An toàn thi công cọc móng

Thứ Sáu, 01/12/2023, 04:07(GMT +7)

Khái quát công việc

  • Thi công cọc móng là thi công xây dựng hoặc đóng cọc vào trong lòng đất để tăng khả năng chịu tải của móng khi xây dựng công trình trên nền đất yếu.
  • Phát sinh tai nạn như rơi rớt cọc trong quá trình nâng kéo cọc khi đang thao tác cọc, máy đóng cọc bị đổ ngã, người lao động tử vong do búa đóng cọc đánh vào…

Quy định liên quan đến Tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe lao động 

  • Điều 207 (Kiểm tra khi lắp đặt) Cần phải kiểm tra xem bộ phận nối có lỏng lẻo khi lắp ráp máy đóng cọc hoặc máy nhổ cọc, kiểm tra tình trạng gắn kết của bánh xe ròng rọc và dây thừng dùng để kéo (dùng để kéo vật nặng), kiểm tra xem chức năng của chêm và phanh hãm của thiết bị kéo có điểm bất thường không, kiểm tra xem phương pháp chống giằng và trạng thái cố định có gì bất thường không.
  • Điều 209 (Phòng chống đổ sập) Trong trường hợp lắp đặt trên nền đất yếu, cần phải sử dụng tấm lót hoặc gỗ lót để phòng chống sụt lún. Cần phải cố định bằng chêm để chống trơn trượt đối với máy đóng cọc, máy nhổ cọc di chuyển bằng xe hoặc đường ray

Yếu tố nguy hiểm chính

1. Cọc bê tông rơi rớt do dây cáp bị hư hỏng khi đang nâng kéo cọc.

2. Rơi ngã, mắc kẹt khi đang vận chuyển cọc ống thép được chất trên tấm đỡ.

3. Máy đóng cọc bị rơi ngã do nền đất lún khi đang thi công khoan cọc.

4. Búa đập vào đầu khi đang đóng cọc và gây tử vong.

5. Người lao động va chạm và mắc kẹt khi máy đóng cọc lùi về phía sau.

6. Trong quá trình đóng cọc hoặc đục khoan, người lao động va chạm hoặc mắc kẹt do máy đào xung quanh.

7. Người lao động bị mắc kẹt vào khoảng cách giữa các cọc khi đang bốc xếp cọc.

8. Va chạm với người lao động xung quanh xe nâng khi đang bốc xếp cọc bằng xe nâng.

9. Rơi rớt dầm cọc do bộ phận nối dầm cọc của máy đóng cọc bị hư hỏng.

10. Khi đang thao tác thiết bị, người điều khiển máy đóng cọc vướng vào khoảng cách giữa xe và thanh dầm

01. Nắm rõ yếu tố nguy hiểm

* Nhập, bảo quản vận chuyển nguyên vật liệu và thiết bị 

  • Bố trí người hướng dẫn và thực hiện hướng dẫn xe nâng.
  • Kiểm tra xem có chất cọc móng quá tải không.
  • Kiểm tra xem thang chống cọc có đủ chắc chắn để chịu tải trọng của cọc không.
  • Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ bảo hộ như mũ bảo hộ, giày bảo hộ…
  • Kiểm tra việc lắp đặt chêm dùng để chống lăn khi chất cọc.
  • Thực hiện xử lý cấm ra vào xung quanh nơi làm việc.
  • Kiểm tra trước về bộ phận nối thiết bị máy xe nâng.
  • Kiểm tra việc lắp đặt mui xe của xe nâng.
  • Kiểm tra xem người điều khiển xe nâng có chứng chỉ vận hành không.
  • Kiểm tra việc lắp đặt đèn cảnh báo ở mặt sau xe nâng.
  • Kiểm tra xem địa điểm chất cọc có bằng phẳng và chắc chắn không

