Điều tra stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế

Thứ Sáu, 01/12/2023, 03:05(GMT +7)

TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành trên 811 bác sĩ, y tá, hộ lý thuộc 8 bệnh viện/viện tuyến trung ương có tuổi đời trung bình 40±10 và tuổi nghề trung bình  17± 10 năm nhằm tìm hiểu stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế (NVYT).

Kết quả nghiên cứu cho thấy: 10,7% NVYT có điểm stress ở mức cao (rất stress); 37,9% NVYT có điểm stress ở mức trung bình (stress)  và 51,4% NVYT có điểm stress ở mức thấp (không có biểu hiện stress). Trong số 811 NVYT: 48,6% có biểu hiện stress. Một số yếu tố nguy cơ stress nghề nghiệp là: các yếu không thuận lợi trong môi trường lao động; sự quá tải trong công việc (khối lượng công việc nhiều, cường độ làm việc lớn, thời gian làm việc kéo dài, trách nhiệm công việc cao); trực đêm.         

Các tác giả khuyến nghị một số biện pháp nhằm làm giảm stress nghề nghiệp ở các đối tượng này.

Từ khóa: Nhân viên y tế, stress

SUMMARY

Eight hundred and eleven (811)  health care workers  belong to 8 national hospital/ institute, average aged 40±10, with 17±10  working years was carried out to study on occupational stress among health worker.

The result showed that: 10.7 percent health care workers having high stress assessment score (SAS), 37.9 percent having moderate SAS and 51.4 percent having low SAS. A among 811 health care workers: 48.6 percent suffering from stress. Several risk factors of occupational stress: uncomfortable working environmental, workload (too much work, a high intensity of work, working long time, not allow to have mistake), night duty.

The author recommended that it is necessary to apply some solutions for reduced stress at work.

Keyword: Health care worker, stress

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Stress nghề ngiệp được định nghĩa là sự mất cân bằng giữa yêu cầu và khả năng lao động [1]. Hiện nay, stress nghề nghiệp đang là vấn đề lớn, ước tính số tiền tiêu phí cho các bệnh stress năm 1987 là 60 tỉ đô la [5]. Theo một cuộc điều tra ở châu Âu thì hơn 60% người lao động đã từng có trên 50% thời gian làm việc với cường độ lớn [3], một trong những yếu tố gây stress nghề nghiệp.

NVYT là một trong những đối tượng có nguy cơ stress cao (do thời gian làm việc kéo dài, trực đêm, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao…), đặc biệt là ở các nhân viên y tế thuộc các bệnh viện tuyến trung ương (do sự quá tải trong công việc, cường độ làm việc lớn, trách nhiệm cao trước tính mạng bệnh nhân, phải xử lý tình huống nhanh chóng…).

Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu về stress ở các đối tượng này trong điều kiện hiện nay từ đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa kịp thời cũng đang là vấn đề cấp thiết.

MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU

– Đánh giá mức độ stress ở nhân viên y tế thuộc 8 Bệnh viện/viện tuyến Trung ương.

Mô tả một số yếu tố nguy cơ stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

811 nhân viên y tế  thuộc 8 bệnh viện/ viện tuyến trung ương đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các bệnh viện và các viện được chọn mẫu chủ đích.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Thiết kế nghiên cứu: theo phương pháp mô tả cắt ngang

2.2. Phương pháp nghiên cứu

– Đánh giá stress ở nhân viên y tế: Sử dụng bảng “tự đánh giá stress dành cho người châu Á” (Stress Assessment Score for Asians) của trường đại học quốc gia Singapore. Bảng gồm 10 câu hỏi.

Cách tính điểm: Mỗi câu trả lời “có” được tính 1 điểm. Điểm stress được tính bằng tổng số điểm của 10 câu trả  lời. Nếu ≥4 điểm: Có biểu hiện stress.

Mức điểm stress được phân loại như sau:

+ Mức 1 – Mức điểm thấp (không có biểu hiện stress): 0-3 điểm.

+ Mức 2 – Mức điểm trung bình (stress): 4-6 điểm.

+ Mức 3 – Mức điểm cao (rất stress): ≥7 điểm.

– Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ stresss nghề nghiệp: sử dụng bảng hỏi kết hợp với phương pháp quan sát, phân tích các đặc điểm điều kiện lao động đặc thù, bấm thời gian lao động.

2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được làm sạch và mã hóa trước khi nhập vào máy tính.

– Sử dụng các thuật toán thống kê trong Y học, phần mềm SPSS16. để phân tích trên máy vi tính.

– Kết quả được thể hiện dưới dạng :

+ Tỷ lệ phần trăm (%)

+ Số trung bình (,) và độ lệch chuẩn (SD)

– So sánh các biến định tính bằng kiểm định χ2

– So sánh các biến định lượng bằng kiểm định t-student không ghép cặp (unpaired Student ‘s t-test).

– Giá trị khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.

