Campuchia thực hiện bước quan trọng đầu tiên hướng tới việc bảo vệ người lao động làm việc trong lĩnh vực giải trí

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:46(GMT +7)

Quy định mang tính đột phá mới dành cho người lao động làm việc trong ngành giải trí tại Campuchia đánh dấu nỗ lực đầu tiên nhằm giảm bớt tình trạng lạm dụng và phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động này.

Giải quyết những thách thức dai dẳng

Bà Chuong Por thuộc Chương trình quốc gia Tiêu điểm về giới và HIV của ILO tại Cam-pu-chia cho biết: “Người lao động làm việc trong lĩnh vực này phơi nhiễm với hàng loạt các vấn đề về an toàn và sức khỏe, đồng thời thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ nhiễm HIV cao”. Bà Chuong Por cũng nêu bật nhiều vụ việc mà người lao động nữ bị ép buộc phải phá thai để được tiếp tục làm việc, đặc biệt những công việc có liên quan đến vấn đề tình dục.

Tuy nhiên, mọi việc đều tiến triển rất chậm. Đầu tháng 11/2014, Campuchia vừa ban hành quy định cấp Bộ mới về “điều kiện làm việc, các quy tắc ATVSLĐ tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và công ty dịch vụ giải trí”.

Quy định mới do Bộ Lao động và Đào tạo nghề thông qua, giải quyết một trong số rất nhiều những thách thức mà người lao động làm việc trong lĩnh vực giải trí phải đối mặt, bao gồm điều kiện ATVSLĐ kém, thiếu thông tin về phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh tật, mức độ bạo lực và xâm hại tình dục cao, làm việc quá giờ, trả lương thấp và bắt buộc phải sử dụng thức uống có cồn. Ngoài ra, quy định cũng kêu gọi xóa bỏ lao động cưỡng bức và giải quyết các quyền cơ bản về vi phạm trong lĩnh vực này như việc áp dụng các hình thức phạt, trừ lương và ép buộc phá thai.

Phát biểu sau khi quy định mới được công bố, ông Yoshiteru Uramoto, giám đốc ILO khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Những nỗ lực của Cam-pu-chia mang tính đột phá, hướng tới một khu vực lao động mà hầu hết các chính phủ đều thất bại trong việc cung cấp các biện pháp bảo vệ phù hợp”

Ông Ith Samheng, Bộ trưởng Lao động và Đào tạo nghề cho biết: “Đồng thời với các mục tiêu khác, quy định mới này tập trung vào việc cải thiện các mối quan hệ mang tính ngành nghề trong lĩnh vực giải trí cũng như nhận thức của cộng đồng. Bước tiếp theo là tăng cường năng lực xây dựng đội ngũ thanh tra lao động nhằm triển khai tốt hơn nữa văn bản quy định mới và nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý và người lao động làm việc trong lĩnh vực giải trí thông qua hoạt động giáo dục và tập huấn”.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã tạo điều kiện để đạt được  thỏa thuận sau khi mở rộng các cuộc thương lượng ba bên – bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ. ILO cũng giúp xây dựng một loạt các chương trình tại nơi làm việc trong ngành giải trí tập trung chủ yếu vào ATVSLĐ, quyền lao động và bình đẳng giới.

Theo ông Richard Howard, chuyên gia cao cấp của ILO về HIV/AIDS khu vực châu Á Thái Bình Dương thì: “Mặc dù còn nhiều câu hỏi được đặt ra về việc làm thế nào luật pháp có thể được thực thi, thì sự thật rằng đây chính là bước đi đầu tiên trong việc đưa ra các quyền lao động cơ bản cho phụ nữ và nam giới, nội dung chưa từng được đề cập tại các văn bản luật và quy định của Campuchia”.

Ví dụ về “các cô gái tiếp thị bia”

Ông Sar Mora đã tham dự các buổi nói chuyện với tư cách Chủ tịch Liên đoàn công nhân lao động ngành thực phẩm và dịch vụ Campuchia (CFSWF). Ông hy vọng quy định mới có thể cải thiện được điều kiện làm việc của người lao động làm việc trong lĩnh vực giải trí, nhưng cũng cho rằng còn cả một chặng đường dài trước khi văn bản này có được triển khai. Ngành giải trí thường rất khó phân biệt và các hoạt động việc làm phi kết cấu là rất phổ biến, do vậy sẽ rất khó khăn cho người lao động yêu cầu các quyền lợi của mình.

Theo ông Sar Mora: “Tiến triển thu được sẽ rất chậm, nhưng  đó là các lĩnh vực vực chúng ta có thể làm để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động làm việc trong ngành giải trí. Ví dụ, những lao động nữ làm việc tiếp thị bia, giờ đây có thể nhận được nhiều sự bảo vệ hơn. Chúng tôi đã thiết lập một đường dây nóng để họ có thể xin trợ giúp trong trường hợp họ bị những khách hàng say xỉn quấy rối”.

Người sử dụng lao động cũng ủng hộ quy định mới này. Ông Engkakada Danh, Giám đốc Liên đoàn các hiệp hội kinh doanh và người sử dụng lao động Campuchia (CAMFEBA) cho biết: “Các thành viên tổ chức của chúng tôi đã sẵn sàng triển khai quy định mới này, cùng các bên liên quan cải thiện sức khỏe và điều kiện làm việc cho người lao động”.

Hiện tại, quy định mới đã chính thức được ban hành, cần phối hợp một cách toàn diện với các đối tác ba bên của ILO và các bên liên quan bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ, để giúp đưa quy định đi vào đời sống của người lao động làm việc trong lĩnh vực giải trí. Hy vọng đây sẽ là một ví dụ về điển hình thực tiễn cho các quốc gia láng giềng trong khu vực.

Biên dịch: Bích Hà


(Nguồn tin: ilo.org)