02. Nắm rõ yếu tố nguy hiểm

* Khoan cọc móng

  •  Kiểm tra tính an toàn kết cấu của cần trục máy khoan.
  • Thiết lập khu vực làm việc nguy hiểm xung quanh nơi làm việc.
  • Kiểm tra việc lắp đặt biển báo cấm tiếp cận ở phía sau máy khoan.
  • Thực hiện xử lý chống sụt lún ở phần dưới của máy khoan.
  • Kiểm tra xem người điều khiển máy khoan có chứng chỉ vận hành không.
  • Kiểm tra xem mối hàn, mối nối giữa cần trục của máy khoan và thanh dẫn hướng có chắc chắn không.
  • Kiểm tra việc lắp đặt dây thừng cứu hộ dọc trên thanh dẫn hướng của máy khoan.
  • Kiểm tra xem đã lắp đặt màn chắn chống đất cát bắn tung tóe hoặc đá lở trên đường xoắn vít chưa.
  • Kiểm tra trước về bộ phận nối của trang thiết bị máy đào.
  • Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ bảo hộ của người hướng dẫn.
  • Sau khi bố trí người hướng dẫn, hướng dẫn máy đóng cọc, cần cẩu máy đào…
  • Kiểm tra việc lắp đặt đèn cảnh báo, biển báo cấm tiếp cận ở mặt sau của máy đào.

03. Nắm rõ yếu tố nguy hiểm

* Đóng cọc

  •  Kiểm tra cường độ đánh của búa đóng cọc. Kiểm tra xem khoảng cách (chiều cao) gia lực từ búa đóng đến đầu của cọc đóng đã phù hợp chưa.
  • Khi dựng đứng cọc, liên kết cố định chắc chắn bằng dây cáp và kiểm soát người lao động trong phạm vi bán kính nguy hiểm.
  • Nắm rõ nguy cơ rơi rớt mảnh vụn do cọc bị phá hủy trong khi đóng cọc.
  • Nghiêm cấm thao tác nguy hiểm (như kiểm tra phần dưới của cọc) ở trạng thái nâng búa.
  • Kiểm tra xem cần trục và thanh dẫn hướng đã được nối chắc chắn chưa.
  • Kiểm tra độ chắc chắn và mức độ hư hỏng của cần trục máy đóng cọc.
  • Kiểm tra việc lắp đặt dây thừng cứu hộ dọc theo phần thanh dẫn của máy đóng cọc.
  • Kiểm tra lắp đặt biển báo cấm tiếp cận ở mặt sau của máy đóng cọc.
  • Kiểm tra lắp đặt chân chống (Outrigger) phòng chống đổ ngã trên máy đóng cọc.
  • Kiểm tra việc chất cọc quá tải.
  • Kiểm tra việc lắp đặt chêm dùng để chống lăn trên cọc đã chất.
  • Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân như mũ an toàn.
  • Trong khi thực hiện thao tác, bố trí người hướng dẫn và chỉ huy thao tác.
  • Thực hiện xử lý phòng chống sụt lún ở phần dưới của máy đóng cọc

04. Nắm rõ yếu tố nguy hiểm

* Khóa đầu cọc

  •  Kiểm tra việc lắp đặt nắp đậy trên thiết bị cắt cọc.
  • Kiểm tra xem người điều khiển thiết bị cắt cọc có chứng chỉ vận hành không.
  • Thực hiện xử lý cấm người lao động ra vào xung quanh khu vực cọc bị cắt và đổ ngã.
  • Kiểm tra xem cần trục của thiết bị cắt cọc đã được gắn chắc chắn chưa. Kiểm tra xem bộ phận nối đã được kết nối an toàn chưa.
  • Kiểm tra việc lắp đặt biển báo cấm tiếp cận ở mặt sau của thiết bị cắt cọc.
  • Kiểm tra xem đã lắp đặt vỏ bọc bảo vệ cốt thép và nắp đậy ở phần trên của cọc cần xử lý khóa đầu cọc chưa. 
  • Thực hiện xử lý chống lún trên lộ trình di chuyển hoặc nền đất bên dưới thiết bị.
  • Khi phát hiện vũng nước có nguy cơ rơi xuống hoặc trượt ngã xung quanh địa điểm làm việc, lắp đặt thanh chắn ngăn tiếp cận và thực hiện việc cấm tiếp cận.
  • Trong khi sử dụng thiết bị cắt cọc, bố trí người hướng dẫn và hướng dẫn an toàn thiết bị.
  • Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ cá nhân như mũ bảo hộ.


(Nguồn tin: kosha)