Nghiên cứu thực trạng phơi nhiễm hơi styren của người lao động làm việc trong các cơ sở nhựa composite và các giải pháp giảm thiểu

Ngày đăng: 12/03/2024
icon user

ThS. Lê Quang Công

Xem thêm
  • 1Phân viện Bảo hộ lao động & Bảo vệ môi trường tại Miền Trung Tây Nguyên
  • Ngày nhận bài: 2018
  • Ngày phản biện: 2019

Lĩnh vực: Sức khỏe và nghề nghiệp

Trạng thái: --

Từ khóa: Phơi nhiễm hơi styren; người lao động; cơ sở nhựa composite

TÓM TẮT

– Mục tiêu nghiên cứu

  1. Đánh giá được mức độ phơi nhiễm hơi styren của người lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất nhựa composite;
  2. Đề xuất được các giải pháp giảm thiểu mức độ phơi nhiễm hơi styrene của người lao động tại cơ sở sản xuất nhựa composite

– Phương pháp nghiên cứu

  1. Phương pháp hồi cứu
  2. Phương pháp cắt ngang mô tả
  3. Phương pháp điều tra xã hội học
  4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích

– Kết quả nghiên cứu

  1. Báo cáo về quy mô, công nghệ, nguyên liệu sử dụng, sản phẩm đầu ra, tình hình sức khỏe NLĐ trong các cơ sở nhựa composite;
  2. Báo cáo đánh giá mức độ phơi nhiễm môi trường và liều tiếp xúc cá nhân của NLĐ với hơi styrene;
  3. Báo cáo ngưỡng tiếp xúc với axit mandelic và axit phenyglyoxetic của NLĐ và đánh giá mức độ phơi nhiễm theo chỉ số phơi nhiễm;
  4. Kết quả áp dụng giải pháp giảm thiểu phơi nhiễm hơi styrene của người lao động ở các cơ sở sản xuất;
  5. 02 bài báo

– Kết luận:

Kết quả nồng độ Styren mẫu cá nhân của người lao động cho thấy có 14,3% số lượng người lao động phơi nhiễm đối với Styren trong các nhà máy sản xuất Composite. Trong đó, người người lao động tiếp xúc vượt ngưỡng cho phép tương ứng với nhà máy 1 là 17,5%, nhà máy 2 là16,6% , nhà máy 3 là 8,3% số lượng NLĐ được khảo sát.

Trong tất cả người lao động được phỏng vấn ở cả ba nhà máy, triệu chứng viêm da có số lượng người gặp phải lớn nhất chiếm đến 40% tổng số người tham gia khảo sát.

Kết quả điều tra phỏng vấn cũng cho thấy, đa số mức độ tác động của các triệu chứng đến người lao động ở mức trung bình và nhẹ, chỉ có một vài triệu chứng như mệt mỏi, viêm da, ho, viêm họng và khó thở là có mức độ tác động nặng đến một số người lao động làm việc tại các bộ phận đóng rắn, đánh nhựa lên sợi, lắp ráp và sữa lỗi.