An toàn đối với công việc phát sinh nhiệt tại nơi làm việc có quy mô nhỏ

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:47(GMT +7)

Công việc phát sinh nhiệt là công việc làm phát sinh ngọn lửa hoặc tia lửa như hàn (Welding), Cắt bằng ngọn lửa khí cháy (Flame cutting), mài (Grinding), hàn cứng (Soldering, Brazing), khoan (Drilling)… Đây là công việc sử dụng tất cả các thiết bị có thể trở thành nguồn gây cháy các chất dễ bắt lửa.

   Biện pháp an toàn trước khi thực hiện công việc phát sinh nhiệt:

   – Kiểm  tra xem có chất dễ bắt  lửa và chất độc hại  tại khu vực gần nơi thực hiện công việc phát sinh nhiệt không. Cấm  thực hiện công việc trong trường hợp có tồn tại chất nguy hiểm.

   – Tháo rời ống dẫn kết nối trong trường hợp cần ngắt trang thiết bị mục tiêu khỏi các ống dẫn xung quanh.

   Trong trường hợp không thể tháo rời ống dẫn kết nối, gắn khóa và lắp đặt van sau khi kích hoạt van khóa 

   – Kiểm tra xem lưu lượng thông gió có đầy đủ không.

   – Chú ý để không làm hư hỏng ống dẫn do xoắn hoặc đè lên ống dẫn khí dùng để thực hiện công việc phát sinh nhiệt.

   – Cấm thực hiện công việc phát sinh nhiệt xung quanh trang thiết bị sử dụng chất dễ bắt lửa.

   – Trong quá trình thực hiện công việc, đo định kỳ nồng độ khí và kiểm tra xem nồng độ khí có dưới mức cho phép không.

   – Nên thực hiện cấp giấy phép làm việc trước khi thực hiện công việc.

Biện pháp an toàn trong khi thực hiện công việc phát sinh nhiệt:

   – Trước và trong khi thực hiện công việc, tiến hành đo nồng độ khí của chất bắt lửa 4 giờ/1 lần.

   Dừng công việc sinh nhiệt  trong  trường hợp đạt mức 10%  tiêu chuẩn giới hạn tối thiểu gây ra cháy nổ. 

   – Đo nồng độ khí mỗi khi bắt đầu lại công việc sau khi nghỉ ngơi hoặc sau khi tạm dừng công việc vì bất cứ lý do nào.

   – Phương pháp quản lý khu vực thực hiện công việc sinh nhiệt.

      + Cấm ra vào (ngoại trừ người có liên quan), lắp đặt biển báo.

      + Loại bỏ chất dễ bắt lửa không cần thiết và đóng chặt lỗ thoát nước thải và đóng các nắp cống mở. 

      + Lắp đặt màn ngăn tia lửa hoặc vải chống cháy. 

      + Khi  thực hiện công việc sinh nhiệt  tại không gian kín, vận hành thiết bị thông gió và thực hiện đo định kỳ nồng độ khí có hại. 

   – Chuẩn bị biện pháp khẩn cấp.

   – Soạn thảo kế hoạch thực hiện công việc và tập huấn người lao động.


(Nguồn tin: KOSHA)