Cách thức xem xét lại thiết kế bố trí nhà máy để cải thiện điều kiện an toàn

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:48(GMT +7)

Để đạt được tiêu chuẩn tối ưu về an toàn tại nơi làm việc, bố trí nhà máy cần được thiết kế phù hợp để phòng ngừa các nguy cơ khác nhau tại nơi làm việc. Ngoài ra, còn có lợi cho việc cải thiện năng suất của người lao động và máy móc.

Cách bố trí chỉ ra trình tự của những hoạt động khác nhau, mức độ dịch chuyển và tiếp xúc với các nguy cơ tại nơi làm việc. Xem xét lại thiết kế bố trí nhà máy có xem xét một số khía cạnh của các quy trình thông thường bao gồm thiết kế tòa nhà, loại và mức độ phức tạp của các quy trình công việc, cũng như số lượng tài sản và nhân sự có thể di chuyển bên trong không gian kín.

Tối ưu hóa thiết kế bố trí nhà máy có thể giảm đáng kể tai nạn và thương tích trong hoạt động chế tạo sản xuất để cải thiện năng suất, giảm chi phí vận hành và tuân thủ tốt hơn các quy định theo luật.

Dưới đây là cách thức xem xét lại thiết kế bố trí nhà máy để cải thiện an toàn bên trong các cơ sở sản xuất:

Phân tích nguy cơ tại nơi làm việc

Các công ty nên phân tích và hiểu rõ những nguy cơ tại nơi làm việc hiện đang tồn tại trước khi bắt tay vào thiết kế lại bố trí nhà máy. Xem xét việc tiến hành kiểm tra an toàn để nhận diện và phân loại các nguy cơ tại nhà máy và khám phá ra cách chúng ảnh hưởng đến bố cục cơ sở sản xuất và tác động đến các tiêu chuẩn an toàn. Phân tích nguy cơ cho phép các công ty đánh giá việc tuân thủ quy định theo luật và các nghĩa vụ pháp lý tương ứng. Hiểu rõ tác động của một số nguy cơ đem lại cái nhìn thấu đáo để thiết kế bố trí nhà máy hiệu quả hơn.

Đánh giả nguy cơ là một quá trình toàn diện đòi hỏi sự tham gia của tất cả người lao động tại cơ sở sản xuất để bảo đảm không một nguy cơ nào bị bỏ qua. Sau khi đánh giá ban đầu, nhóm kiểm tra an toàn tiến hành phân loại và ưu tiên các nguy cơ tại nơi làm việc – một số nguy cơ gây ra những rủi ro trầm trọng hơn cho người lao động và những mối nguy khác có thể xảy đến ít thường xuyên hơn nhưng gây ra những tác hại nghiêm trọng tại nơi làm việc.

Sau khi rà soát tất cả các nguy cơ về vật lý và hóa học, các công ty có thể thiết kế lại quy trình công việc và tái tổ chức trang thiết bị nhà máy như một phần của các biện pháp kiểm soát hành chính nhằm giảm thiểu và xóa bỏ các rủi ro an toàn.  Chỉ định các khu vực lưu trữ đặc biệt và các quy trình xử lý vật liệu đối với các sản phẩm hóa chất, các vật liệu dễ cháy và bất kỳ hàng hóa nguy hiểm nào được sử dụng cho hoạt động sản xuất hàng ngày.

Xem xét các quy trình công việc thông thường

Mức độ bận rộn của nhà máy và mức độ thường xuyên xảy ra các mối nguy hiểm như thế nào? Bố trí nhà máy tốt giảm bớt việc di chuyển không cần thiết, không gian quá đông đúc và quy trình làm việc phức tạp có thể phá hoại các tiêu chuẩn an toàn. Một số thiết kế bố cục tồn tại phụ thuộc vào dạng thức của quy trình sản xuất. Quy trình công việc hiệu quả không gây áp lực quá mức cho người lao động tại nhà máy và giảm bớt những tắc nghẽn là làm tăng rủi ro về an toàn.

Việc xem xét lại cách bố trí nhà máy yêu cầu nhân sự về an toàn hợp lý hóa các quy trình an toàn thông thường đồng thời giảm bớt các chuyển động không cần thiết, nâng vật nặng hoặc với lấy các vật đụng và công cụ ở độ cao không thoải mái. Cũng cần tránh làm việc ở các vị trí phi ecgônômi hoặc tương tác với máy móc có bộ phận bảo vệ an toàn không đầy đủ.

