Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong bốc dỡ, vận chuyển thủ công lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long
Xem thêm
- 1Phân viện Bảo hộ lao động và Bảo vệ môi trường miền Nam
- Ngày nhận bài: 2018
- Ngày phản biện: 2019
Lĩnh vực: Sức khỏe và nghề nghiệp
Trạng thái: --
Từ khóa: Đề xuất giải pháp; an toàn, vệ sinh lao động; bốc dỡ vận chuyển thủ công lúa gạo; vùng đồng bằng sông Cửu Long
TÓM TẮT
Lao động bốc vác lúa gạo là lực lượng lao động tuy không nhiều nhưng là lực lượng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta cho đến giai đoạn hiện tại. Lao động bốc vác nói chung và bốc vác lúa gạo nói riêng là lao động nặng nhọc, với bản chất của công việc thường làm tăng gánh nặng về sức khỏe thể chất và tác động đến hệ cơ xương khớp ở người lao động, tuy nhiên những ảnh hưởng này đến nay chưa được xem xét cụ thể.
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tình hình sức khỏe nghề nghiệp của lao động bốc dỡ thủ công lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu chính là xem xét ảnh hưởng của một số yếu tố trong lao động bốc vác liên quan đến đau mỏi cơ xương và các yếu tố nguy cơ liên quan.
Bằng phương pháp mô tả cắt ngang thông qua khảo sát, điều tra 189 người lao động tại các cơ sở lao động trong khu vực.
Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, các vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ cơ – xương – khớp cổ (31,2%), vùng vai (24,3%), trong đó, các cơn đau của cơ – xương – khớp thường xuất hiện lúc bốc vác vận chuyển lúa gạo (45%). Qua phân tích đơn biến và đa biến, các triệu chứng đau xuất hiện cùng các yếu tố nguy cơ như ca lao động, mức thu nhập, số năm làm việc, chỉ số BMI, chấn thương cũ, mang vác nặng.