Chiến lược và kế hoạch về sức khoẻ và việc làm của Ủy ban Sức khỏe và An toàn Vương quốc Anh

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:47(GMT +7)

Ngày 15 tháng 12 năm 2016, Bộ trưởng bộ Tình trạng cho Người Khuyết tật, Sức khoẻ và Việc Làm, bà Penny Mordaunt đã cam kết hỗ trợ cho một chiến lược mới về sức khoẻ tại nơi làm việc trên toàn nước Anh.

Thoả ước chiến lược Sức khoẻ và Việc làm được đưa ra vào thời điểm mà thời gian người lao động nghỉ ốm do căng thẳng và rối loạn cơ xương khớp đã chiếm tới khoảng 80% tất cả thời gian làm việc.

Các căng thẳng liên quan đến công việc, rối loạn cơ xương khớp và bệnh phổi nghề nghiệp là những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược Sức khoẻ và Việc làm của Ủy ban Sức khỏe và An toàn (Health and Safety Excutive – HSE).

Căng thẳng liên quan đến công việc

Yếu tố đứng thứ hai trong số những nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp ở Anh Quốc, ước tính khoảng 37% trong số tất cả các trường hợp mắc bệnh có liên quan đến công việc, và 45% tổng số ngày nghỉ việc do bệnh tật.

Các rối loạn cơ xương khớp

Yếu tố đứng đầu trong số những nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp ở Anh Quốc, ước tính khoảng 41% trong số tất cả các trường hợp mắc bệnh có liên quan đến công việc, và 34% tổng số ngày nghỉ việc do bệnh tật.

Bệnh phổi nghề nghiệp

Bệnh phổi nghề nghiệp là nguyên nhân dẫn đến khoảng 12.000 ca tử vong mỗi năm.

Mục tiêu của HSE

Trở thành đối tác với người sử dụng lao động, người lao động và rộng hơn là cộng đồng sức khoẻ và an toàn để giảm thiểu tỉ lệ cũng như số lượng các trường hợp mắc mới của ba yếu tố ưu tiên kể trên (Căng thẳng liên quan đến công việc, các rối loạn cơ xương khớp, bệnh phổi nghề nghiệp).

Chiến lược và ba kế hoạch

Dự thảo chiến lược đưa ra phương pháp của HSE. Ba bản dự thảo kế hoạch sau đây sẽ phân tích chi tiết những việc HSE đang làm để giảm thiểu các trường hợp mắc các bệnh như:

1. Căng thẳng liên quan đến công việc

Căng thẳng liên quan đến công việc (Work-related stress – WRS) là yếu tố đứng thứ hai trong số những nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp ở Anh Quốc. Đây được đánh giá là một vấn đề rất lớn đối với sức khoẻ người lao động và người sử dụng lao động trong tất cả các khu vực.

Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất được ghi nhận là ở khu vực công cộng – giáo dục, sức khoẻ và chăm sóc xã hội, nhà tù, các dịch vụ khẩn cấp, chính quyền địa phương và trung ương – với các số liệu ngày càng tăng, minh chứng cho thấy WRS đang là một vấn đề quan trọng trong các lĩnh vực khác.

Các ưu tiên:

Mục tiêu của HSE là đưa ra biện pháp để giảm số lượng các trường hợp mắc bệnh mới do WRS gây ra. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua việc thúc đẩy cách tiếp cận các Tiêu chuẩn Quản lý và tham gia hiệu quả với các ngành công nghiệp chủ chốt có liên quan và rộng hơn là cộng đồng sức khoẻ và an toàn.

HSE sẽ công bố một bộ quy tắc hướng dẫn và công cụ hoàn toàn mới (bao gồm các dịch vụ số), có sự tư vấn của các ngành công nghiệp, và áp dụng tại những nơi tốt nhất để có thể tạo ra sự thay đổi hành vi một cách bền vững. HSE cũng sẽ thực hiện các thử nghiệm về sự căng thẳng cho các lĩnh vực ưu tiên – giáo dục và sức khoẻ – được xác thực bằng các bằng chứng hữu hình và có thể hỗ trợ một cách rõ ràng về mặt pháp lý cho hỗ trợ tư vấn của HSE.     

