Khuyến nghị số 192: Khuyến nghị về An toàn, sức khỏe trong nông nghiệp, 2001

Thứ Ba, 26/12/2023, 02:40(GMT +7)

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày mồng 5 tháng 6 năm 2001, trong kỳ họp thứ 89;

Sau khi quyết định chấp thuận một số đề nghị liên quan tới An toàn và Sức khoẻ trong nông nghiệp, là vấn đề thuộc điểm thứ 4 trong chương trình nghị sự của kỳ họp;

Sau khi quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Khuyến nghị, bổ sung cho Công ước về An toàn và Sức khoẻ trong nông nghiệp, 2001;

Thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2001, Khuyến nghị dưới đây, gọi là Khuyến nghị về An toàn và Sức khoẻ trong nông nghiệp, 2001.

I. Những quy định chung

Thi hành Điều 5 của Công ước, việc tiến hành các biện pháp thanh tra lao động trong nông nghiệp nên dựa trên các nguyên tắc được thể hiện trong Công ước và Khuyến nghị về Thanh tra lao động (lĩnh vực nông nghiệp), 1969.

Các công ty đa quốc gia cần đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khoẻ thích hợp cho người lao động đang làm việc trong nông nghiệp thuộc tất cả các cơ sở của họ, không phân biệt cơ sở đó đặt ở đâu hay ở quốc gia nào, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và luật pháp quốc gia cũng như các Tuyên bố 3 bên về các nguyên tắc liên quan tới Công ty đa quốc gia và Chính sách xă hội.

II. Giám sát An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp

1. Sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và người lao động có liên quan, các cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch triển khai chính sách quốc gia ( như đă đề cập tại Điều 4 của Công ước) cần:

Phát hiện các vấn đề thiết yếu, lập các hành động ưu tiên, triển khai các biện pháp hiệu quả có liên quan và định kỳ đánh giá kết quả.

Quy định các biện pháp nhằm ngăn chặn và kiểm soát các rủi ro nghề nghiệp trong nông nghiệp:

Xem xét đến quy trình công nghệ, kiến thức về lĩnh vực an toàn và sức khoẻ, cũng như các tiêu chuẩn có liên quan, các tài liệu hướng dẫn, các quy phạm thực hành được các tổ chức trong nước hay quốc tế thông qua.

Tính đến sự cần thiết phải bảo vệ môi trường chung từ tác động của các hoạt động nông nghiệp.

Chỉ rõ các bước cần tiến hành nhằm ngăn chặn hoặc kiểm soát rủi ro cho công nhân nông nghiệp của các nhà máy có liên quan tới bệnh ở địa phương (bệnh đặc hữu).

Không cho phép công nhân nào tiến hành một mình công việc nguy hiểm tại các khu vực cách biệt hoặc bị giới hạn mà không có cách hỗ trợ cũng như khả năng liên lạc thích hợp.

Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.

2. Thi hành Điều 4 của Công ước, các cơ quan có thẩm quyền cần:

Chấp nhận các điều khoản để ngày càng mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nghề nghiệp phù hợp với công nhân nông nghiệp.

Lập các thủ tục ghi chép, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong nông nghiệp, đặc biệt là việc biên soạn tài liệu thống kê, việc thực thi chính sách quốc gia và việc triển khai các chương trình phòng ngừa theo các cấp cơ sở.

Thúc đẩy vấn đề an toàn và sức khỏe trong nông nghiệp thông qua các tài liệu và các chương trình huấn luyện nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động và người lao động nông nghiệp.

3.

(1) Thi hành Điều 7 của Công ước, cơ quan có thẩm quyền nên lập một hệ thống mang tính quốc gia về giám sát an toàn và sức khỏe, trong đó nên có cả giám sát sức khoẻ người lao động và giám sát môi trường lao động.

(2) Ở nơi thích hợp, hệ thống này nên có phần đánh giá rủi ro, các giải pháp về kiểm soát và phòng ngừa có liên quan, có tính đến:

Chất thải và các hoá chất độc hại;

Chất thải và tác nhân sinh học độc, gây dị ứng, nhiễm trùng;

Hơi độc, gây kích thích;

Bụi nguy hiểm;

Tác nhân hoặc chất gây ưng thư;

Ồn, rung;

Nhiệt độ khắc nghiệt;

Bức xạ tử ngoại mặt trời;

Bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người;

Việc tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc có nọc độc;

Việc sử dụng máy, thiết bị, kể cả phương tiện bảo vệ cá nhân;

Vận chuyển thủ công hoặc khi vận chuyển các vật nặng;

Kéo dài hoặc tập trung nỗ lực về thể chất hoặc tinh thần, các công việc dễ gây căng thẳng thần kinh hoặc có tư thế làm việc g̣ò bó;

Rủi ro từ công nghệ mới.

(3). Ở nơi thích hợp, nên có các biện pháp giám sát sức khoẻ với lao động vị thành niên, lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ, lao động cao tuổi.

