Nghiên cứu mức độ nhiễm Crom và thực trạng sức khỏe bệnh tật của người lao động tiếp xúc trong ngành cơ khí

Ngày đăng: 12/03/2024
icon user

CN. Tống Thị Ngân

Xem thêm
  • 1Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp
  • Ngày nhận bài: 2018
  • Ngày phản biện: 2019

Lĩnh vực: Sức khỏe và nghề nghiệp

Trạng thái: --

Từ khóa: Thực trạng sức khỏe; người lao động; crom; ngành cơ khí

TÓM TẮT

– Mục tiêu nghiên cứu:

  1. Xác định được mức độ nhiễm crom trong nước tiểu ở người lao động có tiếp xúc trong ngành cơ khí.
  2. Đánh giá được mối liên quan giữa mức độ nhiễm crom với bệnh đường hô hấp và đường tiết niệu ở người lao động có tiếp xúc trong ngành cơ khí.

– Phương pháp nghiên cứu

Theo phương pháp mô tả cắt ngang có so sánh

– Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu trên 816 người lao động thuộc 02 cơ sở ngành cơ khí năm 2018, kết quả cho thấy: Nhìn chung tỷ lệ lao động nam giới trong ngành cơ khí chiếm cao hơn so với lao động nữ (lần lượt 67,55% và 32,5%). Người lao động tiếp xúc với crom có phân loại sức khỏe loại I và II thấp hơn so nhóm so sánh, sức khỏe loại I chỉ chiếm 2,5% và 55,9% so với nhóm so sánh (4,1% và 57,3%). Người lao động tiếp xúc  với crom có tỷ lệ mắc các bệnh về nội khoa, da liễu và bệnh về tai mũi họng cấp tính, mạn tính cao hơn so với nhóm so sánh. Người lao động trong nhóm tiếp xúc với crom có tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp và tiết niệu cao hơn so với người lao động trong nhóm không tiếp xúc, p<0,05. Tỷ lệ người lao động trong nhóm tiếp xúc có nồng độ crom vượt tiêu chuẩn cho phép là 13,5%, cao hơn so với tỷ lệ này ở người lao động nhóm không tiếp xúc (6,5%), p<0,05.

– Kết luận: Cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao sức khỏe người lao động trong ngành Cơ khí, giảm tỷ lệ người lao động mắc các bệnh đặc biệt là bệnh về hô hấp, tiết niệu. Đồng thời không bố trí các đối tượng có biểu hiện mắc bệnh đường hô hấp vào làm ở các vị trí có tiếp xúc với crom.