Các mức đánh giá lãnh đạo: Lãnh đạo tốt, lãnh đạo kém, lãnh đạo tồi

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:45(GMT +7)

Đánh giá khả năng lãnh đạo có thể được thể hiện theo nhiều cách khác nhau và ở các mức độ khác nhau. Một nhóm nghiên cứu đang được thực hiện đã cho thấy rằng trình độ lãnh đạo có khả năng ảnh hưởng và tác động đến an toàn, sức khỏe và hạnh phúc của người lao động.

Khả năng lãnh đạo chuyển hóa: Lãnh đạo tốt

Khả năng lãnh đạo chuyển hóa đạt được mục tiêu thúc đẩy các thay đổi tích cực trong các cá nhân và hệ thống xã hội. Tìm kiếm để tăng động cơ thúc đẩy, tinh thần và quá trình thực hiện của những người thực hiện thông qua một loạt các yếu tố:
* Liên kết ý thức của đặc điểm cá nhân với nhiệm vụ và đặc điểm chung của tổ chức.
*
hiểu rõ về điểm mạnh và điểm yếu của người lao động, để người lãnh đạo phân công lao động đảm nhận công việc có thể tối ưu hóa khả năng làm việc của họ.
* tạo sự thách thức và khuyến khích người lao động chủ động hơn đối với công việc của  mình.
* đóng vai trò như là kiểu mẫu nhằm mục đích tạo cảm hứng và khuyến khích người lao động.

Người lãnh đạo chuyển hóa nhằm tác động tích cực nhân viên cấp dưới bằng cách: “mở rộng và đề cao những người làm theo và tạo cho họ sự tự tin để thực hiện công việc hơn mức mong đợi như đã qui định trong hợp đồng thỏa thuận hoặc ngầm định” (Trong cuốn Dvir và cộng sự, 2002. trang 735)

Người lãnh đạo chuyển hóa có thể tác động tích cực và gián tiếp đến sức khỏe tâm lý của người lao động bằng cách làm tăng sự phấn khích của người lao động nhằm đạt được ý nghĩa và mục đích của công việc thông qua sự tác động của mình

Khả năng lãnh đạo thụ động :  Lãnh đạo kém

Khả năng lãnh đạo thụ động bao hàm:

+ Được thể hiện khi các vấn đề đã trở lên nghiêm trọng thì người lãnh đạo mới áp dụng các biện pháp sửa sai.

+ Được thể hiện không chủ động, không sẵn sàng khi cấp dưới cần, không làm rõ các mục tiêu thực hiện công việc và lảng tránh quyết định và trách nhiệm của lãnh đạo.

Giám sát ngược đãi: lãnh đạo tồi

Giám sát ngược đãi được định nghĩa từ nhận thức của cấp dưới có liên quan đến mức độ mà giám sát của họ luôn thể hiện thái độ căm ghét và không buồn nói chuyện (ngoại trừ tiếp xúc về mặt thực thể)

Cách ứng xử của lãnh đạo này thường được thể hiện qua thái độ (bằng lời hoặc không bằng lời) được hiểu như là lăng mạ, phá hoại ngầm, gây bức xúc và sỉ nhục về tình cảm.

Một vài ví dụ như: nhạo báng công khai cấp dưới, đổ lỗi cho cấp dưới vì những lỗi mà họ không làm và sử dụng tên và sự hăm dọa nhằm mục đích xúc phạm người khác. Thái độ xúc phạm của người giám sát liên quan đến tác động có hại đối với sức khỏe và hạnh phúc của người lao động, thái độ có liên quan đến công việc và quá trình thực hiện công việc.

(Nguồn: http://www.osha.europa.eu)


(Nguồn tin: )