định kỳ.
• Tuổi của xe nâng.

Nhóm yếu tố về vận hành và hành vi người điều khiển xe:
• Đi với tốc độ vượt quá quy định cho phép.
• Di chuyển xe trong khi tải trọng đang ở trên cao.
• Kỹ thuật lùi, quay xe không đúng.
• Kỹ thuật quay xe, dừng xe hoặc tăng tốc (đột ngột) không đúng
• Tín hiệu cảnh báo cho những người khác biết về hoạt động của xe nâng gần đó chưa đúng.
• Trao đổi thông tin, giao tiếp bị hạn chế trong lúc làm việc.
• Đu bám, trèo lên xe nâng hoặc tải trọng khi xe đang làm việc
• Bãi đậu xe nâng không đúng.
• Giữ, hãm xe rơ moóc, công-ten-nơ chưa tốt dẫn đến bị trôi.
• Đùa giỡn, biểu diễn, hoặc có hành động không bình thường khi lái xe.
• Thiếu các dịch vụ dành cho xe nâng.

Nhóm yếu tố về không gian làm việc:
• Lối đi hẹp.
• Lối đi đông đúc, lộn xộn.
• Tắc nghẽn tại các đường giao nhau hoặc cửa ra vào.
• Khối lượng giao thông trong khu vực làm việc.
• Đi bộ và làm việc trong khu vực hoạt động của xe nâng.
• Các điều kiện khác tại nơi làm việc như tiếng ồn, mùi hôi, khí độc, bụi, hoặc thiếu ánh sáng.
• Nhiều dốc, mặt đường gồ ghề.
• Điều kiện khu vực tập kết hàng thiếu.

Nhóm yếu tố về tải trọng
• Hàng hóa, tải trọng xếp không gọn trên pallet.
• Pallet bị hư hỏng, không thay mới, sửa chữa.
• Tải trọng quá nặng.
• Tải không ổn định, gây cản trở tầm nhìn.

Nhóm yếu tố thuộc về thiết kế ban đầu của xe
• Sự cố của hệ thống phanh.
• Sự cố của hệ thống lái
• Sự cố của bộ ly hợp, hệ thống điều hướng chuyển động, hoặc truyền tải.
• Sự cố trong lắp ráp càng xe nâng.
• Rò rỉ trong hệ thống thủy lực hoặc truyền tải.
• Thiếu thiết bị an toàn, không đầy đủ, hoặc bị hư hỏng.
• Phát thải từ xe nâng.
• Điểm mù hoặc chướng ngại vật ngăn tầm nhìn của lái xe.
• Bố trí, lắp đặt hệ thống điều khiển và hiển thị thiếu chuyên nghiệp.

Làm thế nào để phòng tránh hoặc làm giảm tai nạn với người đi bộ?
• Tách riêng lối đi dành cho người đi bộ và lối đi cho xe nâng.
• Hạn chế cho người vào khu vực các xe nâng đang hoạt động.
• Giữ khoảng cách an toàn với các xe nâng bất cứ khi nào có thể.
• Người đi bộ phải luôn luôn cho người lái xe biết họ đang có trong khu vực đó. Nhìn thẳng vào mắt người lái xe để đảm bảo người lái xe biết sự hiện diện của bạn.
• Đảm bảo khu vực làm việc đủ ánh sáng và không có vật cản.
• Hãy thận trọng khi gần góc mù, cửa ra vào, và lối đi hẹp. Bấm còi báo hiệu tại các nơi giao nhau hoặc khúc cua.
• Sử dụng quần áo phản quang ở nơi phù hợp
• Hạn chế tốc độ di chuyển xe nâng.
• Không đi gần hoặc đứng dưới càng xe nâng.
• Không tải xe nâng khi góc nhìn của người lái xe bị hạn chế.
• Hạn chế lái xe nâng gần khu vực có nhiều người đi bộ (ví dụ: phòng ăn trưa, lối ra / vào).

(Biên dịch: M. Hải)


(Nguồn tin: http://www.ccohs.ca)