BỆNH BỤI PHỔI SILIC
I – TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
Ở giai đoạn bệnh bụi phổi-silic sơ phát với tổn thương hạt nhỏ thường không có triệu chứng. Bệnh được phát hiện qua chụp X quang trong đợt khám sức khoẻ định kỳ hoặc vì một lý do khác.
Khó thở gắng sức là triệu chứng cơ bản và hầu nh triệu chứng duy nhất đặc hiệu của bệnh có thể do xơ phổi hoặc khí thũng. Lâu ngày, khó thở trở thành thường xuyên.
Thông thường không có triệu chứng chủ quan nào khác.
Khó thở gắng sức xuất hiện muộn, sau các hình ảnh X quang.
– Ho và khạc đờm: Ho và khạc đờm là triệu chứng viêm phế quản.
Thể trạng bệnh nhân giảm sút thường do các nguyên nhân khác, hoặc là ở giai đoạn quá muộn.
– Ho ra máu: rất hiếm gặp trong bệnh bụi phổi – sllic nếu có ho ra máu, phải tìm cách xác định bệnh lao.
– Khạc đờm Đen: Đờm đen, lỏng, gặp ở công nhân mỏ than, nhưng cũng không thường xuyên.
– Đau ngực: Dấu hiệu này cũng hay gặp.
Khi bệnh bụi phổi – silic phát triển và có biến chứng sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng lâm sàng khác. Mỗi biến chứng lại có những triệu chứng riêng.
Đối với bệnh bụi phổi – silic cấp tính: Khó thở bắt đầu đột ngột, tiến triển nhanh là triệu chứng chủ yếu, Có thể sốt, tử vong có thể nhanh trong vài tháng.
II. BIẾN CHỨNG:
Bệnh bụi phổi silic có 3 biến chứng chủ yếu đều là nguyên nhân gây tử vong: lao phổi, suy hô hấp và nhiễm khuẩn cấp tính phế quản phổi.
1. Lao phổi:
Ngay cả ngày nay lao phổi vẫn còn là nguyên nhân tử vong trong l/3 số trường hợp và là biến chứng hay gặp nhất.
2. Suy hô hấp:
Suy hô hấp phần lớn do biến đổi xơ hoá và khí thũng rộng thường kèm theo tâm phế mạn (chronic cor pulmonale) do huyết áp cao ở tiểu tuần hoàn, hậu quả của sự phá hủy phần lớn giờng mạch và của sự co thắt mao quản vì giảm ôxy huyết.
3. Nhiễm khuẩn phế quản phổi cấp tính:
Viêm phế quản phổi cấp tính là hậu quả của viêm phế quản mãn phối hợp với bệnh bụi phổi- silic ở giai đoạn phát triển. Hiện nay, đây là biến chứng hay gặp nhất. Dù có nhiều loại kháng sinh, biến chứng này vẫn là nguyên nhân tử vong chủ yếu.
Ngoài các biến chứng kể trên, còn gặp các biến chứng khác như tràn khí phế mạc, hoại tử vô khuẩn, viêm phế quản mãn…
III. TIẾN TRIỂN:
Bệnh bụi phổi – silic là bệnh không hồi phục. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên, một vài loại thuốc điều trị làm ngừng sự phát triển của bệnh đã được thực nghiệm ở súc vật và tỏ ra có hiệu quả.
Bệnh bụi phổi – silíc rõ ràng làm giảm tuổi thọ người bệnh. Tử vong hay xảy ra trong tuổi 40 – 50, sau các biến chứng nh phế quản – phế viêm, suy tim phải – lao phối hợp. Đôi khi bệnh nhân chết trong vài giờ mà không thấy có dấu hiệu lâm sàng đặc trng nào.
Nói chung, bệnh tiến triển chậm, xơ hoá ngày càng lan toả. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và cho ngừng tiếp xúc với bụi, các tổn thơng ổn định trong phần lớn trường hợp.
Thời gian tiếp xúc với bụi cũng rất khác nhau. Bệnh có thể xuất hiện trong khoảng 2 -10 năm, tùy theo nồng độ bụi và hàm lợng silic trong bụi. ở nhiều trường hợp, các triệu chứng lâm sàng và X quang chỉ xuất hiện 10 – 20 năm sau khi ngừng tiếp xúc với bụi.
Khi tiếp xúc với bụi có nồng độ và hàm lợng silic tự do cao thời gian tiếp xúc liên tục kéo dài, bệnh tiến triển nhanh từ vài tháng đến vài năm, nhất là ở người trẻ, làm nghề phun cát, xay khoáng sản (thạch anh)…
IV. DỰ PHÒNG
1. Biện pháp kỹ thuật:
– Tránh sản xuất trong điều kiền bụi silic bằng cách thay thế.
– Tránh bụi bay tung lên bằng cách thực hiện sản xuất trong chu trình kín hoặc có hệ thống thống hút gió tại chỗ.
– Cơ giới hoá sản xuất, tránh lao động gắng sức cao, hô hấp tăng làm cho bụi tăng cừờng xâm nhập phổi.
– Chú ý tổ chức hệ thống không khí, thoáng gió, che đậy các máy móc phát sinh bụi.
– Nổ mìn vào cuối ca lao động.
2. Biện pháp cá nhân:
– Đeo các khẩu trang ngăn bụi. Phần lớn các loại khẩu trang đang sử dụng không có hiệu quả lọc bụi hô hấp.
– Có thể dùng mặt nạ lọc bụi, nhng phải nhẹ, thở hít dễ dàng, tránh cọ xát, vật liệu làm mặt nạ không gây kích thích da, không gây dị ứng.
Các loại hạt bụi dới l micromet khó ngăn lại ở các màng lọc.
Nói chung, khi lao động nặng nhọc về mùa hè ở xứ nóng, việc đeo mặt nạ sẽ rất khó chịu, ảnh hởng tới lao động.
3. Biện pháp y tế:
– Phải thường kỳ kiểm tra môi trường lao động.
– Phải tổ chức khám tuyển công nhân và lao động ở các hầm mỏ và các ngành công nghiệp nhiều bụi.
– Phải tổ chức khám định kỳ hàng năm. Nơi nào bụi có hàm lượng silic tự do cao hay những công nhân phun cát đánh bóng, làm sạch, xay khoáng sản (thạch anh) phải khám định kỳ 6 tháng một lần.
(Nguồn tin: NILP)