III. KẾT QUẢ

1. Điều kiện lao động đặc thù của nhân viên y tế

            Lao động NVYT là dạng lao động đặc thù, mỗi chuyên khoa có một đặc điểm riêng biệt về điều kiện lao động.

Các NVYT làm việc tại các bệnh viện tuyến trung ương nhận hầu hết các bệnh nhân nặng, bệnh nhân hôn mê, đa chấn thương, ranh giới giữa sự sống và cái chết là rất gần, cần phải đặt máy thở, phải được theo dõi thường xuyên bằng monitor các chỉ số về nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, độ bão hoà oxy, đặt các dẫn lưu ngực, ổ bụng, nước tiểu, phân… Chính vì vậy các bệnh nhân đòi hỏi luôn phải được theo dõi sát sao và xử trí cấp cứu kịp thời khi cần thiết (mở khí quản, cấp cứu ngừng tim ngừng thở….). Họ thường xuyên làm việc với sự quá tải, căng thẳng, tiếp xúc với các đối tượng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khác nhau; nguy cơ tiếp xúc với máu, dịch của bệnh nhân, nguy cơ cao tổn thương do các vật sắc nhọn…

Tuy chức trách của bác sĩ, y tá, hộ lý, nhân viên trong bệnh viện là khác nhau nhưng họ có chung một đặc điểm là phải làm việc trong môi tr­ường lao động có nhiều yếu tố độc hại: các yếu tố vật lý ( bức xạ ion hóa…), các yếu tố hóa học (hơi khí độc: CO2, hơi cồn, Ete, formon, HCl, Toluen, SO2, CH3COOH…, vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virut…). Tính chất lao động ở các NVYT cũng rất đặc biệt: phải tiếp xúc với bệnh lây nhiễm nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm (lao, SARS, HIV/AIDS…), nguy cơ bạo lực và xúc phạm nhân phẩm từ phía ngư­ời nhà bệnh nhân và bệnh nhân, trực đêm, tổ chức lao động không hợp lý…; đặc biệt là ở các nhân viên y tế thuộc các bệnh viện tuyến trung ương (do sự quá tải trong công việc, cường độ làm việc lớn, trách nhiệm cao trước tính mạng bệnh nhân, phải xử lý tình huống nhanh chóng…) gây stress công việc ở NVYT. Phân tích quỹ thời gian lao động của các nhân viên y tế ở đây cho thấy trên 80% thời gian các nhân viên phải thực hiện các công việc của mình liên tục như đi lại khám bệnh, thay băng, theo dõi, chăm sóc bệnh nhân…, không có thời gian nghỉ ngắn giữa ca.

            Ngoài ra bác sĩ và y tá còn phải đảm nhiệm trực đêm, thậm chí sau ca trực còn phải tiếp tục làm việc thêm 4 giờ. Trong đêm trực, ngoài nhiệm vụ theo dõi và xử trí cấp cứu các bệnh nhân trong khoa, bác sĩ trực khoa cấp cứu, hồi sức tích cực, khoa ngoại… còn phải xử trí cấp cứu các bệnh nhân nặng khác, các bệnh nhân khi có yêu cầu. Theo dõi đêm trực của các y, bác sĩ hồi sức cấp cứu cho thấy trên 80% thời gian trực đêm các y, bác sĩ phải làm việc một cách liên tục.

Các NVYT làm việc tại các viện dự phòng tuyến trung ương thường xuyên phải đi công tác xa, dài ngày trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thực hiện nhiều xét nghiệm chuyên sâu, có nguy cơ lây nhiễm cao.

2. Stress ở nhân viên y tế

Tổng số 811 nhân viên y tế thuộc 8 bệnh viện/viện tuyến trung ương tham gia nghiên cứu, trong đó nhóm bác sĩ là 186 người, y tá/KTV là 515 người và có 110 người là hộ lý.

Mức điểm stress của NVYT được phân bố như sau: 10,7% NVYT có điểm stress ở mức cao; 37,9% NVYT có điểm stress ở mức trung bình và 51,4% NVYT có điểm stress ở mức thấp. Trong số 811 NVYT: 48,6% có biểu hiện stress; nhóm bác sĩ, y tá/KTV có xu hướng biểu hiện stress ở mức độ cao hơn so với nhóm hộ lý.

Không thấy có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ NVYT có biểu hiện stress giữa các khoa

Các triệu chứng của stress ở NVYT có biểu hiện khá cao (42,7 -91,7%)

3. Một số yếu tố nguy cơ stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế

Một số yếu tố nguy cơ stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế là: Môi trường lao động không thuận lợi, quá tải công việc (khối lượng công việc nhiều, cường độ làm việc lớn, thời gian làm việc kéo dài, trách nhiệm công việc cao), căng thẳng khi tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Bảng 7. Mối liên quan giữa các yếu tố công việc với một số biểu hiện, triệu chứng của NVYT (hệ nội và ngoại và XN, cận LS) (n= 510)

Một số các yếu tố công việc có liên quan tới phàn nàn về trạng thái sức khỏe của NVYT sau ngày làm việc là: công việc căng thẳng, quá tải; trực đêm; môi trường lao động độc hại.

