Chiếu sáng trong thời gian làm việc linh hoạt

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:48(GMT +7)

Bất kỳ hình thức chiếu sáng nào, dù tự nhiên hay nhân tạo, ở nhà hay ở nơi làm việc, đều ảnh hưởng tới “hoóc môn giấc ngủ”.

Vấn đề

Hiện tại, 20% người lao động tại Đức không làm việc trọn vẹn giữa khoảng từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối: giờ làm việc của họ được bù đắp đối với khoảng thời gian này, hoặc họ làm các ca xen kẽ, ca đêm hay làm việc cả đêm. Đồng thời, hiện có những thay đổi to lớn diễn ra trong thế giới công việc. Số hóa không ngừng của các quy trình khác nhau (Công nghiệp 4.0) là toàn cầu hóa hơn nữa và sự khớp nối của thương mại, sản xuất và cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới. Từ đó, công việc ngày càng được chia ca theo các khoảng thời gian trong ngày, điều hoàn toàn không phổ biến trong quá khứ, bởi các cá nhân ở các múi giờ khác nhau liên lạc qua lại trong thời gian thực vào ban ngày hoặc ban đêm. Vấn đề là không còn đơn thuần là làm việc theo ca, giờ làm đang dần trở nên linh hoạt hơn, từ đó cũng làm gia tăng công việc được tiến hành dưới ánh sáng nhân tạo.

Hoạt động

Mỗi người có nhịp ngủ/thức tự nhiên riêng biệt. Bất kỳ hình thức chiếu sáng nào, dù tự nhiên hay nhân tạo, ở nhà hay ở nơi làm việc, đều ảnh hưởng tới nhịp này. Sự ổn định của nhịp liên quan rõ ràng với các khía cạnh về sức khỏe. Nếu thường xuyên bị ngắt quãng hoặc trong một khoảng thời gian dài, thì có thể nảy sinh vấn đề về giấc ngủ liên tục cũng như đối với sức khỏe.

Xem xét tình huống này, Tiểu ban chiếu sáng của Ủy ban chuyên gia hành chính DGUV (Bảo hiểm tai nạn xã hội Đức) đã phát triển hướng dẫn về việc sử dụng ánh sáng nhân tạo tại nơi làm việc vào buổi tối và ban đêm. Hướng dẫn căn cứ trên các kết quả nghiên cứu được công nhận. Hướng dẫn đề cập trước hết đến công việc theo ca, nhưng có thể áp dụng tương đương đối với thời gian làm việc linh hoạt.

Kết quả và cách áp dụng

Cả ánh sang ban ngày và ánh sáng tạo ra bởi đèn và các thiết bị máy móc đều mang lại những tác động không thấy được trên cơ thể người. Tác động của ánh sáng trong dải quang phổ xanh lam, tại đó dạng nhất định của cơ quan cảm nhận trong mắt người phản ứng lại, là rất mạnh. Thông qua một dải rộng các cơ chế sinh lý bên trong cơ thể, những tác động này thể hiện nhiều hình thức, bao gồm ảnh hưởng tới “hoóc môn giấc ngủ” của melatonin và vì thế ảnh hưởng đến nhịp ngủ/thức của mỗi cá nhân, và hiệu suất làm việc của họ.

Các yêu cầu liệt kê trong Quy tắc kỹ thuật dành cho nơi làm việc ASR A3.4 đóng vai trò quan trọng trong chiếu sáng nhân tạo tại nơi làm việc, và bắt buộc phải tuân thủ. Ngoài những yêu cầu này, hướng dẫn hiện có còn đề cập đến các tác động không nhìn thấy được của ánh sáng và việc tuân thủ sẽ giảm bớt những tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Hướng dẫn vắt tắt như sau:

–  Nếu có thể, luôn chọn nơi làm việc có ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng tự nhiên hội tụ tất cả điều kiện cần có để tối ưu hóa và ổn định đồng hồ sinh học của con người.

– Tại nơi làm việc có ít hoặc không có ánh sáng tự nhiên, cần tăng cường thêm ánh sáng nhân tạo mạnh vào ban ngày hoặc ánh sáng có sắc xanh cao.

– Nên tránh ánh sáng mạnh và ánh sáng có sắc xanh cao tối thiểu hai tiếng trước khi ngủ.

– Tương tự như vậy, khi sử dụng máy tính để bàn, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh, cần sử dụng phần mềm lọc được ánh sáng xanh (các apps này thường miễn phí) trước khi ngủ, đặc biệt vào buổi tối hoặc ban đêm.

– Giờ nghỉ giải lao nên lựa chọn không gian bên ngoài, có nhiều ánh sáng tự nhiên.

– Ngủ đầy đủ, vào ban đêm hoặc ban ngày sau ca đêm, trong phòng tối, yên tĩnh và mát mẻ.

– Tránh ánh sáng nhân tạo khi đang ngủ, ví dụ như ánh sáng yếu trên các thiết bị điện ở chế độ chờ.


(Nguồn tin: dguv.de)