Cách tạo ra các biện pháp khuyến khích kinh tế trong công tác an toàn vệ sinh lao động

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:45(GMT +7)

Dietmar Elsler
Cơ quan Châu Âu về An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc
Các nước Châu Âu đã có thể hưởng lợi từ việc giới thiệu nhiều hơn nữa các biện pháp khuyến khích kinh tế nhằm cải thiện công tác sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, cũng như khen thưởng các tổ chức đã có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo vệ NLĐ. Đây chính là thông điệp của dự án khuyến khích kinh tế do Cơ quan Châu Âu về An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc (EU-OSHA) triển khai và thực hiện.

Một số quốc gia thành viên EU sẵn sàng đưa ra hàng loạt các hình thức khen thưởng tài chính khác nhau cho doanh nghiệp đầu tư vào công tác an toàn cho NLĐ. Hình thức khen thưởng rất đa dạng từ các khoản trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước cho đến các hình thức miễn thuế; các khoản vay ngân hàng với kỳ hạn ưu đãi hay tiền phí đóng bảo hiểm thấp.

      Chiến lược ATVSLĐ giai đoạn 2007-2012 của Liên minh Châu Âu đã nhận thấy được sự cần thiết trong việc sử dụng các biện pháp khuyến khích kinh tế từ đó thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng các điển hình tốt cho công tác phòng ngừa tại cơ sở của mình (1). Để đạt được mục tiêu này, EU-OSHA tham gia đóng góp cung cấp thông tin dưới hình thức các biện pháp khuyến khích kinh tế dễ áp dụng và kế thừa nhất. Nghiên cứu cho thấy những biện pháp khuyến khích kinh tế ngoài nước có thể thúc đẩy hơn nữa đầu tư vào công tác phòng ngừa tại tất cả các tổ chức, từ đó dẫn tới tỉ lệ tai nạn lao động sẽ giảm bớt.

Dự án này cho thấy dấu hiệu rõ nét nhất về tính hiệu quả của các biện pháp khuyến khích kinh tế, đồng thời khích lệ các tổ chức tiến hành cải thiện công tác ATVSLĐ tại cơ sở của mình. Theo Elsler (2), thông qua các biện pháp khuyến khích kinh tế, mỗi đồng euro bỏ ra sẽ tích kiệm được trên 4,81 đồng euro khác do giảm thiểu được tỉ lệ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tỉ lệ nghỉ làm cũng giảm bớt do điều kiện làm việc được cải thiện.

Cũng như đối với các tổ chức cung cấp biện pháp khuyến khích, những luận cứ khác nhằm giới thiệu một kế hoạch khuyến khích kinh tế, đặc biệt đối với các công ty bảo hiểm tư nhân và công ty bảo hiểm nhà nước, được đưa ra như sau:

–          Cải thiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (đặc biệt ở các công ty lớn)

–          Nâng cao danh tiếng của công ty bảo hiểm

–          Tạo lập vị thế 50/50 với khách hàng

–          Lợi thế cạnh tranh (đối với các công ty tư nhân).

Dứ án được khởi nguồn từ Chiến lược về ATVSLĐ Châu Âu giai đoạn 2007-2012, với mục đích nhằm giảm tai nạn nghề nghiệp xuống 25%. Sau giai đoạn 1, dự án đã đem lại một số sản phẩm như sau:

–          Cổng truy cập điện tử dành cho các biện pháp khuyến khích kinh tế về ATVSLĐ bằng 22 ngôn ngữ: http://osha.europa.eu/en/topics/economic-incentives

–          Báo cáo tổng kết toàn diện với nhan đề: “Các biện pháp khuyến khích kinh tế nhằm cải thiện công tác ATVSLĐ: Đánh giá từ triển vọng của Châu Âu” (3)

–          Bản thông tin chung (Tóm tắt Báo cáo bằng 22 ngôn ngữ)

–          Hai bài báo đăng trên tạp chí khoa học (Scandinavian Jounal for Work và Environment & Health) (2,4)

–          Một loạt các hội thảo nhóm dành cho các chuyên gia, được ghi lại tại mục sự kiện của EU-OSHA

–          Tuyển tập các nghiên cứu tình huống (case studies) về các cơ sở dữ liệu thực tiễn có giá trị.

