Cách thức duy trì và mở rộng việc cải thiện ATVSLĐ – Phần 1: Thực hiện cải thiện từng bước

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:47(GMT +7)

Kinh nghiệm về việc đưa hoạt động cải thiện vào chương trình ATVSLĐ cho DNVVN ở Việt Nam cho thấy nhiều DNVVN quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc và đã đạt được nhiều kết quả.

Có nhiều biện pháp thực tế có thể thực hiện bằng sự tham gia chủ động của người sử dụng lao động và người lao động. Vai trò của Dịch vụ hỗ trợ cũng được nhấn mạnh trong việc nhận diện các nguy cơ tại nơi làm việc và tiến hành những cải thiện cần thiết. Trên cơ sở những kinh nghiệm này, có gợi ý một số cách thức thực tế để thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan và  tổ chức liên quan trong việc hỗ trợ hoạt động cải thiện của DNVVN trong điều kiện địa phương.

Để cải thiện điều kiện lao động trong DNVVN, thực hiện từng bước là một chiến lược quan trọng. Thông qua việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ định hướng hành động cho DNVVN, có thể thúc đẩy DNVVN thực hiện nhiều cải thiện mặc dù còn nhiều khó khăn.

Những kinh nghiệm gần đây ở Việt Nam cho thấy nhiều DNVVN tiến hành cải thiện thực tế nơi làm việc của họ theo từng bước. Khi DNVVN được hướng dẫn tập trung vào những cải thiện đơn giản, chi phí thấp giúp họ giảm thiểu nguy cơ an toàn và sức khỏe, họ được khuyến khích tiếp tục hành động.

Điều quan trọng là phải hiểu chiến lược thực hiện từng bước đặc biệt phù hợp với Dịch vụ hỗ trợ trực tiếp giải quyết vấn đề ATVSLĐ trong DNVVN ở Việt nam. DNVVN được hỗ trợ để tiến hành cải thiện đơn giản trước rồi khẳng định những lợi ích có được. Nhiều DNVVN tiếp tục hoạt động cải thiện với sự hỗ trợ tập trung vào cải thiện thực tế.

Sau khi khẳng định những kết quả tích cực của hỗ trợ ban đầu, các hoạt động hỗ trợ tương tự có thể được mở rộng tới thêm một số DNVVN. Để mở rộng hỗ trợ có hiệu quả hơn thì những điểm sau đây là quan trọng:

– Những điển hình tốt của DNVVN ở địa phương cần được thu thập trong quá trình cung cấp dịch vụ hỗ trợ ban đầu rất có ích. Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế cũng có thể chia sẻ thêm những điển hình tốt mà họ thu thập được.

– Những câu chuyện thành công và những bức ảnh ở những DNVVN đã thực hiện cải thiện từng bước cần được tận dụng làm thông tin và tài liệu tập huấn. Những tài liệu này cho biết người sử dụng lao động và người lao động đã chọn lựa cải thiện thực tế như thế nào và những cải thiện  thực tế đó đã đóng góp gì cho việc giảm thiểu nguy cơ tại nơi làm việc.

– Cần phải sắp xếp lại những điển hình tốt thu thập được để minh họa cho hiệu quả của hoạt động cải thiện nhằm giảm thiểu các nguy cơ. Ví dụ, những điển hình tốt về vận chuyển vật liệu có thể được đưa vào tài liệu tập huấn về vận chuyển vật liệu. Những điển hình đó chứng tỏ lợi ích có được từ những thay đổi đơn giản và giúp người sử dụng lao động và người lao động tự tin thông qua những nỗ lực tự nguyện của mình.

– Các cơ hội thanh tra và dịch vụ tư vấn sức khỏe cho người lao động cũng cần được tận dụng để nhận diện những nguy cơ cấp bách được giảm thiểu nhờ hoạt động cải thiện tự nguyện của DNVVN.

– Khi cần, các DNVVN tham gia có thể được các chuyên gia có kinh nghiệm tư vấn kỹ thuật thông qua dịch vụ hỗ trợ, ví dụ như tư vấn thiết kế hệ thống thông gió, bao che bộ phận chuyển động của máy thiết bị, thiết kế nơi làm việc để phòng ngừa nguy cơ do thiếu sót của con người… Đơn vị và cá nhân cung cấp dịch vụ ATVSLĐ cơ bản có thể tư vấn cho DNVVN khi cần thiết.

– Hỗ trợ kỹ thuật cũng có thể đưa ra để phòng ngừa bệnh nghề nghiệp. Người cung cấp Dịch vụ hỗ trợ có thể giúp DNVVN tiếp cận dịch vụ tư vấn và y tế từ những thầy thuốc có kinh nghiệm để hỗ trợ kỹ thuật về phòng ngừa bệnh nghề nghề nghiệp.

Các cơ quan và tổ chức có thể thu được nhiều bài học từ các dịch vụ hỗ trợ từng bước một để cải thiện ATVSLĐ trong DNVVN.

Nhấn mạnh những hoạt động được thực hiện

–  Trong quá trình thực hiện các bước cải thiện ATVSLĐ, cần khẳng định là người sử dụng lao động và người lao động luôn là trung tâm của các hoạt động cải thiện. Người cung cấp dịch vụ ATVSLĐ cơ bản chỉ là người hỗ  trợ (không phải người dẫn dắt) hành động tự lực của người sử dụng lao động và người lao động.

– Để mở rộng dịch vụ, thanh tra lao động và và nhân viên dich vụ y tế lao động cơ bản cần tham khảo chính sách và chương trình quốc gia về ATVSLĐ đối với DNVVN và đảm bảo rằng hoạt động hỗ trợ của họ tuân thủ các chính sách và chương trình quốc gia này.

– Dịch vụ hỗ trợ sẽ thành công hơn khi chú ý tới đặc điểm định hướng hành động theo điều kiện thực tế của các DNVVN mục tiêu. Cần điều chỉnh các công cụ này cho phù hợp với điều kiện của DNVVN mục tiêu.

———


(Nguồn tin: Trích dẫn tài liệu- “Hướng dẫn thực hành Dịch vụ y tế lao động cơ bản và cải thiện điều kiện lao động trong các DNVVN”)