Sau đó HSE sẽ đánh giá tiến độ và kết quả thực tế có được từ công việc này, với mục đích chia sẻ các phương pháp tiếp cận và thực hành có hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực cũng như công nghệ an toàn và đánh giá mang tính học thuật để hỗ trợ trực tiếp cho thoả ước của HSE và các biện pháp can thiệp.

HSE sẽ làm gì để giúp cải thiện môi trường lao động tại Anh Quốc:

* HSE sẽ sử dụng hoạt động truyền thông và các công cụ tương ứng và phù hợp để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi bằng cách:

– tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu để xác định các phương tiện và thông điệp phù hợp để tác động tới những đối tượng mục tiêu của chúng tôi, và dựa vào đó để thiết kế các dự án truyền thông thích hợp;

– xuất bản các tài liệu hướng dẫn đã được chỉnh sửa và cập nhật;

– tiếp tục thông tin điện tử về sự căng thẳng và truyền thông trên mạng internet để mở rộng phạm vi truyền thông, đặc biệt là nhắm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ;

– tổ chức Hội thảo Quốc tế về Căng thẳng vào tháng Ba năm 2017;

– phối hợp với các ngành công nghiệp có liên quan, cộng đồng sức khoẻ và an toàn và các chuyên gia nguồn nhân lực để đẩy mạnh các thông điệp quan trọng thông qua các kênh thích hợp.

* HSE sẽ làm việc với một số lượng lớn đối tác đại diện cho người sử dụng lao động, người lao động, các lĩnh vực công cộng và các tổ chức bên thứ ba để nâng cao nhận thức và tăng cường kiểm soát tiếp xúc bằng cách:

– khuyến khích các bên liên quan có ảnh hưởng quan trọng để điều chỉnh hành vi bằng cách nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của stress đến các hoạt động của các cá nhân và doanh nghiệp;

– hướng mục tiêu đến các lĩnh vực ưu tiên – củng cố bằng các bằng chứng và đánh giá – để có thể thực hiện các thí điểm về sự căng thẳng trong lĩnh vực giáo dục và sức khoẻ;

– đảm bảo các hoạt động của HSE tuân thủ và hỗ trợ cho các chương trình an sinh và sức khoẻ tâm thần mở rộng của chính phủ, khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừa;

– hỗ trợ các Diễn đàn Quốc tế về chiến lược và các đề cương nghiên cứu về Sức khoẻ và An sinh;

– giới thiệu kinh nghiệm, các phương pháp điều chỉnh để quản lý WRS có hiệu quả;

– nâng cao khả năng chia sẻ/chuyển giao kinh nghiệm có hiệu quả giữa các bên liên quan.

* HSE sẽ phát triển các cơ sở bằng chứng để tiếp tục nâng cao hiểu biết về quản lý căng thẳng tại nơi làm việc, xác định các vấn đề xuất hiện và duy trì các thoả ước phù hợp và can thiệp vào WRS bằng cách:

– cung cấp các dữ liệu chuẩn hiện có theo khu vực và quy mô kinh doanh;

– tiến hành các nghiên cứu phân tích chi phí – lợi ích;

– tiến hành đánh giá các dự án mô hình của từng khu vực;

– nghiên cứu hiệu ứng dây chuyền của việc áp dụng các Tiêu chuẩn Quản lý;

– thu thập bằng chứng từ các ngành công nghiệp, học viện và viện nghiên cứu để định hình các hoạt động trong tương lai;

– đến cuối năm 2017, phát triển một bộ các chỉ số định hướng để đo đạc quản lý rủi ro căng thẳng trong từng doanh nghiệp và từng khu vực.

2. Các rối loạn cơ xương khớp

Các rối loạn cơ xương khớp liên quan đến công việc (Work-related musculoskeletal disorders – WRMSDs) là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh sức khoẻ nghề nghiệp. Chúng bao gồm các rối loạn ở phần lưng, chân và tay, và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn dân số ở độ tuổi trưởng thành.

Các thao tác làm việc có nguy cơ gây ra WRMSDs bao gồm các hoạt động nâng, nhấc vật nặng và các thao tác trên dây chuyền cho đến sử dụng các thiết bị có sử dụng màn hình hiển thị. Các chấn thương lưng là phổ biến nhất đối với các thao tác nâng và giữ, các rối loạn về tay xảy ra với các thao tác lặp đi lặp lại và sử dụng màn hình hiển thị, và các rối loạn chân xảy ra với các thao tác yêu cầu quỳ hoặc đứng trong thời gian dài.  