IV. BÀN LUẬN

NVYT có nguy cơ cao stress công việc. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra:

Nghiên cứu trên 811 nhân viên y tế thuộc 8 bệnh viện/viện tuyến trung ương cho thấy: Mức điểm stress ở NVYT được phân bố như sau: 10,7% NVYT có điểm stress ở mức cao (rất stress); 37,9% NVYT có điểm stress ở mức trung bình (stress) và 51,4% NVYT có điểm stress ở mức thấp (không có biểu hiện stress). Trong số 811 NVYT: 48,6% có biểu hiện stress – một tỷ lệ khá cao. Tuy vậy nghiên cứu này còn có những hạn chế nhất định do sử dụng phương pháp tự đánh giá.

Salerno Silvana [6] đã nghiên cứu và tìm thấy ca kíp và gánh nặng lao động là một trong các yếu tố nguy cơ có liên quan tới stress công việc ở các y tá bệnh viện.

Trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ NVYT có biểu hiện stress giữa các khoa. Theo nghiên cứu của GM Henningsen [2] trên 10 y tá của khoa HSCC  thấy có điểm stress ở mức thấp là 50%, mức trung bình là 30% và mức cao là 20%. Nghiên cứu của Bourbonais [1] trên 1870 y tá của 6 bệnh viện đa khoa thì thấy có 30,9% có biểu hiện stress nghề nghiệp.

            55% các nhà tâm lý học cho rằng lo âu cũng là một dạng phản ứng của stress [4] cũng như nghiên cứu của Norito Kawakami đã chỉ ra có mối liên quan chặt chẽ giữa các yếu tố stress công việc với các rối loạn tâm thần.

            Trong nghiên cứu của chúng tôi, từ các phân tích đặc điểm công việc, tính chất đặc thù nghề nghiệp của các NVYT kết hợp với điều tra các yếu tố nghề nghiệp liên quan bằng phỏng vấn chủ quan ở các đối tượng này cho thấy các yếu tố nguy cơ liên quan tới stress là: Môi trường lao động không thuận lợi, quá tải công việc (khối lượng công việc nhiều, cường độ làm việc lớn, thời gian làm việc kéo dài, trách nhiệm công việc cao), căng thẳng khi tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả [2] [6] thấy “không đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ” (quá tải công việc)… là yếu tố chính gây stress nghề nghiệp.

V. KẾT LUẬN

            Nghiên cứu trên 811 nhân viên y tế thuộc 8 bệnh viện/viện tuyến trung ương cho thấy: Mức điểm stress ở NVYT được phân bố như sau: 10,7% NVYT có điểm stress ở mức cao (rất stress); 37,9% NVYT có điểm stress ở mức trung bình (stress)  và 51,4% NVYT có điểm stress ở mức thấp (không có biểu hiện stress). Trong số 811 NVYT: 48,6% có biểu hiện stress.

Một số yếu tố nguy cơ stress nghề nghiệp là: các yếu không thuận lợi trong môi trường lao động; sự quá tải trong công việc (khối lượng công việc nhiều, cường độ làm việc lớn, thời gian làm việc kéo dài, trách nhiệm công việc cao); trực đêm.    

V. KHUYẾN NGHỊ

– Tiếp tục nghiên cứu để có được đánh giá đầy đủ hơn

Cải thiện tốt hơn môi trường lao động

Giảm sự quá tải trong công việc (tăng cường nhân lực, tổ chức lao động hợp lý hơn…) cho NVYT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bourbonnais R et al (1996), « Tension au travail et santé mentale chej des infirmières québécoises en centre hospitalier de courte durée », ecueil des résumes

25th congrès international de la médecine du travail, AB Grafiska Gruppen, Stockholm.

2. GM Henningsen et al (1992), “Measurement of salivary immunoglobulin A as an immunologic biomarker of job stresss”, Scand J work environment health, vol 18, p.133-136

3. John W. Hinton and Richard F. Burton (1992), “How can stress be taken seriously? A reply to richard Graveling”, Work and stress, Vol.6, N02, p.103-106

4. Lee Won Chul et al (1994), The degrees related factors of the job stress among nurses , Abstract. New epidemics in occupational health, Helsinki, Filand, p. 95

5. M. Frankenhaeuser, Psycho-social factors and occupational health, New epidemics in occupational health. Proceeding of the international symposium on new epidemics in occupational health, Helsinki, Filand, p.64-71

6. Salerno Silvana et al (1993), “application of the method of organizational congruences to assess to work stress among hospital nurss in two different countries”, 24th congress of the international commission on occupational health. Abstracts. Nice, p. 379

Nguyễn Thu Hà, Doãn Ngọc Hải

                                                                           Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường


(Nguồn tin: Nilp.vn)