Chi phí kinh tế cho thương tích và bệnh liên quan đến nghề nghiệp

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:45(GMT +7)

Ms. Loke Yoke Yun
Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hàng năm có khoảng 2,3 triệu NLĐ tử vong do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Ước tính 4% GDP toàn cầu (khoảng 1.25 tỉ USD) bị thâm hụt do chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp cho tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (như tổn thất giờ làm, bồi thường cho NLĐ, sản xuất gián đoạn và chi phí y tế).

Nhiều công ty, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nhìn nhận công tác an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc như một yếu tố cần thiết trong việc tuân thủ các quy định và hướng dẫn của chính phủ và không đơn thuần chỉ là một nhân tố bổ trợ cho khả năng kinh tế của công ty. Do vậy, việc xây dựng giá trị kinh tế của công tác an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc sẽ tăng thêm động lực cho các ngành nhằm đầu tư vào những chương trình và biện pháp tăng cường an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc.
Hồi cứu tổng quan

Nhiều quốc gia đã tiến hành mở rộng triển khai các mô hình kinh tế riêng biệt nhằm ước tính được toàn bộ chi phí dành cho thương tích và bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Dưới đây là khái quát về các mô hình kinh tế đã được triển khai tại Mỹ, Anh, EU và Australia.

            Theo Leigh JP (1), tại Mỹ ước tính chi phí quốc gia dành cho chấn thương và bệnh nghề nghiệp chiếm 250 tỉ đô-la (1,8% GDP). Theo công bố từ nghiên cứu này, công tác điều tra về thương tích và bệnh nghề nghiệp không nhận được sự chú ý cũng như lưu tâm nghiên cứu như các bệnh khác. Mô hình bị giới hạn do thành tố chủ quan (như tổn thương về tình cảm) và những yếu tố vô hình khác không được chú trọng. Số liệu ước tính còn dè dặt do chỉ có một phạm trù đơn lẻ trong mô hình được sử dụng làm đại diện cho toàn bộ các chi phí trực tiếp cho một ca thương tích nghề nghiệp gây tử vong.

            Tính toán của Cơ quan Sức khỏe và An toàn Vương quốc Anh (2) cho thấy tổng chi phí liên quan đến thương tích và tình trạng sức khỏe kém tại nơi làm việc năm 2009-2010 là 14 tỉ Bảng Anh. Mô hình chi phí phản ánh chi phí kinh tế dành cho các trường hợp thương tích và tử vong tại nơi làm việc và các trường hợp suy giảm sức khỏe mới xuất hiện có liên quan đến điều kiện làm việc hiện tại. Mô hình này có thể dễ dàng thu được chi phí liên quan theo điều kiện lao động hiện hành, thông qua việc sử dụng dữ liệu về tỉ lệ mắc mới hơn là dữ liệu về tỉ lệ mắc nói chung. Mức chi phí đơn vị giảm đáng kể đối với những bên chịu chi phí tương ứng là các cá nhân, người sử dụng lao động và chính phủ.

            Cơ quan về Sức khỏe và An toàn tại nơi làm việc Châu Âu (EU-OSHA) (3) đã tiến hành hồi cứu khảo sát mối liên quan giữa công tác ATVSLĐ và hiệu quả kinh tế, đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ATVSLĐ thường không được nhìn nhận như yếu tố cần thiết khi xét về mặt năng lực của một tổ chức mà đơn thuần chỉ được coi là sự tuân thủ quy định về pháp luật. Những khuyến nghị sau đây được đưa ra nhằm khuyến khích các danh nghiệp vừa và nhỏ nhận thức được tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ từ đó có các hoạt động như thu thập dữ liệu định kỳ; dành ngân sách cho hoạt động ATVSLĐ; sử dụng các hình thức trung gian để tăng cường các công cụ kinh tế tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ; kết hợp công tác ATVSLĐ như một phần của hợp đồng tâm lý từ đó hiểu được mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ.