Giai đoạn 2 của dự án mang lại nhiều sản phẩm thiết thực hơn cho các tổ chức, tập trung vào việc mở rộng hoặc nhìn nhận một cách lạc quan về kế hoạch khuyến khích tại từng cơ sở:

–    Hướng dẫn thực hiện cho các tổ chức cung cấp biện pháp khuyến khích http://osha.europa.eu/en/publications/literature_reviews/guide-economic-incentives/view

–      Tài liệu biên soạn theo khu vực với các giải pháp phòng ngừa có thể được khuyến khích http://osha.europa.eu/en/publications/reports/innovative-solutions-OSHrisks/view

Bản hướng dẫn thực hiện căn cứ trên các kết quả của dự án khuyến khích kinh tế và đóng vai trò như một hướng dẫn thực hiện thân thiện với người dùng, nhằm giúp đỡ các nhà cung cấp biện pháp khuyến khích tạo lập hoặc nhìn nhận một cách lạc quan về các chương trình khuyến khích kinh tế mà họ đưa ra. Đối tượng được ưu tiên là các tổ chức có thể cung cấp các biện pháp khuyến khích kinh tế nhằm cải thiện công tác ATVSLĐ, ví dụ như các công ty bảo hiểm, các tổ chức xã hội đối tác hoặc các tổ chức chính phủ. Những tổ chức này được xem như các bên trung gian đóng vai trò quan trọng kích thích các nỗ lực xa hơn nữa trong công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp mà họ đang điều hành (ví dụ như khách hàng của các cơ quan bảo hiểm).

Một kết luận đáng chú ý từ dự án của EU-OSHA chính là các kế hoạch khuyến khích không nên chỉ khen thưởng những thành tích về quản lý ATVSLĐ đã đạt được (ví dụ như số vụ tai nạn trong định phí bảo hiểm theo kinh nghiệm), mà nên khuyến khích và khen thưởng những nỗ lực phòng ngừa nổi bật nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh  nghề nghiệp trong tương lai (3). Bởi vậy, các chuyên gia tham gia dự án đã đề xuất việc mở rộng biên soạn các biện pháp phòng ngừa mới, đáng tin cậy bắt đầu từ ba khu vực lao động là ngành: xây dựng, chăm sóc sức khỏe và HORECA (khách sạn, nhà hàng, phục vụ). Các biện pháp phòng ngừa từ những tài liệu này rất có giá trị trọng việc tăng cường quyền lợi của mỗi ngành nghề, cũng như trong việc áp dụng những kế hoạch khuyến khích kinh tế. Các giải pháp phòng ngừa có thể được sử dụng như nền tảng cho các tổ chức cung cấp biện pháp khuyến khích nhằm mở rộng chương trình khuyến khích của mình, đáp ứng hiện trạng của từng ngành cũng như tình hình thực tế tại từng quốc gia.

Cho tới nay, dự án khuyến khích kinh tế đã và đang nhận được nhiều sự động viên từ nhiều nước thành viên khối EU để học hỏi kinh nghiệm và trao đổi những bài học thực tiễn quý giá trong việc xây dựng kế hoạch khuyến khích. Nhìn chung, dự án cho thấy các biện pháp khuyến khích kinh tế có thể mang lại hiệu quả ở hầu hết các quốc gia, dù tồn tại nhiều khác biệt to lớn về mặt an sinh xã hội và hệ thống bảo hiểm tai nạn ở từng quốc gia.

