Bảo vệ lính cứu hỏa khỏi các nguy cơ vô hình

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:48(GMT +7)

Khi ứng phó với các sự cố carbon monoxide hoặc tiến hành kiểm tra và khảo sát, máy dò khí có thể cứu mạng sống cho bạn hoặc dân cư xung quanh.

Khi lính cứu hỏa tiếp cận một đám cháy, họ phải đối mặt với các nguy cơ ảnh hưởng đến mạng sống và sức khỏe. Ngọn lửa, khói dày và sức nóng khủng khiếp nhắc nhớ tới những nguy hiểm đang cận kề.

Tuy nhiên, điều luôn được lưu tâm chính là các mối nguy từ khí trước và sau đám cháy. Do ngày càng nhiều thông tin về những mối nguy hại tiền ẩn của khói do cháy nên lính cứu hỏa hiện nay nhận thức được thiết bị kiểm tra khí là một phần quan trọng trong các thiết bị bảo hộ dành cho lính cứu hỏa. Thử nghiệm khí quyển tại hiện trường cho thấy sự hiện diện của khói độc ở tất cả các giai đoạn của đám cháy, nếu thiếu máy dò khí xách tay, sẽ không thể xác định không khí ở vùng lạnh có thực sự an toàn để hít thở hay không.

Nghiên cứu cho thấy hơi khí độc lưu lại ở mức báo động sau khi đám cháy được dập tắt. Nhưng do hầu hết lính cứu hỏa không mang theo máy dò khí cầm tay, nên họ có thể mất cảnh giác trước mối nguy, nhiều người cởi mặt nạ SCBA và rủi ro hít phải khí độc.

Khói do cháy là một hỗn hợp gồm nhiều độc  tố, trong đó hydroden cyanide (HCN) nổi lên như một trong những mối nguy hiểm phổ biến nhất. Trong khi carbon monoxide (CO) thường thu hút sự quan tâm của dư luận, thì HCN thường hay được tìm thấy cùng CO và tạo thành cặp đôi độc chất. Cả hai chất này đều là các chất gây ngạt (asphyxiants), nghĩa là chúng can thiệp vào khả năng xử lý oxy của cơ thể. Sẽ rất nguy hiểm nếu các chất này xuất hiện một mình. Nhưng nếu kết hợp cùng nhau, chúng thậm chí có thể gây chết người.

Trong quá khứ, HCN không phải là mối quan tâm sau một trận hỏa hoạn. Nhưng do việc sử dụng vật liệu tổng hợp thay thế vật liệu tự nhiên trong ngành xây dựng dẫn đến việc HCN trở nên phổ biến. Khi bị đốt nóng, các sản phẩm dạng xợi và có nguồn gốc từ dầu mỏ thải ra HCN ở mức lính cứu hỏa không thể nhìn thấy.

Trong khi đó, khí CO luôn được quan tâm, những dấu hiệu ban đầu của hiện tượng nhiễm độc thường khó phát hiện và hay bị nhầm với triệu chứng cảm cúm. Khí CO không có hình dạng và không mùi, do vậy không thể phát hiện nếu thiếu dụng cụ chuyên dùng.

Mối nguy hiểm từ các loại khí

Viện Quốc gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (NIOSH) đã xác định thấy ở mức 50 ppm, HCN có thể làm cho một người không thể rời tới nơi an toàn và do vậy ngay lập tức nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe. Tuy nhiên, ở các mức thấp hơn thì vẫn có những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Ở mức 4.7ppm, mức độ tiếp xúc chỉ nên giới hạn trong phạm vi 50 phút/ngày. Sau một đám cháy, lính cứu hỏa thường cảm thấy đau đầu, rát họng và buồn nôn.  Số ít lính cứu hỏa liên hệ các triệu chứng này với việc đã hít phải khí HCN hoặc CO.

Trong khi tiếp xúc một lần với nồng độ cao HCN hiện đang được quan tâm, thì việc tiếp xúc lặp đi lặp lại trong cả cuộc đời làm việc của lính cứu hỏa đặt ra mối nguy hại lâu dài lên cơ thể. Mỗi lần tiếp xúc sẽ phá hủy các tế bào, tim, não và hệ thần kinh đặc biệt sẽ dễ bị thoái hóa.  Điều này giải thích lý do vì sao lính cứu hỏa cần kiểm tra nồng độ khí ở tất cả các giai đoạn của đám cháy bao gồm cả công đoạn đại tu sửa chữa.

Khi nào có thể tháo bỏ bộ bình dưỡng khí (mặt nạ và bình dưỡng khí) SCBA

Xem xét những mối nguy hại gây ra do khí HCN và các loại khí độc hại khác, làm thế nào lính cứu hỏa biết được thời điểm an toàn để tháo bỏ bộ bình dưỡng khí SCBA?

Giải pháp là huấn luyện lính cứu hỏa luôn trang bị bộ bình dưỡng khí SCBA. Vấn đề liên quan đến hướng tiếp cận này rất rõ ràng: thiết bị SCBA rất nóng và hạn chế. Khi thực hành an toàn trở nên phiền phức, không kể đến mục đích tốt mà dụng cụ đem lại, người ta thường có xu hướng phớt lờ chỉ vì mục đích thuận tiện. Giải pháp phù hợp là trang bị SCBA khi điều kiện khí quyển yêu cầu phải sử dụng. Do vậy, cần đem theo máy dò các loại khí, máy sẽ phát ra cảnh báo khi lượng khí tăng đến mức độ nguy hiểm.

Tiến bộ trong việc dò tìm khí có nghĩa là lính cứu hỏa không cần phải mang theo dụng cụ lấy mẫu không khí cồng kềnh để kiểm tra môi trường trước và sau đám cháy. Thiết bị dò khí cá nhân dễ sử dụng và có kích thước phù hợp. Các âm thanh báo động dễ nghe thấy và các thông báo báo động người dùng đưa ra hướng dẫn cụ thể. Ví dụ, khi các loại khí đạt mức nguy hiểm, máy được cấu hình sẽ hiện thị thông điệp: “Trang bị dụng cụ SCBA”

Các thiết bị dò khí cá nhân nhỏ gọn có cấu hình cao và có khả năng phát hiện 5 loại khí cùng lúc. Ngoài các dụng cụ cảm biến khí CO và HCN, các trạm cứu hỏa sử dụng chủ yếu dụng cụ cảm biến các giới hạn tiếp xúc thấp hơn (LEL), oxy (O2) và hydrogen sulfide (H2S).

Một số thiết bị dò khí cá nhân kể trên có thể chia sẻ dữ liệu thời gian thực giữa những người trả lời đầu tiên và các chuyên gia an toàn, những người có thể kiểm tra tình huống từ xa. Làm như vậy giúp hỗ trợ thông tin đến mọi người về các nguy cơ ảnh hưởng đến thành viên trong đội và thực hiện trách nhiệm giải trình ở cả hiện trường và từ trung tâm chỉ huy.

Biên dịch: Bích Hà


(Nguồn tin: Occupational Health & Safety)