Chủ đề Ngày Môi trường thế giới 2015

Thứ Ba, 26/12/2023, 02:55(GMT +7)

Sự phồn thịnh của nhân loại, vấn đề môi trường và sự vận hành của nền kinh tế phụ thuộc vào việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên trái đất. Bằng chứng cho thấy rằng con người ngày nay đang khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cao hơn mức mà trái đất có thể cung ứng.

Nhiều hệ sinh thái trên trái đất đang dần tiến tới mức suy thoái hoặc bị biến đổi, nguyên nhân là do sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Vào năm 2050, với các mô hình sản xuất và tiêu dùng tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên như hiện nay và cộng với đó là sự gia tăng dân số thế giới dự kiến chạm tới ngưỡng 9.6 tỉ người, chúng ta sẽ phải cần tới 3 trái đất mới đáp ứng được thói quen sinh hoạt và mức tiêu dùng như hiện tại.

Vì vậy, trong thông điệp của Ngày Môi trường thế giới năm 2015 đã hướng tới nội dung sản xuất và tiêu dùng bền vững với chủ đề: Cùng nhau tiêu dùng có trách nhiệm – Vì một trái đất bền vững” (Seven Billion Dreams. One Planet. Consume With Care).

Thay vì nghĩ đến việc tìm kiếm một hành tinh khác để sinh sống, hãy bảo vệ trái đất này ngay từ bây giờ vì đó là cách tốt nhất đảm bảo cho tương lai của loài người. Sự phát triển của con người không nhất thiết phải bị trả giá bằng trái đất. Sống bền vững nghĩa là làm nhiều hơn và tốt hơn nhưng với sự tốn kém ít hơn. Điều đó nghĩa là phát triển kinh tế không thể khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm một cách nhanh chóng và môi trường không bị hủy hoại.

Nguồn nước:

Mặc dù tại các hộ gia đình lượng nước tiêu dùng tương đối thấp, tuy nhiên, sự gia tăng dân số và nhu cầu sử dụng nước đã vượt xa những tác động của công nghệ và thói quen tiết kiệm nước.

• Dưới 3% lượng nước trên thế giới là nước ngọt có thể sử dụng, trong đó, 2,5% là băng tuyết tại Nam Cực, Bắc Cực và những dòng sông băng. Vì vậy, con người chỉ có thể khai thác 0,5% lượng nước ngọt cho các mục đích tiêu dùng của con người và các nhu cầu của hệ sinh thái.

• Con người làm ô nhiễm nước nhanh hơn khả năng làm sạch tự nhiên của nguồn nước tại các sông hồ.

• Hơn 1 tỷ người trên thế giới hiện vẫn chưa được tiếp cận với nước sạch.

• Sử dụng nước quá mức làm gia tăng về an ninh nguồn nước toàn cầu.

• Nước có sẵn trong tự nhiên nhưng xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để cung cấp nước thường tốn kém nhiều kinh phí.

Năng lượng:

Mặc dù tiến bộ về khoa học công nghệ đã thúc đẩy tăng hiệu quả sử dụng năng lượng nhưng tiêu thụ năng lượng ở các nước OECD được dự báo sẽ tiếp tục tăng thêm 35% vào năm 2020. Năng lượng sử dụng cho các mục đích thương mại và sinh hoạt tăng nhanh thứ hai sau ngành giao thông vận tải trong tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu.

Năm 2002, phương tiện xe môtô ở các nước OECD là 550 triệu lượt xe (trong đó 75% là xe cá nhân). Dự báo đến năm 2020, khả năng sở hữu xe cá nhân tăng 32%. Đồng thời, quãng đường di chuyển của các phương tiện được dự báo sẽ tăng 40% và du lịch hàng không toàn cầu được dự báo tăng gấp ba lần cùng kỳ.

• Chúng ta có thể thay đổi mô hình tiêu thụ đối với hàng hóa và dịch vụ tiêu tốn ít năng lượng thấp mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

• Các hộ gia đình tiêu thụ 29% năng lượng toàn cầu và do đó góp phần vào 21% của lượng phát thải carbon. Chi phí năng lượng tái tạo đang ngày càng cạnh tranh với nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch. 20% tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới trong năm 2013 từ nguồn năng lượng tái tạo.

• Trên toàn cầu, tiêu thụ năng lượng tăng nhanh nhất trong ngành vận tải và dịch vụ, kết quả từ quá trình thúc đẩy vận tải hành khách và hàng hóa và sự mở rộng nhanh chóng của kinh tế dịch vụ.

Lương thực:

Trong khi tác động môi trường đáng kể trong ngành thực phẩm xảy ra ở giai đoạn sản xuất (nuôi trồng và chế biến) thì tại các hộ gia đình, tác động chủ yếu đến từ sự lựa chọn và thói quen ăn uống. Theo đó, tác động môi trường của ngành thực phẩm có liên quan đến tiêu dùng năng lượng và phát sinh chất thải.

• 1,3 tỷ tấn lương thực bị lãng phí mỗi năm, trong khi gần 1 tỷ người suy dinh dưỡng và 1 tỷ người đói.

• Tiêu dùng thực phẩm quá mức gây bất lợi cho sức khỏe và môi trường.

o 1,5 tỷ người trên toàn cầu đang thừa cân hoặc béo phì.

o Suy thoái đất, giảm độ phì nhiêu, sử dụng nước không bền vững, khai thác quá mức và suy thoái môi trường biển đều làm giảm khả năng cung cấp thực phẩm từ suy giảm tài nguyên thiên nhiên.

o Ngành thực phẩm tiêu hao khoảng 30% tổng mức tiêu thụ năng lượng và phát thải khoảng 22% tổng lượng khí thải nhà kính trên toàn thế giới.

• Tăng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ảnh hưởng xấu đến an ninh lương thực.

o Tăng giá lương thực

o Thay đổi phương thức sản xuất

o Làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên sinh thái nông nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất.


(Nguồn tin: Theo VEA)