            Trong các nghiên cứu do Cục An toàn lao động Australia công bố, chi phí ước tính chi trả do thương tích và bệnh liên quan đến nghề nghiệp năm 2005-2006 là 57,5 tỉ đô-la Australia (chiếm 5.9% GDP), và 60,6 tỉ (chiếm 4.8% GDP) cho năm 2008-2009. Một số sửa đổi trong nghiên cứu gần đây cho thấy: các trường hợp bệnh kéo dài được đánh giá lại chỉ bao gồm những sự cố liên quan đến nghề nghiệp dẫn đến hậu quả NLĐ không còn khả năng quay trở lại làm việc dưới bất kỳ hình thức nào. Phương pháp luận được sử dụng để ước tính chi phí dành cho thương tích và bệnh tật còn chưa mạnh, liên quan đến gồm các lý do sau: 1) Hướng tiếp cận “hậu suy” (ex-post approach) đã được sử dụng để tính toán chi phí sau khi một trường hợp thương tích hoặc bệnh liên quan đến nghề nghiệp xảy ra. 2) Phương pháp luận đánh giá chi phí căn cứ trên cơ sở khái niệm “chi phí con người” dành cho thương tích và bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp (có nghĩa là chỉ những chi phí liên quan đến các chấn thương thực tế mới được tính đến trong khung chi phí). 3) Hướng tiếp cận tỉ lệ mắc mới cung cấp số liệu ước tính chính xác hơn vì chi phí tương lai dành cho các trường hợp mới xảy ra được tính theo suốt quá trình diễn biến của sự cố.

             Tóm tắt so sánh các mô hình kinh tế được áp dụng tại Mỹ, Vương quốc Anh, EU và Australia được trình bày tại Bảng 1.

Bảng 1: So sánh các mô hình kinh tế tại Mỹ, Vương quốc Anh, EU và Australia (AU)

 

Tổng chi phí ước tính dành cho các chấn thương và bệnh nghề nghiệp

Phương pháp luận

Định nghĩa: chi phí trực tiếp – chi phí gián tiếp

USA (Leigh, 2011)

250 tỉ đô-la Mỹ (chiếm 1,8% GDP)

– Ước tính chi phí dành cho bệnh liên quan đến nghề nghiệp

– Phương pháp tính tỉ lệ mắc mới (incidence method)

– Phương pháp tính tỉ lệ hiện hành (prevalence method)

– Chi phí y tế dành cho việc điều trị tại bệnh viện và các chi phí gián tiếp như mất khả năng kiếm sống hiện tại và trong tương lai…

– Chi phí gián tiếp được chia thành  nhóm đang mắc bệnh và nhóm đã tử vong.

UK (HSE, 2011)

14 tỉ Bảng Anh

Chi phí cho mô hình tại Anh

Không có

EU (EU-OSHA, 2009)

Hồi cứu tài liệu

Hồi cứu tài liệu

Không có

AU (Hội đồng an toàn và bồi thường Australia, 2009)

57,5 tỉ đô-la Australia (chiếm 5,9% GDP)

– Hướng tiếp cận tỉ lệ mắc mới

– Hướng tiếp cận chi phí chọn đời

– Hướng tiếp cận hậu suy

– Chi phí trực tiếp bao gồm khoản chi từ quy định của pháp luật về bồi thường cho NLĐ bị chấn thương …

– Chi phí gián tiếp bao gồm năng suất lao động đã mất đi, cũng như tổn thất thu nhập hiện tại và tương lai…

AU (Hội đồng an toàn và bồi thường Australia, 2012)

60,6 tỉ đô-la Australia (chiếm 4,8% GDP)

– Hướng tiếp cận tỉ lệ mắc mới

– Hướng tiếp cận chi phí chọn đời

– Hướng tiếp cận hậu suy

– Chi phí trực tiếp bao gồm phí bảo hiểm bồi thường cho NLĐ do NSDLĐ chi trả…

– Chi phí trực tiếp bao gồm tổn thất năng suất và chi phí theo thời gian…

 

Hướng tiếp cận của Singapore

Singapore hiện đang mở rộng một mô hình phù hợp nhằm ước tính được chi phí kinh tế do chấn thương và bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp gây ra cho các nhóm liên quan khác nhau. Ước tính được chi phí kinh tế do chấn thương và bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp gây ra tại Singapore sẽ giúp nâng cao ý thức thực hiện công tác an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc đồng thời góp phần tăng khả năng sinh lời về mặt kinh tế cũng như tăng hiệu quả sản xuất.

