Tiêu chuẩn quốc gia 11737-1:2016 về Âm học – Phương pháp đo thính lực – Phần 1: Phép đo thính lực bằng âm đơn truyền qua xương và không khí

Thứ Hai, 25/12/2023, 12:56(GMT +7)

TCVN 11737-1:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 8253-1:2010 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 43 Âm học biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố theo Quyết định 4265/QĐ-BKHCN năm 2016.

Tiêu chuẩn này quy định các quy trình và các yêu cầu đối với phép đo ngưỡng thính lực bằng âm đơn truyền qua xương và không khí. Đối với các mục đích sàng lọc, chỉ quy định các phương pháp đo thính lực âm đơn truyền qua không khí

Để thu được số đo tin cậy về thính lực, cần phải tính đến các yếu tố tác động. IEC 60645-1 quy định các yêu cầu đối với các máy đo thính lực. Điều quan trọng là khi sử dụng thiết bị đo thính lực, phải được duy trì kiểm tra và bảo dưỡng.

Tiêu chuẩn này quy định sơ đồ hiệu chuẩn. Để tránh hiện tượng che phủ các tín hiệu thử trong phòng thử thính lực do tiếng ồn của môi trường xung quanh, các mức ồn môi trường xung quanh không được vượt các giá trị nhất định, tùy thuộc vào phương pháp phát tín hiệu đến đối tượng thử, tức là phụ thuộc việc sử dụng các loại tai nghe khác nhau hoặc bằng bộ kích rung xương.

Tiêu chuẩn này đưa ra các mức áp suất âm xung quanh lớn nhất cho phép (mà) không được vượt quá khi tiến hành đo các mức ngưỡng nghe thấp đến 0 dB. Điều này chỉ ra các mức áp suất âm xung quanh lớn nhất cho phép khi cần đo các mức ngưỡng nghe nhỏ nhất khác.

Tiêu chuẩn này quy định các quy trình xác định các mức ngưỡng nghe bằng phép đo thính lực sử dụng âm đơn truyền qua xương và không khí. Đối với các mục đích sàng lọc, chỉ quy định các phương pháp cho phép đo thính lực truyền qua không khí.

Theo TCVN 11737-1:2016


(Nguồn tin: Theo Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam)