Ba bước giảm nhẹ hiện tượng mất thính lực tại nơi làm việc

Thứ Sáu, 01/12/2023, 03:46(GMT +7)

Người sử dụng lao động nên thực hiện quy trình ba bước nhằm xác định tốt nhất cách thức giảm nhẹ các nguy cơ tiềm ẩn và triển khai quy ước an toàn.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) ước tính hàng năm có tới 22 triệu lao động phơi nhiễm với tiếng ồn có hại tiềm ẩn tại nơi làm việc và tác động còn vượt xa hơn cả mất thính lực. Phơi nhiễm với tiếng ồn quá mức có thể gây ảnh hưởng nặng nề chứ không đơn thuần chỉ là thính lực của người lao động. Nó có thể tạo ra nhiều tình huống nguy hiểm như mất khả năng nghe thấy các tín hiệu cảnh báo, suy giảm khả năng giao tiếp với đồng nghiệp và làm giảm khả năng tập trung. Tiếng ồn quá mức được phát hiện gây ra các vấn đề về dạ dày và cao huyết áp.

Khi xem xét tiếng ồn quá mức gây hại thật sự tạo ra tại môi trường làm việc, có thể thấy những mối nguy hiểm khó kiểm soát và trong một số trường hợp có thể là vấn đề sống còn. Ví dụ: một người lao động không thể nghe thấy tiếng một chiếc xe đang lùi, và rồi ta có thể hình dung điều gì sẽ xảy ra…

Ở hầu hết các ngành công nghiệp, nhiều nguồn phát sinh tiếng ồn nghề nghiệp có thể gây ra tiếng ồn quá mức như: các thiết bị chế tạo, máy phát điện, các phương tiện sử dụng động cơ hoặc thiết bị hạng nặng, tiếng ồn của máy bay, tiếng nện búa, búa khoan, máy cưa, máy khoan, còi xe cấp cứu và các công trường xây dựng. Tất cả các tiếng ồn trên có thể dễ dàng vượt quá mức an toàn và qua thời gian gây ra hiện tượng mất thính lực.

Hiện tượng mất thính lực thường phát sinh sau một khoảng thời gian kéo dài và người lao động có thể không hề chú ý tới bởi không thể phát hiện bị mất thính lực khi hiện tượng này đang diễn ra. Mặc dù mất thính lực đôi khi chỉ tạm thời, nhưng cũng có thể là vĩnh viễn.

Người sử dụng lao động do đó cần hạn chế người lao động phơi nhiễm với các tiếng ồn có hại. Thông qua các phương pháp bảo vệ thính lực và kiểm soát kỹ thuật hoặc các phương pháp kiểm soát hành chính, người sử dụng lao động cần nỗ lực giảm thiểu hiện tượng mất thính lực.

Khi quyết định cách thức giảm thiểu hiện tượng mất thính lực ở lực lượng lao động, người sử dụng lao động cần thực hiện quy trình ba bước nhằm xác định tốt nhất cách thức giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn và triển khai quy ước an toàn. Quy trình được thể hiện trong việc áp dụng các biện pháp kiểm soát kỹ thuật, kiểm soát hành chính, dụng cụ bảo vệ thính giác hoặc kết hợp các biện pháp.

Bước 1: Nhận biết có thể tồn tại vấn đề về tiếng ồn

Bước đầu tiên là nhận biết nếu có xuất hiện vấn đề. Vấn đề có thể chỉ đơn giản là không có khả năng giao tiếp chính xác với người lao động khác đứng gần mình. Điều này có thể rất phức tạp. Ví dụ: nơi làm việc có nhiều máy móc góp phần tạo nên tiếng ồn quá mức, có thể có các tín hiệu âm thanh kết hợp với việc xác định máy móc có đang vận hành chính xác.

Bước 2: Đánh giá mức độ của vấn đề

Để đánh giá được mức độ của vấn đề, người sử dụng lao động cần tiến hành đo tiếng ồn tại nơi làm việc một cách rõ ràng và đơn giản. Có thể tiến hành bằng cách sử dụng các thiết bị đo âm thanh khác nhau như: máy đo mức âm thanh, liều lượng kế và máy phân tích giải octa. Cần lưu ý, để xác định định được chính xác các phương pháp tính toán tiếng ồn, thì các phương pháp này cần được tiến hành bởi chuyên gia có chuyên môn như: nhân viên vệ sinh công nghiệp đã được cấp chứng nhận, chuyên gia an toàn đã được cấp chứng nhận hoặc chuyên gia an toàn và sức khỏe được cấp chứng nhận khác.

Khi các mức tiếng ồn vượt quá 85 dBA như trọng số thời gian trung bình (TWA) 8 giờ, Cơ quan quản lý sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ (OSHA) sẽ yêu cầu người sử dụng lao động xây dựng chương trình bảo vệ thính giác. Đối với ngành công nghiệp nói chung, Tiêu chuẩn liên bang của OSHA về tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp là tiêu chuẩn 29 CFR 1910.95. Tiêu chuẩn này đặt ra giới hạn phơi nhiễm cho phép (PEL) ở mức 90dBA như trọng số thời gian trung bình (TWA) 8 giờ với mức độ hành động ở 85dBA.

Bước 3: Kiểm soát vấn đề

Kiểm soát vấn đề có thể được hoàn thiện thông qua việc sử dụng các biện pháp kiểm soát hành chính, kiểm soát kỹ thuật, dụng cụ bảo vệ thính giác hoặc một số loại hình kết hợp khác. Thực hành được chấp thuận thông thường cho thấy các biện pháp kiểm soát hành chính và kỹ thuật không phát huy tác dụng trước khi sử dụng phương tiện bảo vệ thính giác. Tuy nhiên, nếu cả biện pháp kiểm soát hành chính và kỹ thuật đều không thể giảm được mức ồn dưới giới hạn cho phép, thì cần trang bị phương tiện bảo vệ thính giác và người lao động nên được tập huấn cách sử dụng đúng và chính xác các phương tiện bảo vệ này. Trong nhiều trường hợp thì sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chính là biện pháp kiểm soát tiếng ồn khả thi.

Việc sử dụng các phương tiện bảo vệ thính giác có thể bảo vệ được thính giác của người lao động khi tiếng ồn không thể loại bỏ khỏi nơi làm việc. Cần lưu ý lựa chọn phương tiện bảo vệ thính giác phù hợp.

Nhiều loại phương tiện bảo vệ thính giác sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người lao động về cả phương diện tuân thủ và sự chấp thuận của người sử dụng. Ví dụ, nút tai được chia làm nhiều loại giảm ồn (NRR’s) dành cho các tình huống khác nhau và có nhiều màu sắc và kiểu dáng để chọn lựa. Lựa chọn một dụng cụ phù hợp, không bảo vệ quá mức người dùng, để họ có thể nghe thấy các cảnh báo và những người cùng làm việc khác. Tập huấn phù hợp và cho phép người dùng làm quen với dụng cụ cũng được xem là một giải pháp.

Ngoài ra, băng và bịt tai có thể hữu ích trong một số tình huống yêu cầu người lao động định kỳ rời khỏi môi trường tiếng ồn, do đó người lao động sẽ tháo dụng cụ một vài lần trong ngày. Nếu người lao động phải đeo dụng cụ bảo vệ thính giác trong khoảng thời gian kéo dài, thì nút tai thường được lựa chọn bởi tạo cảm giác dễ chịu và ít phải bảo dưỡng.

Người sử dụng lao động cũng nên xem xét cách thức dụng cụ bảo vệ thính giác tương tác với các phương tiện bảo vệ cá nhân khác như mũ bảo hộ, dụng cụ bảo vệ mắt và mũ hàn chùm đầu.

Tập huấn phù hợp

Vào cuối ngày làm việc, dụng cụ bảo vệ thính giác chỉ là một phần của giải pháp giảm thiểu mất thính lực và các chấn thương liên quan đến thính giác tại nơi làm việc. Nếu người lao động không hiểu được các nguy cơ liên quan với tiếng ồn và làm quen với việc sử dụng các dụng cụ bảo hộ, thì việc đeo các dụng cụ bảo vệ thính giác có thể sẽ gây phiền phức.

 Điều này giải thích vì sao người sử dụng lao động ngoài việc cung cấp phương tiện bảo vệ phù hợp, phải bảo đảm người lao động sử dụng dụng cụ bảo vệ phù hợp bằng cách triển khai chương trình bảo vệ thính giác. Chương trình bảo vệ thính giác tại cơ sở cần bao gồm kiểm tra thính lực đồ hàng năm, tập huấn, tạo điều kiện để người lao động lựa chọn dụng cụ bảo vệ thính giác phù hợp, cùng nhiều chi tiết khác.  Người sử dụng lao động nên tham khảo chi tiết quy định của OSHA. Người sử dụng lao động cũng cần rà soát xem bang của mình có chương trình riêng tương tự hay không. Các quy định của bang phải nghiêm khắc như quy định của Liên bang. Quy định của bang cũng có thể nghiêm khắc hơn và có thêm các quy định bổ sung.

Do vậy, người sử dụng lao động để giảm thiểu hiện tượng mất thính lực cho lực lượng lao động của mình phải hiểu rõ việc tồn tại vấn đề liên quan đến tiếng ồn. Cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia trong việc đánh giá phạm vi của vấn đề và các biện pháp kiểm soát kỹ thuật và hành chính khác nhau, cũng như cần sử dụng dụng cụ bảo vệ thính giác để giảm bớt tiếng ồn.

Biên dịch: Bích Hà


(Nguồn tin: ohsonline.com)