Trong dự án này, giai đoạn đầu sẽ bao gồm việc xác định các mô hình tính toán, các phương pháp cũng như nguồn dữ liệu được sử dụng để tính toán chi phí kinh tế do chấn thương và tình trạng sức khỏe yếu do nghề nghiệp gây ra ở các quốc gia khác nhau (6-8). Căn cứ vào những nghiên cứu thu thập được từ các quốc gia khác nhau, cũng như những thay đổi về mô hình thực hiện tại mỗi nước, một mô hình kinh tế và phương pháp luận xây dựng riêng cho Singapore sẽ được đề xuất. Tiếp đó sẽ xác định dữ liệu phù hợp và một bộ dữ liệu mẫu sẽ được thu thập tại nơi làm việc của các ngành khác nhau.

Đầu ra theo yêu cầu đối với chi phí kinh tế do chấn thương và tình trạng sức khỏe yếu liên quan đến nghề nghiệp như sau: xác định được các yếu tố ưu  tiên và thứ yếu góp phần vào chi phí kinh tế; ước tính được mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau, bao gồm cả tính chất nghiêm trọng và nguy hiểm của chấn thương và tình trạng sức khỏe yếu liên quan đến nghề nghiệp; nhận diện cũng như dành ưu tiên cho các giải pháp phù hợp để giảm thiểu chi phí kinh tế do chấn thương và tình trạng sức khỏe yếu liên quan đến nghề nghiệp gây nên.

Tài liệu tham khảo

1. Leigh JP.Economic Burden of Occupational Injury and Illness in the United States, The Milbank Quarterly 2011;89(4):728-72.
2. UK HSE. Cost to Britain of workplace injuries and work-related ill health: 2009/10update, from HSE website: http://www.hse.gov.uk/statistics/pdf/cost-to-britain.pdf
3. Gervais RL, Pawlowska Z, Bojanowski R, Kouvonen A, Karanika-Murray M, Broek,  KV, Greef MD, Economic performance in small and medium-sized enterprises: a review. EU-OSHA.2009.
4. Australia Safety ad Compensation Council. The cost of work-related injury and illness for Australian employers, workers and the community: 2005-06. (2009). Retrieved from the Safe Work Astralia website: http://safeworkaustralia.gov.au/AboutSafeWorkAustralia/WhatWeDo/Publications/Pages/SR200903InjuryAndIllness2005To2006.aspx
5. Australia Safety ad Compensation Council. The Cost of Work-related injury and Illness for Australian Employers, Workers and the community: 2008-09. (2012). Retrieved from the Safe Work Astralia website: http://safeworkaustralia.gov.au/AboutSafeWorkAustralia/WhatWeDo/Publications/Pages/cost-injury-illness-2008-09.aspx
6. International Labour Organization (ILO). World Day for Safety and Health at Work 2009 ‘Facts on safety and health at work’.2009.
7. Sylvest J, Pedersen KG, Rytz BK, Damsbo M. Ramboll Management Consulting. Implementation of Directives on Health and Safe at Work as a Cost Factor. (2010) Denmark.October 2010
8. ‘Types of workplace incidents’, from MOM website: http://www.mom.gov.sg/workplace-safety-health/incident-reporting/Pages/types-of-workplace-incidents.aspx#diseases

Nguồn: Asian-Pacefic Newsletter on OSH
Vol.19, No. 2, October 2012


(Nguồn tin: )