Kỹ thuật vi sinh an toàn – Nguyên tắc chung

Thứ Ba, 19/12/2023, 10:36(GMT +7)

Tất cả mọi người làm việc trong phòng thí nghiệm có thao tác với vi sinh vật và tế bào cần phải thực hiện hàng ngày theo đúng quy trình. Để tránh các sự cố thường gặp phải trong công việc có thể gây tổn thương và lây nhiễm khi sử dụng các trang thiết bị, hóa chất vật tư trong PTN, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Đóng cửa ra vào và cửa sổ khi đang thực hiện thí nghiệm.

2. Mặc đồng phục bảo hộ lao động.

3. Không được ăn, uống, hút thuốc và giữ đồ ăn uống trong phòng thí nghiệm.

4. Đeo găng tay trong khi làm thí nghiệm với ADN, ARN và vi sinh vật

5. Khi làm tràn, đổ hoặc rây vật liệu GMO ra ngoài, cần ngay lập tức khử nhiễm:

        – Lau sạch dung dịch bằng giấy lau và giữ trong thùng rác để khử nhiễm sinh học.

        – Khử nhiễm bề mặt bằng cồn 700 C hoặc thuốc sát trùng khác

        – Rửa tay sạch sau đấy.

6. Giảm tối thiểu việc tạo ra sự lây nhiễm lan rộng trong không khí

        – Chỉ dùng các ống có nắp chặt trong li tâm

        – Cấm làm ướt các nắp ống

        – Làm nóng các que cấy theo đúng cách: thân que cấy, mắt cấy.

        – Để các que cấy nguội mới cho vào dung dịch cấy

       – Dùng pipet đúng cách

       – Rót dung dịch lỏng thật nhẹ nhàng và ở độ cao vừa đủ.

7. Nghiêm cấm hút dịch qua pipet bằng miệng. Sử dụng pipet phù hợp với thể tích cần lấy.

8. Khử lây nhiễm đối với các vật liệu đã sử dụng trước khi đem rửa và tái sử dụng, bằng cách khử trùng hoặc ngâm trong dung dịch khử nhiễm.

9. Khử nhiễm sinh học các loại rác thải: cho rác thải vào trong túi chuyên dụng. Túi đựng rác thải này sau đó được đem khử trùng hoặc đem đến lò đốt rác chuyên dùng để đốt các loại rác thải của bệnh viện.

10. Rửa tay sạch sau khi làm thí nghiệm và trước khi rời khỏi phòng thí nghiệm.


(Nguồn tin: Theo tài liệu tập huấn an toàn sinh học- Bộ Khoa học công nghệ)