Đánh giá các quy trình công việc giúp các công ty hiểu được trình tự hoặc các vận hành thông thường và quyết định cách bố trí nhà máy hiệu quả nhất. Điều này cũng quy định các kỹ thuật xử lý vật liệu thích hợp và tổ chức thiết bị hiệu quả để giảm bớt sự đan chéo các nguy cơ và kiểm soát lưu lượng người và máy móc.

Đánh giá các chiến lược bảo trì

Thiết kế lại các bố trí nhà máy yêu cầu xem xét lại các hoạt động sản xuất và chăm sóc tài sản thông thường. Giai đoạn thiết kế lại bố trí nhà máy cần phác thảo được chiến lược bảo trì nhằm giảm bớt sự cố khẩn cấp, tối ưu hóa sự sẵn có và an toàn của máy móc trong xưởng và tòa nhà. Bố trí nhà máy ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thiết bị cần thiết cho hoạt động hằng ngày và có thể đi kèm với việc tăng hoặc giảm cơ sở tài sản.

Công ty tiến hành việc kiểm tra bảo trì để xác định các chương trình bảo trì hiện có và những thiếu sót. Các nhóm bảo trì và an toàn cùng phối hợp làm việc để đưa ra những biện pháp bảo trì nhằm cải thiện thiết bị sản xuất của nhà máy và giúp việc tiếp cận dễ dàng hơn trong quá trình bảo trì. Các nhóm này rà soát thông tin an toàn về quy trình bảo trì bao gồm danh sách kiểm tra bảo trì và các mẫu báo cáo.

Các thiết kế bố trí nhà máy mới hơn cần giảm bớt rủi ro thương tích hoặc tai nạn khi bảo trì tài sản. Các công ty nên phát triển và cải thiện chiến lược bảo trì chủ động của mình (phòng ngừa và dự đoán), tập trung vào chiến lược hơn là việc bảo trì khắc phục, là cách ứng phó với sự cố về thiết bị và có thể làm gia tăng rủi ro an toàn bên trong nhà máy.

Cải thiện các chính sách quản lý an toàn

Các công ty cần rà soát các biện pháp quản lý an toàn của mình bất cứ khi nào tiến hành thiết kế lại bố trí nhà máy. Chính sách quản lý an toàn có thể giải quyết các nguyên nhân và sự lan truyền của những rủi ro an toàn tiềm ẩn cũng như cung cấp các biện pháp giảm thiểu thích hợp. Cần thay đổi các biển báo an toàn bên trong nhà máy và cải thiện các giao thức báo cáo sự cố nhằm bảo đảm chủ động ứng phó với các rủi ro an toàn hiện có.

Thông qua việc cập nhật các hệ thống và chính sách quản lý an toàn trong quá trình thiết kế lại bố trí nhà máy, công ty có thể phòng ngừa việc chuyển giao các vấn đề an toàn từ bố cục cũ sang bố cục mới. Các bản cập nhật chính sách đảm bảo công ty có biện pháp kiểm soát phù hợp để ngăn ngừa tai nạn xảy ra trước đó bằng cách tạo ra các mối quan hệ nhất định giữa các nguy cơ và rủi ro của chúng.

Các chính sách quản lý an toàn cập nhật cần phác thảo những kế hoạch ứng phó khẩn cấp. Ví dụ, làm thế nào người lao động ứng phó với hỏa hoạn hoặc rò rỉ khí gas trong cơ sở sản xuất? Những biện pháp sơ tán nào công ty sẽ áp dụng trong tương lai?

Chính sách quản lý an toàn được cải thiện nên phác thảo cách truyền đạt những thay đổi trong các giao thức an toàn cho người lao động, tần suất kiểm tra an toàn, cách thức báo cáo tai nạn và chấn thương bằng bảng an toàn tiêu chuẩn và ý nghĩa của các biển báo an toàn bổ sung.

Kết luận

Các công ty cần xem xét lại thiết kế bố trí nhà máy như một phần của hoạt động kiểm soát an toàn, nâng cao năng suất và bảo đảm nơi làm việc tuân thủ các yêu cầu quy định. Các bố trí nhà máy được cải thiện cho phép công ty hưởng lợi từ những hoạt động tiết kiệm chi phí đồng thời cải thiện mức độ hài lòng của nhân viên.

Thay đổi thiết kế bố trí nhà máy là quá trình chuyên sâu về dữ liệu yêu cầu đánh giá các thực hành công việc và các nguy cơ vốn có, đồng thời triển khai các thức hành an toàn tốt nhất để giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc nhằm tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn.

Biên dịch: Bích Hà


(Nguồn tin: https://www.ishn.com/)