Nghiên cứu đánh giá điều kiện lao động và nguy cơ rủi ro sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động trong cơ sở sản xuất bao bì

Ngày đăng: 12/03/2024
icon user

ThS. Phạm Thị Kim Nhung

Xem thêm
  • 1Phân viện khoa học An toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường Miền Nam
  • Ngày nhận bài: 2018
  • Ngày phản biện: 2019

Lĩnh vực: Sức khỏe và nghề nghiệp

Trạng thái: --

Từ khóa: điều kiện lao động, người lao động, cơ sở sản xuất bao bì

TÓM TẮT

Với Mục tiêu nghiên cứu:

– Đánh giá được điều kiện lao động của người lao động trong cơ sở sản xuất bao bì khu vực phía Nam

– Xác định được nguy cơ rủi ro sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động trong cơ sở sản xuất bao bì khu vực phía Nam.

Nghiên cứu đã sử dụng Phương pháp mới VNIOSH-2017 để đánh giá điều kiện lao động, đồng thời kết hợp với phương pháp VNIOSH-2019 nhằm xác định rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại các công đoạn sản xuất đặc thù ở 3 cơ sở sản xuất bao bì nhựa dệt ở khu vực phía Nam. Kết quả cho thấy, tất cả các vị trí làm việc của người lao động trong ngành đều có điều kiện lao động ở mức độc hại nặng, tương ứng với rủi ro điều kiện lao động ở mức cao (mức 5). Đặc biệt, khi áp dụng thử tiêu chuẩn của Liên bang Nga để đánh giá điều kiện lao động theo yếu tố mật độ và hệ số phân cực ion âm – dương trong môi trường lao động của ngành sản xuất nghề nghiệp nhựa dệt, thì hầu hết các vị trí làm việc đều vi phạm tiêu chuẩn này ở mức 4 – độc hại trung bình. Nghiên cứu đã thống kê được 86 mối nguy trên 4 công đoạn sản xuất bao bì nhựa dệt, trong đó có 49 mối nguy được xếp ở mức 4 (mức trung bình) và mức 5 (mức cao), mà đặc biệt là nguy cơ điện giật gây thương vong của công việc tháo lắp lõi tại công đoạn “tạo sợi – dệt”, mối nguy xảy ra với tần xuất hàng năm và gây hậu quả nghiêm trọng cho người lao động. Công nhân tráng – tạo sợi – dệt của ngành sản xuất bao bì nhựa dệt cũng chịu mức rủi ro bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan nghề nghiệp (điếc nghề nghiệp) khá đáng kể. Điều kiện lao động của người lao động sản xuất bao bì nhựa dệt cần được quan tâm cải thiện và các chế độ chính sách bảo vệ sức khỏe người lao động cần sớm được thực hiện một cách triệt để hơn.