Dự án và những kết quả thu được từ nó đã được giới thiệu và trình bày ở nhiều hội nghị, hội thảo tại nhiều quốc gia Châu Âu như: Bun-ga-ri, Síp, Cộng hòa Séc, Đức, Italia, Thụy Điển, Slô-ve-ni-a và Vương quốc Anh. Qua đó một số kết quả thực tiễn cũng đã được tiến hành áp dụng. Điển hình như Cơ quan đền bù cho NLĐ của Italia (INAIL) đã phát triển một kế hoạch khuyến khích mới trong đó tham khảo kinh nghiệm cũng như những bài học thực tiễn có giá trị của các quốc gia khác để từ đó xây dựng được một kế hoạch được căn cứ trên những kiến thức quốc tế đáng tin cậy nhất. Với ngân sách trên 60 triệu EU năm 2011 và 205 triệu EU năm 2012, kế hoạch của INAIL đặc biệt tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo tính toán của các chuyên gia thì điều này có thể mang lại lợi nhuận trị giá 180 triệu EU ở mức độ xã hội vào năm 2011 và 615 triệu Euro vào năm 2012.

Các loại hình khuyến khích

Những biện pháp khuyến khích kinh tế được áp dụng tại các nước Châu Âu nhằm đẩy mạnh công tác ATVSLĐ cụ thể như sau (3):

–          Các mức phí đóng bảo hiểm còn tùy thuộc khác nhau

–          Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (định phí bảo hiểm theo kinh nghiệm)

–          Nguy cơ riêng của từng ngành

–          Các hoạt động phòng ngừa như: huấn luyện, đầu tư, các biện pháp bảo vệ cá nhân

–          Hỗ trợ từ Nhà nước như: các khoản đầu tư mới hay tái cơ cấu

–          Các biện pháp khuyến khích thuế như các điều kiện xóa nợ tốt hơn

–          Các điều kiện giao dịch ngân hàng tốt hơn như: tỉ lệ lãi suất thấp hơn

–          Các biện pháp khuyến khích phi tài chính như: chứng nhận về hệ thống quản lý ATVSLĐ hoặc giải thưởng.

Nhiều kế hoạch khuyến khích phổ biến tại Châu Âu đều căn cứ vào mức giảm phí đóng bảo hiểm. Nếu mức giảm phí đóng bảo hiểm chỉ đơn giản được tính theo mức rủi ro của công ty, tính đến cả bảo hiểm tai nạn trong quá khứ và tỉ lệ bệnh tật, thì cái gọi là quá trình định phí bảo hiểm theo kinh nghiệm sẽ dễ dàng được áp dụng. Ngoài ra, một loạt các công ty có thể tham gia vào kế hoạch khuyến khích này, do kế hoạch được áp dụng cho tất cả các công ty bảo hiểm. Nghiên cứu về tính hiệu quả của việc định phí bảo hiểm theo kinh nghiệm cho thấy (ví dụ 5) tỉ lệ tai nạn lao động đã giảm bớt. Hiệu quả của việc định phí bảo hiểm theo kinh nghiệm đã được phân tích một cách sâu sắc trong kế hoạch khuyến khích của ngành nông nghiệp tại Phần Lan. Bằng việc sử dụng dữ liệu hành chính, Rautiainen và cộng sự (6) đã tiến hành các phân tích theo hàng loạt mốc thời gian bị ngắt quãng và thấy rằng việc khấu trừ bớt phí bảo hiểm đã giảm thiểu tỉ lệ tiền bồi thường lên tới 10,2%, điều đó có nghĩa là giảm bớt được hơn 5,000 vụ tai nạn. Tuy nhiên, các tác giả không loại trừ khả năng việc báo cáo không đầy đủ có thể góp phần làm giảm thiểu số tiền bồi thường, mặc dù không một người nông dân nào thực sự thu lợi về mặt kinh tế từ việc áp dụng thực tiễn đó. Khoản hoa hồng hợp lý trong tiền phí đóng bảo hiểm có thể luôn nhỏ hơn so với chi phí cho tai nạn, là khoản chi phí sẽ không được bồi hoàn lại nếu như tai nạn không được khai báo. Việc báo cáo không đầy đủ thường được xem là một phản ứng phụ tiêu cực của việc định phí bảo hiểm theo kinh nghiệm. Ví dụ tại Phần Lan cho thấy, việc áp dụng thực tiễn như vậy hầu như không bào giờ đem lại lợi ích kinh tế khả thi cho phía công ty không tiến hành khai báo đầy đủ, nếu kế hoạch khuyến khích được thiết kế theo đúng trình tự.