III. Biện pháp Phòng – Chống

4. Thi hành Điều 7 của Công ước, tuỳ theo cấp cơ sở, tập hợp các giải pháp về an toàn và sức khỏe nên có:

(a) Dịch vụ an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp;

(b) Biện pháp quản lý, đánh giá rủi ro theo thứ tự ưu tiên như sau:

(i) Loại trừ rủi ro;

(ii) Kiểm soát rủi ro ngay từ nguồn;

(iii) Giảm thiểu rủi ro bằng cách như thiết kế hệ thống làm việc an toàn, hướng dẫn về các biện pháp tổ chức, biện pháp kỹ thuật, kỹ năng an toàn và qua huấn luyện;

(iv) Khi chưa loại trừ được hết rủi ro thì́ phải trang bị và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, không bắt công nhân phải trả các chi phí này.

(c) Các biện pháp khẩn cấp liên quan tới tai nạn và cứu hộ như : sơ cứu, lối vận chuyển các thiết bị y tế thích hợp.

(d) Thủ tục ghi chép, khai báo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

(e) Các giải pháp thích hợp nhằm bảo vệ những người có mặt tại khu nông nghiệp, dân sống ở khu lân cận tránh các rủi ro có thể phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp có liên quan chẳng hạn như chất thải hoá chất nông nghiệp, vật nuôi, nhiễm độc đất và nước, thay đổi địa hình và bạc màu đất trồng.

(f) Các biện pháp nhằm đảm bảo công nghệ được sử dụng là phù hợp với khí hậu, thực tiễn lao động và cách tổ chức công việc.

Éc-go-nô-mi và an toàn máy

5. Thi hành Điều 9 của Công ước, các biện pháp đưa ra để đảm bảo lựa chọn và chấp nhận công nghệ, máy, thiết bị phù hợp, gồm cả phương tiện bảo vệ cá nhân, phải tính đến các điều kiện tại chỗ và của nước sử dụng, đặc biệt là vấn đề Éc-go-nô-mi và khí hậu.

Quản lý toàn diện hoá chất

6.

(1) Các biện pháp có liên quan tới quản lý toàn diện hoá chất trong nông nghiệp nên dựa trên các nguyên tắc đã được trình bày trong Khuyến nghị, Công ước về Hóa chất 1990, và các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế có liên quan khác.

(2) Cụ thể, việc đưa ra các biện pháp phòng chống theo mức độ nên tính đến:

Phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp, thiết bị rửa, giặt thích hợp với những hoá chất đang được sử dụng, thích hợp cho việc bảo dưỡng và làm sạch phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị sử dụng khác, không tính các chi phí này cho người công nhân.

Những cẩn trọng trong và sau khi phun thuốc tại các khu vực được xử l lý hoá chất, tính đến cả các biện pháp phòng ô nhiễm cho thực phẩm, đồ uống, nguồn nước sinh hoạt hoặc nước tưới tiêu

Quản lý và hủy bỏ các hoá chất độc hại không dùng nữa, các thùng chứa rỗng còn dư 1 phần hoá chất độc bằng cách loại trừ hoặc giảm thiểu nguy cơ đối với an toàn, sức khoẻ và cho môi trường, phù hợp với thực tiễn và luật pháp quốc gia.

Lưu giữ sổ sách về việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật được dùng trong nông nghiệp.

Huấn luyện công nhân nông nghiệp những vấn đề cơ bản tiếp nối và khi phù hợp, thì cả các kỹ năng, quy trình, hoặc về nguy cơ, về những cẩn trọng liên quan đến việc sử dụng hoá chất tại nơi làm việc.

Bảo vệ và quản lý vật nuôi chống lại các rủi ro sinh học

7. Thi hành Điều 14 của Công ước, các biện pháp kiểm soát các tác nhân sinh học có thể gây nhiễm trùng, dị ứng hay ngộ độc và các biện pháp kiểm soát vật nuôi nên có các nội dung sau:

Các biện pháp đánh giá rủi ro phù hợp với các quy định tại khoản 5 ở trên, nhằm loại trừ, ngăn chặn hoặc giảm thiểu các rủi ro sinh học.

Kiểm soát và kiểm tra vật nuôi theo đúng các tiêu chuẩn thú y, luật pháp và điều kiện thực tiễn của quốc gia về các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người.

Các biện pháp bảo vệ khi quản lý vật nuôi, cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp.

Các biện pháp quản lý các tác nhân sinh học, cung cấp quần áo và phương tiện bảo vệ cá nhân nếu thấy cần.

Chủng ngừa cho các công nhân quản lý vật nuôi, khi cần

Cung cấp các thiết bị rửa và tẩy uế; bảo dưỡng và làm sạch quần áo và phương tiện bảo vệ cá nhân.

Cung cấp sơ cứu, thuốc giả độc và các thủ tục khẩn cấp khác phòng khi tiếp xúc với động vật, côn trùng hay cây có độc.

