Tình huống 128: Người lao động bị gá rô bốt đập vào ở khu vực rô bốt hoạt động

Thứ Hai, 25/12/2023, 11:10(GMT +7)

Ví dụ minh họa: Người công nhân làm việc ở dây chuyền lắp ráp ô tô đi vào khu vực rô bốt tự động và bị gá rô bốt đập vào đầu.

• Nguyên nhân tai nạn:

– Thiếu biện pháp an toàn khi tiếp cận khu vực nguy hiểm đang có rô bốt hoạt động.

     + Hàng rào an toàn có lắp đặt 02 ổ cắm an toàn khóa liên động (cả hai ổ cắm này đang ở trạng thái On) có tác dụng ngừng hoạt động của rô bốt khi cửa mở. Tuy nhiên, do nút chốt này không được liên kết với cửa thành chuỗi nên vẫn có thể ra vào khu vực này khi rô bốt hoạt động.

     + Có khoảng trống nhỏ để người lao động vẫn có thể ra vào khu vực rô bốt tự động đang hoạt động.

• Các biện pháp phòng ngừa:

– Trường hợp tiềm ẩn nguy cơ người lao động bị va chạm vào rô bốt thì cần trải thảm an  toàn và  lắp  rào chắn với chiều cao 1.8m  trở  lên để  tránh nguy hiểm, bảo đảm chắc chắn rằng các chức năng luôn được duy trì ở trạng thái tốt. (hình 1)

     + Duy trì trạng thái bảo vệ an toàn của khóa liên động nhằm dừng hoạt động của rô bốt khi mở cửa.

– Nên bố trí thêm thảm an toàn, mành quang an toàn ở khu vực nguy hiểm, khu vực khó làm rào chắn, khu vực làm việc chung của người lao động và rô bốt như nhập hàng đầu vào.

Biện pháp an toàn khi sử dụng rô bốt làm việc:

Các yếu tố nguy cơ quan trọng:

Ở các nơi làm việc có diện tích rộng thì nhiều trường hợp người lao động và rô bốt cùng làm việc chung địa điểm; việc phán đoán hoạt động của rô bốt khó khăn dẫn đến nguy cơ bị va đập

– Nguy cơ bị va đập do việc khởi động lại mà không để đến thứ tự thực hiện, tác động đột ngột, động tác sai khi giảng dạy hoặc sửa chữa.

– Xảy ra nguy hiểm do người lao động đi vào trong khu vực nguy hiểm vì hiểm nhầm khi thấy máy ở trạng thái dừng. Tuy nhiên, trạng thái dừng đó chỉ là tạm thời trong lập trình để tính toán, chờ máy bên cạnh tác nghiệp hoặc kết thúc hoạt động.

Nguyên tắc an toàn khi tác nghiệp:

– Kiểm tra xem còn người ở khu vực nguy hiểm trước khi vận hành rô bốt không.

– Xem xét trước các nguy cơ tiềm tàng do hoạt động của rô bốt (hàn, sơn vẽ,…).

– Đảm bảo rằng tất cả các trang thiết bị bảo hộ hoạt động tốt.

– Tuân thủ các quy định khi tiếp cận khu vực nguy hiểm (khu vực bên trong khu vực, rào chắn, hàng rào có thể bị nguy hiểm do hoạt động của rô bốt).

– Quy định quy trình đào tạo, sửa chữa rô bốt và thực hiện theo.

– Khi có hai người trở lên cùng làm việc thì phải thống nhất trước phương pháp trao đổi thông tin.

– Những người lao động làm việc trong khu vực nguy hiểm phải mang theo thiết bị dừng khẩn cấp và bảo đảm rằng ngoài họ ra không ai có thể điều khiển rô bốt.

– Thực hiện sửa chữa khi đã hoàn toàn chấm dứt mọi hoạt động của rô bốt và duy trì trạng thái vật lý an toàn nhất của rô bốt.

– Tìm cách phòng hộ thích hợp để không còn mối nguy hiểm nào xuất phát từ thiết bị hoặc rô bốt ở xung quanh khi thực hiện công tác đào tạo, sửa chữa.

– Thay đổi công cụ phải được thực hiện bên ngoài khu vực nguy hiểm.

– Thực hiện nghiêm túc việc đào tạo khi thay đổi nội dung tác nghiệp, người lao động phụ trách công việc và người lao động mới được tuyển dụng.

Lắp loại mành quang an toàn phù hợp:

√ Khi phát hiện có người tiếp cận phạm vi hoạt động thì thiết bị dừng khẩn cấp sẽ hoạt động ngay.

√ Xử lý để máy nhận tín hiệu quang không bị cảm ứng với loại tia quang nào khác ngoài loại được chiết từ đèn rọi.

√ Cần bố trí số lượng trục quang đủ để phát hiện người lao động ra vào trong phạm vi hoạt động của rô bốt.


(Nguồn tin: KOSHA)