Nghiên cứu thiết kế, chế tạo cụm thiết bị xử lý nước cấp sinh hoạt di động cho các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ngập lụt miền Trung

Mã số đề tài: 207/09/TLĐ
icon user
Chủ nhiệm đề tài: TS. Vương Nam Đàn
  • Năm bắt đầu: 2007
  • Năm hoàn thành: 2008

Lĩnh vực: Môi trường và điều kiện lao động

Trạng thái: Trả phí

Từ khóa: thiết bị, xử lý nước, nước sinh hoạt

TÓM TẮT

I. Mục tiêu nghiên cứu

  • Xây dựng phương án xử lý nước cấp sinh hoạt cho ba vùng đặc trưng của đồng bằng ngập lụt miền Trung.
  • Thiết kế mẫu và chế tạo thử 3 loại mô hình xử lý nước cấp sinh hoạt với quy mô đến 15 hộ gia đình sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ngập lụt miền Trung và  bước đầu thương mại hóa sản phẩm trên thị trường.         

II. Nội dung nghiên cứu

  • Nghiên cứu hồi cứu các số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu hồi cứu các số liệu liên quan đến đề tài mà các nhà khoa học trong nước đã thực hiện về nước sạch nông thôn.

  • Điều tra khảo sát đo đạc chất lượng nguồn nước vùng nghiên cứu

            Đề tài tiến hành đo đạc, khảo sát về chất lượng các nguồn nước như nước sông, giếng khơi ở khu vực nông thôn  ngập lụt ở miền Trung.

  • Phân tích, tổng hợp đánh giá kết quả khảo sát thực tế

  Trên cơ sở khảo sát thực tế đề tài tiến hành phân tích các thông số về nước cấp sinh hoạt trong phòng thí nghiệm. Dựa vào kết quả thu thập, phân tích được đề tài tiến hành tổng hợp đánh giá chất lượng nước cấp sinh hoạt làm cơ sở đề xuất lựa chọn công nghệ xử lý ô nhiễm đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt .

  • Đề xuất một số giải pháp và công nghệ xử lý một số yếu tố gây ô nhiễm nước cấp.

Trên cơ sở phân tích tổng hợp kết quả về chất lượng nước ở các vùng ngập lụt để đề xuất một số giải pháp, công nghệ chủ yếu nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt cho cộng đồng dân cư.

  • Triển khai thiết kế, chế tạo và áp dụng 3 mô hình xử lý một số chỉ tiêu gây ô nhiễm nguồn nước cấp sinh hoạt.

 Trong các giải pháp chủ yếu đã xây dựng đề tài tiến hành áp dụng thử một số giải pháp vào thực tiễn cho một số hộ gia đình  nông thôn đã lựa chọn. Cụ thể là:

+ Xây dựng và thí nghiệm mô hình xử lý nước trong phòng thí nghiêm

+ Sản xuất thử và lắp đặt cụm thiết bị lọc, xử lý loại bỏ tạp chất trong nước cấp sinh hoạt ở 03 vùng nông thôn ngập lụt miền Trung.

+ Xây dựng các tập tài liệu hướng dẫn cho nhân dân vận hành và sử dụng thiết bị lọc nước sinh hoạt.

III. Phương pháp nghiên cứu.

            Để đạt được mục tiêu của đề tài và giải quyết các nội dung nghiên cứu đã nêu, các phương pháp nghiên cứu sau đây sẽ được sử dụng.

  • Phương pháp thực nghiệm tại hiện trường: Đề tài tiến hành thu mẫu và khảo sát đo đạc các thông số đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt theo “ Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch” 09-2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành. Quan sát thực tế và ghi chú các tập quán sinh hoạt, xem xét các nguồn gây ô nhiễm nước, cảm nhận của nhóm thực hiện đề tài đối với chất lượng nguồn nước.
  • Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
  • Đánh giá chất lượng nguồn nước
  • Nghiên cứu phân tích đánh giá số liệu và tình trạng sức khoẻ nhân dân
  • Phương pháp mô hình
  • Điều tra phỏng vấn Người lao động vùng nghiên cứu về chất lượng nguồn nước và các loại bệnh tật liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt.
  • Phư­ơng pháp chuyên gia