Các biện pháp quản lý, thu nhặt, lưu kho và hủy bỏ phân bón và chất thải.

Biện pháp an toàn khi quản lý xác động vật lây nhiễm gồm cả việc làm sạch và tẩy uế đồ bị nhiễm độc.

Thông tin an toàn, gồm cả các dấu hiệu cảnh báo và huấn luyện cho công nhân quản lý động vật.

Hệ thống lắp đặt trong nông nghiệp

8. Thi hành Điều 15 của Công ước, các yêu cầu về an toàn và sức khỏe liên quan đến hệ thống máy lắp đặt trong nông nghiệp phải ghi rõ các tiêu chuẩn kỹ thuật về công trình xây dựng, kết cấu, lan can, che chắn, không gian hẹp.

Tiện nghi và Phúc lợi

9. Thi hành Điều 19 của Công ước, phù hợp và theo đúng luật pháp, thực tiễn của quốc gia, người sử dụng lao động nên cung cấp cho các công nhân nông nghiệp:

Nước uống an toàn, phù hợp;

Phương tiện giúp cho việc cất giữ và làm sạch quần áo bảo vệ;

Phương tiện phục vụ các bữa ăn, giúp cho các bà mẹ đang nuôi con nhỏ, tại nơi làm việc nếu có thể;

Thiết bị rửa và vệ sinh riêng, hoặc sử dụng những thiết bị đó riêng cho nam, nữ công nhân;

Phương tiện vận chuyển liên quan đến công việc.

IV. Các điều khoản khác

Lao động nữ

11. Thi hành Điều 18 của Công ước, thực hiện các biện pháp nhằm đánh giá bất kỳ rủi ro nào tại nơi làm việc có liên quan tới an toàn và sức khoẻ của phụ nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ và bảo vệ chức năng sinh sản của nữ.

Lao động nông nghiệp tự quản

12

 (1) Khi thích hợp, nên xem xét đến quan điểm tổ chức đại diện của người lao động nông nghiệp tự quản, khi các nước thành viên lập kế hoạch mở rộng dần ảnh hưởng của Công ước này tới họ.

(2) Luật pháp hoặc các quy định quốc gia nên chỉ rõ quyền và trách nhiệm của lao động nông nghiệp tự quản về vấn đề an toàn và sức khỏe trong nông nghiệp.

(3) Tuỳ theo điều kiện và thực tiễn của quốc gia, cần lưu ý đến quan điểm tổ chức đại diện của những lao động nông nghiệp tự quản khi lập và triển khai việc rà soát định kỳ về chính sách quốc gia như đă đề cập tại Điều 4 của Công ước.

13.

(1) Phù hợp với thực tiễn và luật pháp quốc gia, các biện pháp do các cơ quan có thẩm quyền đưa ra phải đảm bảo rằng những lao động nông nghiệp tự quản được bảo vệ về an toàn và sức khoẻ như Công ước quy định.

(2) Các biện pháp kể trên gồm:

Cung cấp ngày càng đầy đủ các dịch vụ an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho những người lao động này.

Phát triển ngày càng hoàn thiện các thủ tục về ghi chép, khai báo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với họ.

Phát triển sách hướng dẫn; các tài liệu, chương trình đào tạo; việc huấn luyện và tư vấn phù hợp, phải bao trùm và tính đến các vấn đề sau:

An toàn và sức khoẻ của họ, an toàn và sức khỏe khi làm các công việc có liên quan đến độc hại nguy hiểm, kể cả các rủi ro rối loạn cơ xương; việc lựa chọn và sử dụng các hoá chất hay tác nhân sinh học; việc sử dụng và bảo dưỡng máy, công cụ và các thiết bị sử dụng, phương tiện bảo vệ cá nhân;

Ngăn cấm việc sử dụng trẻ em vào các công việc nguy hiểm.

14. Ở những nơi mà điều kiện kinh tế, xă hội và hành chính không cho phép cả lao động nông nghiệp tự quản lẫn gia đình họ được hệ thống bảo hiểm của quốc gia hay bảo hiểm tự nguyện bảo vệ, thì các nước thành viên nên có các giải pháp để từng bước thi hành Điều 21 của Công ước này bằng cách:

Phát triển hệ thống hoặc quỹ bảo hiểm đặc thù;

Sửa lại hệ thống an ninh xă hội đang tồn tại cho phù hợp.

15. Khi thi hành các giải pháp trên (liên quan đến lao động nông nghiệp tự quản), cần lưu ý đến tình trạng đặc thù của:

Những người thuê mướn đất nhỏ;

Những chủ điều hành nhỏ;

Những người tham gia xí nghiệp thu hoạch nông sản, chẳng hạn như thành viên của hợp tác xă;

Các thành viên trong gia đình, đúng theo luật pháp và thực tiễn của quốc gia;

Những người sống bằng nghề nông;

Những người lao động tự quản khác trong nông nghiệp, theo luật pháp và thực tiễn của quốc gia.


(Nguồn tin: Nilp.vn)