WRMSDs hiện khá phổ biến trong tất cả các lĩnh vực tuy nhiên các ngành có tỉ lệ cao hơn đáng kể so với mức trung bình là ngành nông nghiệp và thuỷ sản, xây dựng, vận chuyển và lưu trữ, chăm sóc sức khoẻ và an sinh xã hội. Nguy cơ một người lao động gặp phải WRMSDs sẽ tăng lên khi họ phải chịu căng thẳng. WRMSDs cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của người lao động ở bên ngoài cũng như sức khoẻ và các hoạt động thể chất của họ.

Các ưu tiên:

Mục tiêu tổng thể của HSE là giảm thiểu cả về tỉ lệ mắc cũng như mức độ nghiêm trọng của WRMSDs và phương pháp của HSE đánh giá cả những trường hợp phức tạp.

Các yếu tố rủi ro được quản lý một cách hiệu quả nhất nếu áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống tổng hợp, bao gồm các biện pháp phòng ngừa – tập trung vào các quy định riêng của HSE – và vai trò của các bên liên quan. Cụ thể là xác định sớm các triệu chứng, quá trình phục hồi và an sinh nói chung.

Các ưu tiên trong tương lai bao gồm:

– xây dựng thoả ước rộng hơn đối với chính phủ, các nhà nghiên cứu và cộng động các chuyên gia;

– đảm bảo cam kết của các bên liên quan để thúc đẩy quá trình nâng cao sức khoẻ.

– các biện pháp can thiệp nhắm đến các lĩnh vực có rủi ro cao;

– thúc đẩy các lợi ích kinh tế của việc quản lý MSD có hiệu quả;

– chia sẻ thành công của các cơ sở công nghiệp và phát triển các bằng chứng.

HSE sẽ làm gì để giúp giúp cải thiện môi trường lao động tại Anh Quốc:

* HSE sẽ sử dụng các hoạt động truyền thông tương ứng và phù hợp cũng như các công cụ để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi bằng cách:

– thực hiện nghiên cứu chuyên sâu để xác định các phương pháp phù hợp nhất có thể tác động đến các đối tượng mục tiêu;

– phát triển một chính sách truyền thông dựa trên nghiên cứu chuyên sâu này để thúc đẩy các lợi ích doanh nghiệp và cá nhân từ việc quản lý hiệu quả các yếu tố rủi ro MSD, và để chia sẻ kinh doanh thành công;

– chấp thuận và triển khai chiến lược này từ năm 2017;

– làm mới các hệ thống thông tin mạng và các hướng dẫn khác, bao gồm việc cập nhật thông tin hướng dẫn sử dụng các thiết bị có màn hình hiển thị;

– phát triển và thúc đẩy các công cụ MSD phiên bản số hoá.

* HSE cũng sẽ làm việc với một số lượng lớn các đối tác đại diện cho người sử dụng lao động, người lao động, lĩnh vực công cộng và các tổ chức bên thứ ba để nâng cao nhận thức và tăng cường kiểm soát tiếp xúc bằng cách:

– đánh giá chéo về an toàn vệ sinh lao động giữa các nhóm lãnh đạo về MSD để hỗ trợ cho khu vực an toàn vệ sinh lao động và các sáng kiến MSD cụ thể cũng như liên kết với các nỗ lực giảm căng thẳng liên quan đến công việc. Nhóm này sẽ tiến hành gặp mặt vào đầu năm 2017 và thông qua một bộ các sáng kiến cụ thể cho từng khu vực;

– thoả ước và làm việc với các bên chủ chốt có liên quan MSD để tối đa hoá các tác động từ bên ngoài. Chiến lược thoả ước sẽ được triển khai trong năm 2017.

* HSE sẽ tập trung vào các hoạt động cơ bản của những khu vực này và các hoạt động dẫn đến nguy cơ rủi ro lớn nhất và mức độ nghiêm trọng của MSDs bằng cách:

– tiếp tục các chương trình can thiệp tập trung vào kiểm soát MSDs trong chế biến thực phẩm và xây dựng, và đánh giá quá trình tìm kiếm các phương pháp tiếp cận trong tương lai;

– xác định đợt triển khai thứ hai trong các khu vực/ngành công nghiệp trong năm 2017 với các biện pháp can thiệp phù hợp;

– tìm kiếm để tối đa hiệu quả của các quá trình điều tra đánh giá và nâng cao ý thức cộng đồng thông qua đánh giá và thoả ước của các bên liên quan.

