Nghiên cứu thực trạng phơi nhiễm bụi hữu cơ và bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai ở người lao động ngành chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất đồ gỗ

Ngày đăng: 12/03/2024
icon user

TS. Trịnh Hồng Lân

Xem thêm
  • 1Phân viện Bảo hộ lao động và Bảo vệ môi trường Miền Nam
  • Ngày nhận bài: 2018
  • Ngày phản biện: 2019

Lĩnh vực: Sức khỏe và nghề nghiệp

Trạng thái: --

Từ khóa: Bụi hữu cơ; bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai; người lao động ngành chế biến thức ăn chăn nuôi; người lao động ngành chế sản xuất đồ gỗ

TÓM TẮT

Theo báo cáo về danh mục bệnh nghề nghiệp của Tổ chức lao động thế giới (ILO) 2010, Bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai đã được đưa vào danh mục bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên tại Việt Nam, các nghiên cứu về môi trường lao động và sức khỏe hô hấp nói chung, cũng như bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai nói riêng ở người lao động đặc biệt là ngành chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất đồ gỗ vẫn còn khá hạn chế. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện với Mục tiêu nghiên cứu

  1. Đánh giá được thực trạng phơi nhiễm bụi hữu cơ ở người lao động có tiếp xúc trong ngành chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất đồ gỗ;
  2. Đánh giá được thực trạng mắc bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai ở người lao động có tiếp xúc trong ngành chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất đồ gỗ;
  3. Đề xuất ứng dụng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai ở người lao động có tiếp xúc với bụi hữu cơ trong ngành chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất đồ gỗ

Kết quả nghiên cứu cho thấy một số chỉ tiêu ở các vị trí vượt tiêu chuẩn cho phép bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, nồng độ bụi. Nồng độ vi sinh vật và nấm mốc tại cả hai ngành nghề đều vượt trên 500 CFU/1m3. Có 1,3% người lao động trong cả hai ngành sản xuất đồ gỗ và chế biến thức ăn chăn nuôi mắc bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai.

– Phương pháp nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu theo Phương pháp thống kê phân tích kết quả và Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán đ.

– Kết luận:

Người lao động làm việc tại cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất đồ gỗ có phơi nhiễm với nồng độ vi sinh vật đều vượt 500 CFU/1m3. Nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp một số vị trí ở cả hai ngành vượt tiêu chuẩn cho phép.

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các triệu chứng hô hấp, biểu hiện rối loạn chức năng hô hấp và tuổi nghề, vị trí làm việc của người lao động (p<0,05) ở cả ngành chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất đồ gỗ.

Phản ứng miễn dịch IgG phát hiện có 7 ca có dương tính ở cả hai ngành nghề. Tỉ lệ mắc bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai là 1,3% trong nghiên cứu này.

Các doanh nghiệp cần có các biện pháp nhằm khuyến khích người lao động tuân thủ các biện pháp bảo hộ, đặc biệt là sử dụng khẩu trang. Ngoài ra, cần kiểm tra định kì các thiết bị thông gió và lọc bụi thường xuyên nhằm kiểm soát nồng độ bụi tại môi trường lao động.