Theo đó, Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm:
Trước hết, trong nhóm nghề khai thác khoáng sản - Điều kiện lao động loại VI gồm: Công việc khai thác mỏ hầm lò; Công việc khai thác quặng kim loại màu bằng phương pháp hầm lò (Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, CO2).
Tiếp theo, trong nhóm nghề cơ khí, luyện kim - Điều kiện lao động loại V: Công việc sửa chữa nóng lò cốc (Công việc thủ công nặng nhọc, rất nóng, nguy hiểm tiếp xúc với khí CO, bụi); Lái xe rót than trên đỉnh lò cốc (Làm việc trên đỉnh lò rất nóng, nguy hiểm chịu tác động của CO2 và CO và bụi nồng độ rất cao); Vận hành máy nghiền, trộn quặng kim loại màu (Chịu tác động của tiếng ồn cao, bụi độc vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép nhiều lần);…
Bên cạnh đó, Bộ cũng ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong nhóm nghề hóa chất; vận tải; xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi; sành sứ, thủy tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ; thương mại; dự trữ quốc gia;…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/3/2021.
Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH, Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH, Quyết định 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH...
Xem chi tiết Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH tại đây.
(Nguồn tin: luatvietnam.vn)