Kohstall và cộng sự (7) khuyến nghị cả biện pháp khuyến khích tích cực và tiêu cực đều nên cần được áp dụng trong một hệ thống khuyến khích. Thông qua các biện pháp khuyến khích tiêu cực (hay không mang lại lợi ích), các công ty giữ trên mức tỉ lệ tai nạn trung bình của ngành có thể bắt buộc phải chi trả một khoản phí bảo hiểm cao hơn. Điều này có thể làm tăng viễn cảnh công tác ATVSLĐ sẽ không được thực hiện đầy đủ và do vậy sẽ làm tăng ý thức tại các doanh nghiệp có liên quan. Phí đóng bảo hiểm thông thường được đưa vào kế hoạch tài chính của các công ty. Sự thay đổi khả thi có thể được chấp nhận, nhưng thay đổi mang tính tiêu cực sẽ bắt buộc công ty phải điều chỉnh lại kế hoạch tài chính, từ đó cân nhắc kỹ lưỡng việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Chênh lệch tiêu cực khác trong việc đóng phí bảo hiểm có thể giữ vai trò như một “bước khởi đầu” mang tính tâm lý đối với các thanh tra lao động hoặc các đại diện của người lao động về an toàn tại nơi làm việc, những người đang cố gắng thuyết phục doanh nghiệp dành nhiều quan tâm hơn nữa cho công tác ATVSLĐ.

Mặc dù về tổng thể, tài liệu nghiên cứu cung cấp bằng chứng thuyết phục về hiệu quả đầy triển vọng của định phí bảo hiểm theo kinh nghiệm, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một vài hạn chế tiềm ẩn liên quan đến phương pháp này. Ví dụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng ít khi thu lợi được từ những kế hoạch khuyến khích theo phương pháp này. Vì lý do đó, các kế hoạch khuyến khích của FBG (Đức) và INAIL (Italia) đều kết hợp hệ thống định phí bảo hiểm theo kinh nghiệm với hệ thống tài trợ dành cho việc khen thưởng các hoạt động phòng ngừa điển hình. Những đánh giá số liệu của cả hai nghiên cứu tình huống đều chứng minh được tính hiệu quả của hướng tiếp cận này, từ đó dẫn tới tỉ lệ tai nạn giảm và sức khỏe lao động cải thiện khi tiến hành so sánh giữa các doanh nghiệp cùng tham gia. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tạo lập mối liên kết trực tiếp giữa các hoạt động ATVSLĐ và công tác khen thưởng là hết sức quan trọng, ví dụ như việc giảm bớt phí đóng bảo hiểm. Do vậy đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kế hoạch khuyến khích dựa trên nỗ lực thực hiện sẽ phát huy được hiệu quả hơn so với các hướng tiếp cận định phí bảo hiểm theo kinh nghiệm thuần túy.

Việc tiếp nhận một cách tích cực hình thức kế hoạch khuyến khích kể trên có thể được xem là bước khởi đầu, với mức phí đóng bảo hiểm được giảm hàng năm cao nếu không có tai nạn xảy ra (tương tự như đối với bảo hiểm xe hơi). Một ý tưởng khác là có thể khen thưởng khi có nhiều báo cáo nhằm mục đích nhận được nhiều thông tin chi tiết hơn về các trường hợp tai nạn và bệnh tật.