* HSE sẽ tiếp tục phát triển các cơ sở đối chứng để tăng cường hiểu biết về xác định các vấn đề MSDs xuất hiện gần đây, và tìm kiếm các phương pháp mới, nâng cao để kiểm soát rủi ro bằng cách:

– phát triển một bộ chỉ tiêu định hướng để đo đạc quản lý rủi ro MSD tại các khu vực/doanh nghiệp cụ thể đến cuối năm 2017;

– tiến hành nghiên cứu trong khu vực sản xuất thực phẩm và đồ uống để xác định các rào cản văn hoá để phòng ngừa sự phát triển xa hơn trong kiểm soát rủi ro MSD. HSE sẽ truyền bá các sản phẩm của mình, bao gồm sự phát triển các công cụ quản lý MSD, trong tất cả các khu vực;

– rà soát và chỉnh sửa lại các đề cương nghiên cứu MSD gần đây, để phản ánh các ưu tiên hiện nay và thu thập kiến thức chuyên sâu của HSE, đưa ra các dự thảo khuyến nghị đến cuối năm 2017.

3. Bệnh phổi nghề nghiệp

Bệnh phổi nghề nghiệp hiện góp phần đáng kể trong các bệnh có liên quan đến công việc. Nó bao gồm một loạt các điều kiện, từ những bệnh phát triển nhanh sau khi tiếp xúc (ví dụ các nhiễm khuẩn legionella, bệnh suyễn liên quan đến công việc) đến các bệnh phát triển trong nhiều năm như ho, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi và u trung biểu mô màng phổi là những bệnh giới hạn tuổi thọ và/hoặc thay đổi tuổi thọ.

Chúng có thể xuất hiện trong hầu hết các khu vực công nghiệp và có thể gây ra bởi rất nhiều yếu tố, từ các tác nhân sinh học đến các loại bụi, khói và hơi khí. Amiăng và bệnh hô hấp tinh thể silic (RCS) là những tác nhân đặc biệt đáng kể gây ra bệnh phổi.

Các ưu tiên:

Do bệnh phổi nghề nghiệp có liên quan tới một phạm vi rộng các tác nhân và môi trường lao động khác nhau, các biện pháp can thiệp cụ thể và khác biệt là rất cần thiết trong các khu vực công nghiệp cụ thể. HSE cũng cần tiếp tục tìm hiểu“những công việc nào” trong toàn bộ các khu vực khác nhau kể trên, và đưa ra định hướng quốc gia, liên  ngành cho các biện pháp phòng ngừa các loại bệnh này.

Mục tiêu của HSE là giảm thiểu tỉ lệ và số lượng các ca nhiễm mới bệnh phổi liên quan nghề nghiệp thông qua tăng cường kiểm soát tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Bởi vì quá trình phát triển của bệnh phổi nghề nghiệp là một quá trình kéo dài, các chỉ số định hướng là cần thiết để xác định hiệu quả của các biện pháp can thiệp.

Song song với việc giải quyết các bệnh kể trên, HSE tiếp tục phát triển các cơ sở đối chứng thông qua các hoạt động nghiên cứu để nâng cao hiểu biết và xác định các nguy cơ tiềm tàng mới xuất hiện.

HSE sẽ làm gì để giúp cải thiện môi trường lao động của nước Anh:

* HSE sẽ sử dụng hoạt động truyền thông tương ứng và phù hợp cũng như các công cụ để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi bằng cách:

– tiến hành nghiên cứu chuyên sâu để xác định các phương pháp phù hợp nhất có thể tác động đến các đối tượng của HSE;

– sử dụng “bảng kiểm tra chéo” và các phương tiện truyền thông cụ thể để giúp các cơ quan lãnh đạo mới đưa ra các chương trình làm việc.