Ví dụ về kế hoạch khuyến khích của Công ty bảo hiểm tai nạn ngành giết mổ gia súc gia cầm của Đức (EU-OSHA, 2010, trang 208)

Phí bảo hiểm được giảm tại những công ty áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ví dụ như đối với các hành động phòng ngừa có liên quan đến các tai nạn về dao, ngã & trượt chân, an toàn máy móc và giao thông đi lại. Biện pháp khuyến khích kinh tế có thể là giảm 5% mức phí nộp bảo hiểm. Hoạt động kiểm tra công tác ATVSLĐ cũng được đề nghị tiến hành tại hơn 40 công ty vào năm 2008. Trong suốt quá trình được đánh giá (từ 2001 đến 2007), các công ty tham gia luôn nỗ lực hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Khởi đầu vào năm 2001 từ cùng một mức tai nạn (92/1000 NLĐ làm việc toàn thời gian), sau 6 năm tham gia, các công ty đã giảm thiểu được tỉ lệ tai nạn xuống con số 65, so sánh với con số 78/1000 LĐ làm việc toàn thời gian tương đương ở các công ty không tham gia dự án. Phân tích chi phí-lợi ích so với các chi phí đóng bảo hiểm được hỗ trợ và sự giảm thiểu chi phí tai nạn theo lý thuyết cho thấy lợi ích tài chính thu được về mặt bảo hiểm. Như một phản ứng phụ mang tính tích cực, dữ liệu được thu thập có thể đóng vai trò như một tiêu chuẩn cho các công ty khác và như một nền tảng đối với sự mở rông của kế hoạch khuyến khích.

Tài liệu tham khảo

1. New Community Strategy on Health and Safety at Work 2007-2012, European Commission, Brussels, 21.01.2007, COM (2007) 62 final. Available from: http://eur-lex.europa.eu/LexUriS-erv/LexUriServ.do?uri=COM:2007:0062:FIN:EN:PDF

2. Elsler D, Tretlein D, Rydlewska I, Frusteri L, Kruger H, Veerman T, Eeckelaert L, Roskams N, Van Den Broek K, Taylor TN. ‘A review of case studies evaluating economic incentives to promote occupational safety and health’ Scandinavian Journal of Work, Environment & Health, 2010;36(4):289-289. Available from http://osha.europa.eu/en/publications/reports/economic-incentives/review-case-studies-econ-incentives.pdf

3.EU-OSHA – European Agency for Safety and HEALTH AT Work. Economic incentives to impove occupational safety and health: A review from the European perspective. European Agency for Safety and Health at Work, Bilbao, Spain 2010. Available from http://osha.europa.eu/en/publications/reports/economic_incentives_TE3109255ENC/view

4. Elsler D, Eeckelaert L. ‘Factors influencing the transferability of occupationam safety and health economic inecentive schemes between different countries’, Scandinavian Journal of Work, Environment & Health, 2010;36(4):325-31. Available from http://osha.europa.eu/en/topics/economic-incentives/transferability-econ-incentives.pdf

5. Tompa E, Trevithick S, McLeod C. ‘A systematic review of the prevention incentives of insurance and regulatory mechanisms for occupational health and safety’. Scandinavian Journal of Work, Environment & Health, 2007;33(2):85-95

6. Rautianen RH, Ledolter J, Spince NL, Donham KJ, Burmeister LF, Ohsfeldt R, Reynolds SJ, Phillips K, Zwerling C, ‘Effects of premium discount on workers’compensation claims in agriculture in Finland’. Am J Ind Med 2005;48:100-9

7. Kohstall, Thomas et al, Schlussbericht, Projekt “Qualitat in der Pravention”.Teilprojekt: Wirksamkeit und Wirtschaftlichkeit finanieller und nicht finanxieller Anreizsyteme, Teil2: Finanzielle Anreizsyteme.DGUV:Berlin 2006.


Nguồn: Asian-Pacefic Newsletter on OSH,

Vol.19, No. 2, October 2012


(Nguồn tin: )