* HSE sẽ làm việc với một loạt các đối tác đại diện cho người sử dụng lao động, người lao động, khu vực công cộng và các tổ chức “bên thứ ba” để nâng cao nhận thức và tăng cường kiểm soát tiếp xúc bằng cách:

– thành lập và tạo điều kiện cho một cơ quan lãnh đạo mới, có thẩm quyền với các thành viên được công nhận và được lựa chọn rộng rãi từ các hệ thống an toàn và sức khoẻ. Cơ quan này sẽ đưa ra quyết định và hoạt động phối hợp về bệnh hô hấp nghề nghiệp. Cơ quan này sẽ được thành lập và bắt đầu triển khai một kế hoạch thống nhất vào cuối năm 2017;

– quản lý khu vực có bệnh liên quan đến hô hấp hiện tại và các đối tác theo từng chủ đề cụ thể (và tạo ra một khu vực mới), để đảm bảo biện pháp bảo vệ toàn diện sẽ được thực thi vào cuối năm 2017. Những điều này sẽ kết hợp với các hoạt động của cơ quan lãnh đạo mới để đạt được hiệu quả lớn và toàn diện nhất trong toàn bộ các khu vực bị ảnh hưởng;  

– tiếp tục kết hợp chặt chẽ với các đối tác hiện có, ví dụ như BOHS, IOSH, SGUK và BSIF, là những tổ chức đang có những sáng kiến về bệnh hô hấp.

* HSE sẽ tập trung vào các hoạt động cơ bản trong các khu vực kể trên, đặc biệt các  hoạt động có khả năng dẫn đến rủi ro bệnh hô hấp cao nhất bằng cách:

– kết hợp các biện pháp can thiệp ưu tiên, hoạt động kiểm tra và thực thi trong những khu vực/hoạt động là những nơi mà bệnh ung thư phổi, suyễn nghề nghiệp và bệnh nhiễm vi khuẩn legionella có rủi ro cao nhất;

– quy định việc cung cấp các chất có thể gây ra bệnh phổi nghề nghiệp để các quy định về hạn chế và xử phạt việc cung cấp và sử dụng các chất này có hiệu quả và phù hợp (ví dụ như Cơ quan có thẩm quyền của Anh đối với một số quy định cho phép cơ bản của châu Âu về hoá chất).

* HSE sẽ phát triển các cơ sở đối chứng để tiếp tục tăng cường hiểu biết về các bệnh phổi nghề nghiệp hiện nay, xác định các vấn đề mới xuất hiện, tìm kiếm các phương pháp cải tiến mới để kiểm soát tiếp xúc và đánh giá hiệu quả các hoạt động của chúng tôi:

– Amiăng: tiếp tục nghiên cứu về gánh nặng tác động đến lồng ngực phổi do amiăng để hiểu rõ các trường hợp phơi nhiễm hiện tại cũng như trong quá khứ.

– Bệnh hô hấp tinh thể Silic (RCS): (i) tiếp tục thu thập các bằng chứng về việc tiếp xúc trong các khu vực khác nhau, và công bố các kết quả; (ii) phát triển các phương pháp (bao gồm các mô hình dân cư) để đánh giá quá trình giảm thiểu các bệnh hô hấp liên quan đến RCS, và áp dụng phương pháp này.

– Suyễn: tiếp tục nghiên cứu của HSE trong các khu vực liên quan và các chủ đề về nguy cơ tiềm ẩn của bệnh suyễn và truyền nhiễm nghề nghiệp. Các lĩnh vực này bao gồm đồ gỗ gia dụng, tái chế chất thải, chăn nuôi gia súc và trồng rau, quá trình khai thác và chế biến cá/hải sản, và sử dụng các kim loại dạng lỏng. Nghiên cứu sẽ được công bố vào tháng Ba năm 2018.

– Bệnh nhiễm vi khuẩn Legionella: tiến hành nghiên cứu kết hợp với các đơn vị khác để phát triển các kỹ thuật thay thế và phương pháp kiểm tra nhanh xác địnhvi khuẩn legionella trong các hệ thống lưu trữ nước. Nghiên cứu sẽ được công bố vào tháng Ba năm 2018.

– Đánh giá hiệu quả: phát triển một bộ các chỉ số định hướng để đánh giá hiệu quả của chương trình bệnh phổi nghề nghiệp vào tháng 12 năm 2017.


(Nguồn tin: hse.gov.uk)